Đơn phương chấm dứt HDLĐ

MHT

SÁMHỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Hội viên mới
Có vấn đề về HDLĐ mong mọi người chỉ giáo:
THeo điều 3b Điều 38 Bộ Luật lao động: Về việc báo trước cho người lao động khi người sử dụng lao động đơn phướng chấm dứt HDLĐ:
3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm;

c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm.

1. Vậy trong trường hợp Người sử dung lao động vi phạm về báo trước cho ng lao đông thì sẽ phải bồi thường như thế nào?
2. Ngày trước KH có đọc ở Giáo trình về lao động thì " Người sử dụng lao động đơn phướng chấm dứt HDLĐ thì ko có lý do chính đáng thì phải bồi thường 2 tháng lương (và phụ cấp nếu có) nhưng coi mãi ở Luật lao động chẳng thấy đâu(hình như thay bằng tự thỏa thuận thì phải)?
3. Về Tiền lương 12 ngày phép/năm (nhưng KH mới làm đc 10 tahngs và 2 tahngs thử việc ) :DN ko sắp xếp cho người lao động nghỉ thì sẽ phải tính lương phép như thế nào? Có thể áp dụng theo Công văn số 392/LĐTBXH ngày 29/01/2008 ko?
Theo quy định tại Điều 74 và 76 của Bộ luật Lao động, người lao động có 12 tháng làm việc thì được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương. Người sử dụng lao động phải bảo đảm quyền lợi này cho người lao động và được quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp. Người lao động được nghỉ hàng năm theo lịch nghỉ do người sử dụng lao động đã quy định. Trường hợp người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm do người sử dụng lao động không bố trí được (theo lịch nghỉ đã quy định) và yêu cầu người lao động đi làm thêm vào những ngày nghỉ này thì được trả lương ít nhất bằng 300% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động và điểm c, khoản 3, điều 10 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.
Trường hợp người sử dụng lao động đã bố trí lịch nghỉ hàng năm nhưng người lao động có yêu cầu và tự nguyện đi làm vào những ngày này thì ngoài tiền lương trả cho ngày nghỉ có hưởng lương, người sử dụng lao động chỉ phải trả nguyên lương cho những ngày làm việc đó (100% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để Sở được biết và chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước./.
4. Trong HDLĐ chỉ nói Mức lương: Hệ số 2.34*Mức lương tối thiểu. Từ trcs đến nay ở cty Trợ cấp thôi việc chỉ lấy mức lương cơ bản. KH đã đọc Thông tư nào đó (nhưng quên rồi) là
Cơ sở để tính mức lương trả Trợ cấp thôi việc là : Mức lương (và Phụ cấp(nếu có) trưng bình cảu 6 tháng liền kề
Ai biết Thông tư đó sent cho KH nha. Và làm sao để yêu cầu NG sử dụng lđ chi trả đúng theo Luật và Vb hướng dẫn?
 
Ðề: Đơn phương chấm dứt HDLĐ

Có vấn đề về HDLĐ mong mọi người chỉ giáo:
THeo điều 3b Điều 38 Bộ Luật lao động: Về việc báo trước cho người lao động khi người sử dụng lao động đơn phướng chấm dứt HDLĐ:


1. Vậy trong trường hợp Người sử dung lao động vi phạm về báo trước cho ng lao đông thì sẽ phải bồi thường như thế nào?
2. Ngày trước KH có đọc ở Giáo trình về lao động thì " Người sử dụng lao động đơn phướng chấm dứt HDLĐ thì ko có lý do chính đáng thì phải bồi thường 2 tháng lương (và phụ cấp nếu có) nhưng coi mãi ở Luật lao động chẳng thấy đâu(hình như thay bằng tự thỏa thuận thì phải)?
3. Về Tiền lương 12 ngày phép/năm (nhưng KH mới làm đc 10 tahngs và 2 tahngs thử việc ) :DN ko sắp xếp cho người lao động nghỉ thì sẽ phải tính lương phép như thế nào? Có thể áp dụng theo Công văn số 392/LĐTBXH ngày 29/01/2008 ko?
4. Trong HDLĐ chỉ nói Mức lương: Hệ số 2.34*Mức lương tối thiểu. Từ trcs đến nay ở cty Trợ cấp thôi việc chỉ lấy mức lương cơ bản. KH đã đọc Thông tư nào đó (nhưng quên rồi) là

Ai biết Thông tư đó sent cho KH nha. Và làm sao để yêu cầu NG sử dụng lđ chi trả đúng theo Luật và Vb hướng dẫn?

