Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

thuthao89

New Member
Hội viên mới
Chào mọi người! Em đang xem về khoản mục trích
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có vấn đề em không hiểu lắm muốn
tham khảo ý kiến của mọi người đây
Em muốn biết là có phải cuối kì kế toán năm khi giá trị thuần có thể
thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì mới trích lập dự
phòng theo chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho, hay là ngay tại thời điểm
phát sinh(kế toán nhận thấy giá gốc cao hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được) thì lập dự phòng ngay? Nếu để cho đến cuối năm mới trích
lập dự phòng mà giả sử khoản trích lập này quá lớn thì có thể ảnh
hưởng đến tính trung thực của báo cáo tài chính hay không? Em cho
rằng: đối với các doanh nghiệp niêm yết thì hàng quý có lập báo cáo
tài chính , nếu có khoản trích lập dự phòng thì nên trích lập ngay
trong quý đó , cuối năm thì lũy kế trên báo cáo tài chính năm tránh sự
nhầm lẫn của nhà đầu tư khi đọc báo cáo tài chính.
Nếu hàng tồn kho là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong
quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thì khi có phát
sinh chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được và giá gốc
thì có lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không? Hồi trước học Kế toán
tài chính 1 thì hình như cô nói là không trích lập vì hàng tồn kho này
dùng để sản xuất ( chỗ này em cũng không nhớ rõ nữa). Nhờ mọi người giải
thích thêm cho em phần này. Có phải tất cả các loại tài sản mà được xếp là
hàng tồn kho thì khi phát sinh khoản chênh lệch đó thì cần phải lập dự
phòng hết phải không ạ?
Mọi người cho ý kiến nhe
 
Ðề: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

e ah
đúng phải làm theo chuẩn mực ké toán chứ.cuối năm mới trích dự phòng. Mà nguyên vật liệu đưa vào sản xuất koo được trích dự phòng mà nó phụ thuộc vào sản phẩm tạo ra nếu giá bán mà cao hơn giá thành sản xuất thì ko dc trích dự phòng
 
Ðề: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

mình xin đóng góp thêm về việc trích lập của nvl:
nl,vl và CCDC dự trữ để sd cho mục đích sx sp k đc dánh giá thấp hơn giá gốc nếu sp do chúng góp phần cấu tạo lên sẽ đc bán bằng or cao hơn giá thành sp sx của sp, khi có sự giảm giá của NVL,CCDC mà giá thành sx sp cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện đc thì NVL,CCDC tồn kho đc đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện đc của chúng
phần màu đỏ em vẫn chưa hỉu rõ lắm, anh chị nào hiểu rõ thì giải thích dùm em cái. em thanks nhìu.
 
Ðề: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

tớ xin trả lời :
1.Em muốn biết là có phải cuối kì kế toán năm khi giá trị thuần có thể
thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì mới trích lập dự
phòng theo chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho, hay là ngay tại thời điểm
phát sinh(kế toán nhận thấy giá gốc cao hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được) thì lập dự phòng ngay?

theo chuẩn mực số 02 tại đoạn 19 có nói: cuối kỳ kế toán năm,khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.Vậy trong chuẩn mực có nêu rõ thời điểm lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho rồi còn gì là cuối năm tài chính.
2.Nếu hàng tồn kho là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong
quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thì khi có phát
sinh chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được và giá gốc
thì có lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không?
Có phải tất cả các loại tài sản mà được xếp là
hàng tồn kho thì khi phát sinh khoản chênh lệch đó thì cần phải lập dự
phòng hết phải không ạ?

về nguyên tắc các khoản hàng tồn kho khi có dấu hiệu giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì phải trích lập dự phòng,việc trích lập dự phòng này tuân thủ 2 trong 7 nguyên tắc của kế toán là giá gốc và thận trọng.Nhưng ko phải hàng tồn kho nào khi có dấu hiệu trên cũng trích lập dự phòng vì có trường hợp :theo thông tư 228 của BTT năm 2009 thì trường hợp nguyên vật liệu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc nhưng sản phẩm sản xuất ra từ nguyên vật liệu đó có giá bán cao hơn hoặc bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của (tức giá bản của sản phẩm ko giảm giá)thì mình ko được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nếu để cho đến cuối năm mới trích
lập dự phòng mà giả sử khoản trích lập này quá lớn thì có thể ảnh
hưởng đến tính trung thực của báo cáo tài chính hay không? Em cho
rằng: đối với các doanh nghiệp niêm yết thì hàng quý có lập báo cáo
tài chính , nếu có khoản trích lập dự phòng thì nên trích lập ngay
trong quý đó , cuối năm thì lũy kế trên báo cáo tài chính năm tránh sự
nhầm lẫn của nhà đầu tư khi đọc báo cáo tài chính.

Theo nguyên tắc thận trọng có nêu " phải lập dự phòng nhưng ko được quá lớn" vậy xin hỏi bạn hiểu thế nào là LỚNviệc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phụ thuộc vào giá trị hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho tại thời điểm lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
công thưc trích lập Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
việc trích lập thế nào là có sự đánh giá,cân nhắc của hội đồng đánh giá của doanh nghiệp,ko phải thích trích bao nhiêu thì trích,khi trích lập phải có bằng chứng chứng minh sự giảm giá trị của hàng tồn kho cái này bạn xem ở TT 228 nhé http://www.kiemtoantre.com/tin-tuc/tin-kinh-te/318-thong-tu-2282009tt-btc
còn việc trích lập dự phòng theo báo cáo tài chính quý thì mình chưa thấy văn bản nào nói đến cả.có lẽ thời điểm trích lập có sự linh động trong các doanh nghiệp.và khi trích lập khác với nguyên tắc thì có trình bày trong thuyết mình bao cáo tài chính
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top