Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

khai_1609

New Member
Hội viên mới
Chào mọi người! Mình có câu hỏi này mong mọi người giúp đỡ. Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa kể từ khi mang thai tháng đầu tiên và khi sinh con họ được nghi bao nhiêu tháng?(áp dụng luật hiện hành) Mong được sự giúp đỡ của mọi người.
 
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

4 tháng từ ngày batứ đầu xin nghỉ để sinh con, được hưởng BHXH.
 
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

Chào mọi người! Mình có câu hỏi này mong mọi người giúp đỡ. Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa kể từ khi mang thai tháng đầu tiên và khi sinh con họ được nghi bao nhiêu tháng?(áp dụng luật hiện hành) Mong được sự giúp đỡ của mọi người.

Chế độ thai sản như sau:

- Khám thai năm lần mỗi lần 1 ngày

- Nghỉ thai sản 4 tháng trong điều kiện làm việc bình thường

Chế độ hưởng:

- Lương của 5 ngày đi khám thai

- Lương của 4 tháng nghỉ thai sản

- Trợ cấp thai sản bằng 2 tháng lương tối thiểu
 
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

Chế độ thai sản như sau:

- Khám thai năm lần mỗi lần 1 ngày

- Nghỉ thai sản 4 tháng trong điều kiện làm việc bình thường

Chế độ hưởng:

- Lương của 5 ngày đi khám thai

- Lương của 4 tháng nghỉ thai sản

- Trợ cấp thai sản bằng 2 tháng lương tối thiểu
Khoản trợ cấp thai sản này là dn chi tiền trả phải ko bạn?khoản tiền này người mang thai nhận vào khi nào?Trc hay sau khi sinh?
 
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

Khoản trợ cấp thai sản này là dn chi tiền trả phải ko bạn?khoản tiền này người mang thai nhận vào khi nào?Trc hay sau khi sinh?

Căn cứ luật BHXH thì chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả chứ không phải công ty, nhận sau khi sinh.
 
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

Căn cứ luật BHXH thì chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả chứ không phải công ty, nhận sau khi sinh.
Nếu chưa có chồng mà đã có thai có được nhận tiền không letuan28, BHXH có đòi hỏi giấy tờ gì không cha?
 
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

đồng chí Letuan post cho cả nhà biết về cái thủ tục để được hưởng bảo hiểm của trường mấy trường hợp sinh sản, tai nạn lao động hay ốm đau đi!!!!!!!!!!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu chưa có chồng mà đã có thai có được nhận tiền không letuan28, BHXH có đòi hỏi giấy tờ gì không cha?

đồng chí này có câu hỏi quá hay!!!!!10 điểm!:danhchetne:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:
a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
 
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

Trích NĐ 152:

CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

Điều 8. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này được hưởng chế độ ốm đau khi:

1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
Điều 9. Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội.
Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Danh mục nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên do Bộ Nội vụ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc ban hành.
Điều 10. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong 1 năm cho mỗi con được tính như quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này và tuỳ thuộc vào số ngày nghỉ việc để chăm sóc con, tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau là mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
2. Trường hợp người lao động hưởng chế độ ốm đau trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau là mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Điều 12. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Điều 13. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này.
Điều 14. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 15. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh, cụ thể là:
a) 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b) 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;
c) 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.
d) Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm a, b, c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.
2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ như sau:
a) Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con;
b) Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết.
Thời gian nghỉ việc quy định tại khoản này không vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 Điều này và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
Điều 16. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại các Điều 29, 30 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 17. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
Mục 3

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 18. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này.
Điều 19. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo khoản 1 Điều 39 và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.
2. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
3. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
4. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Danh mục Bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Điều 20. Giám định mức suy giảm khả năng lao động theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
Điều 21. Trợ cấp một lần theo Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH
a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
b) Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều 22. Trợ cấp hằng tháng theo Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức hưởng trợ cấp hằng tháng được tính theo công thức như khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trong đó:
a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
b) Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều 23. Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng nghỉ việc, được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.
Điều 24. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật theo Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Bằng 5 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

Nếu chưa có chồng mà đã có thai có được nhận tiền không letuan28, BHXH có đòi hỏi giấy tờ gì không cha?

Điều này BHXH không quan tâm và vẫn chi trả đầy đủ, chỉ có khi đi khai sinh cho đứa bé thì cán bộ hộ tịch sẽ hỏi đấy lão kimthanh08.
 
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

Căn cứ luật BHXH thì chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả chứ không phải công ty, nhận sau khi sinh.
Khi đi học thì mình nghe giáo viên giảng là: sau khi sinh thì người lao động nhận được 4 tháng lương và 1 tháng tả lót cho bé (cộng lại là 5 tháng lương - tính theo mức đóng trc khi sinh).Vậy tháng tả lót đó có phải là trợ cấp thai sản bằng 2 tháng lương tối thiểu mà bạn nói đến ko?
Trong suốt tgian nghỉ sinh thì người lao động ko đóng BHXH và dn cũng ko đóng,vậy khoản đó hạch toán ntn?hay loại hẳn khoản đó khi hạch toán.
Về mặt chứng từ kế toán thì cty có cần lưu giữ ctừ j liên qua đến việc sinh đó của người lao động ko?
Cty mình sắp có TH sinh mà từ trc đến jo mình lại gặp lần đầu nên lúng túng lắm,bạn hướng dẫn mình với nhé.
 
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

Khi đi học thì mình nghe giáo viên giảng là: sau khi sinh thì người lao động nhận được 4 tháng lương và 1 tháng tả lót cho bé (cộng lại là 5 tháng lương - tính theo mức đóng trc khi sinh).Vậy tháng tả lót đó có phải là trợ cấp thai sản bằng 2 tháng lương tối thiểu mà bạn nói đến ko?
Trong suốt tgian nghỉ sinh thì người lao động ko đóng BHXH và dn cũng ko đóng,vậy khoản đó hạch toán ntn?hay loại hẳn khoản đó khi hạch toán.
Về mặt chứng từ kế toán thì cty có cần lưu giữ ctừ j liên qua đến việc sinh đó của người lao động ko?
Cty mình sắp có TH sinh mà từ trc đến jo mình lại gặp lần đầu nên lúng túng lắm,bạn hướng dẫn mình với nhé.

Khi sinh thì người lao động được nhận 2 tháng lương tối thiểu cho việc chợ cấp tã lót.
Trong suốt thời gian nghỉ người lao dộng và cty dược ngừng đóng bảo hiểm XH. Bạn không đóng nghĩa là không chi ra thì hạch toán bình thường có gì đâu.
Chúc bạn thành công.
 
Ðề: Đối với phụ nữ đang mang thai thì ngoài 12ngày phép thì họ được cộng bao nhiêu ngày nữa?

nếu trường hợp mình mới xin vào làm tại 1 doanh nghiệp được 8 tháng thì khi mình nghỉ sinh có đưọc hưởng lương 4 tháng theo quy định của nhà nước không?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top