(1) và (2) được qui định ở điều 41 luật lao động kimhoang
"Điều 41
1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

2- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

3- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ.

4- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước."
(3) Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền”.

Nếu kimhoang làm việc không đủ 12 tháng (10 tháng) thì vẫn được nghỉ phép với tỷ lệ tương ứng là mỗi tháng làm việc được một ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương.

(4) - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là thời gian có đóng BHXH. Ngoài ra thời gian thử việc cũng được tính là thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc.
Cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp nếu có.

Hình như hết rồi :cheers1:
 
Ðề: Đơn phương chấm dứt HDLĐ

Căn cứ thoe TT 21/2003/TT-BLĐTBXH thì:

3. Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:
Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:
Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp X Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2
Trong đó:
- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp là số năm người lao động làm việc tại doanh nghiệp được làm tròn theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) quy định tại Điều 15 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ.

Vậy mà Gđ cty KH nói chỉ trợ cấp 0.5 tháng lương cơ bản thôi (0.5th*2.34*540.000).E ko có lời gì để nói nhưng cảm giác biết mà ko làm gì để bảo vệ quyền lợi của m được thấy cũng hơi buồn và chán

Căn cứ Công văn 392 :

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
Số: 392/LĐTBXH-TL
V/v: trả lương cho những ngày nghỉ phép Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2008

Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An
Trả lời công văn số 125/CV-LĐTBXH ngày 24/01/2008 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 74 và 76 của Bộ luật Lao động, người lao động có 12 tháng làm việc thì được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương. Người sử dụng lao động phải bảo đảm quyền lợi này cho người lao động và được quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp. Người lao động được nghỉ hàng năm theo lịch nghỉ do người sử dụng lao động đã quy định. Trường hợp người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm do người sử dụng lao động không bố trí được (theo lịch nghỉ đã quy định) và yêu cầu người lao động đi làm thêm vào những ngày nghỉ này thì được trả lương ít nhất bằng 300% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động và điểm c, khoản 3, điều 10 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.
Trường hợp người sử dụng lao động đã bố trí lịch nghỉ hàng năm nhưng người lao động có yêu cầu và tự nguyện đi làm vào những ngày này thì ngoài tiền lương trả cho ngày nghỉ có hưởng lương, người sử dụng lao động chỉ phải trả nguyên lương cho những ngày làm việc đó (100% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để Sở được biết và chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VP; Vụ TLTC (3). TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ TIỀN LƯƠNG – TIỀN CÔNG





Phạm Minh Huân

Và KH cũng ko được thanh toán Tiền lương phép.
Bức xúc mà ko làm gì được. Mọi ng nói KH phải làm sao đây?
 
Ðề: Đơn phương chấm dứt HDLĐ

Vậy mà Gđ cty KH nói chỉ trợ cấp 0.5 tháng lương cơ bản thôi (0.5th*2.34*540.000).E ko có lời gì để nói nhưng cảm giác biết mà ko làm gì để bảo vệ quyền lợi của m được thấy cũng hơi buồn và chán


Và KH cũng ko được thanh toán Tiền lương phép.
Bức xúc mà ko làm gì được. Mọi ng nói KH phải làm sao đây?

Làm đơn kiện đi em.:sweatdrop:
 
Ðề: Đơn phương chấm dứt HDLĐ

Làm đơn kiện đi em.:sweatdrop:

Chị đùa phải ko? E làm đơn gửi Hội đồng Thành viên (5 người).Công Đoàn 2 Tổng công ty. Phòng Lao động TBXH...hỏi Báo Lao động nhưng thía để làm gì hả chị?
Thui, bỏ đi.:cheers1::cheers1:
 
Ðề: Đơn phương chấm dứt HDLĐ

Vậy mà Gđ cty KH nói chỉ trợ cấp 0.5 tháng lương cơ bản thôi (0.5th*2.34*540.000).E ko có lời gì để nói nhưng cảm giác biết mà ko làm gì để bảo vệ quyền lợi của m được thấy cũng hơi buồn và chán
Buồn chán gì chứ. Giám đốc trả vậy là đúng rồi còn gì mà buồn.
Cứ 1 năm làm việc được hưởng 0.5 tháng lương cơ bản là đúng rồi còn buồn gì.
Và KH cũng ko được thanh toán Tiền lương phép.
Bức xúc mà ko làm gì được. Mọi ng nói KH phải làm sao đây?
Cái này thì đành chịu thôi.
 
Ðề: Đơn phương chấm dứt HDLĐ

Chị đùa phải ko? E làm đơn gửi Hội đồng Thành viên (5 người).Công Đoàn 2 Tổng công ty. Phòng Lao động TBXH...hỏi Báo Lao động nhưng thía để làm gì hả chị?
Thui, bỏ đi.:cheers1::cheers1:

bạn nên đem những điều trong bộ luật lao động nói cho họ biết! buộc họ phải trả đúng với luật lao động! nếu bạn ko làm vậy ngừoi ta sẽ đánh giá thấp về nghiệp vụ của bạn đó chứ ko phải vì mấy đồng bạc lẻ này đâu. bạn chỉ cần đưa ra những quy định trong luật mà mọi ngừoi đã trích cho bạn đó. bạn có thể tìm hiểu thêm về luật lao động nữa, và tốt cho công viêc sau này của bạn!
chúc bạn may mắn!
 
Ðề: Đơn phương chấm dứt HDLĐ

Buồn chán gì chứ. Giám đốc trả vậy là đúng rồi còn gì mà buồn.
Cứ 1 năm làm việc được hưởng 0.5 tháng lương cơ bản là đúng rồi còn buồn gì.

Cái này thì đành chịu thôi.

hoan hô bác.Em cũng nghĩ như bác. Thôi bỏ đi kiếm chỗ ngon lành hơn:cheers1:
 
Ðề: Đơn phương chấm dứt HDLĐ

Tiền lương trả trợ cấp thôi việc là tiền lương cơ bản + các phụ cấp và trợ cấp . Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì thưa kiện mệt lắm và nếu công ty mới biết mình hay thưa kiện như vậy học cũng ngại nhận (trừ trường hợp chênh lệch giữa hai cách tính là lớn). Tốt nhất dành thời gian và công sức đi kiếm việc khác
 
Ðề: Đơn phương chấm dứt HDLĐ

Buồn chán gì chứ. Giám đốc trả vậy là đúng rồi còn gì mà buồn.
Cứ 1 năm làm việc được hưởng 0.5 tháng lương cơ bản là đúng rồi còn buồn gì.

Cái này thì đành chịu thôi.

Việc này e đã quên rồi ....Vì hỏi thì hỏi vậy thui chứ e cũng biết cách giải quyết mặc dù "nhận phần thiệt về mình".
Bác Bao coi thử cái thằng 21 này nhé:

Trích: THÔNG TƯ Số 21/2003/TT-BLĐTBXH
Ngày 22 tháng 9 năm 2003
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.

3. Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:
Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:
Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp X Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2
Trong đó:
- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp là số năm người lao động làm việc tại doanh nghiệp được làm tròn theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) quy định tại Điều 15 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ.

NGườu ta nói em là " Cách Nhật Nguyệt ưa tranh đấu" nhưng bây giờ phải "Nhẫn" thui làm " 1 kẻ ngu ngơ giữa đời thường:cheers1::cheers1:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top