Đọc nhanh bảng cân đối kế toán

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Báo cáo tài chính của công ty - Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo dòng tiền - là một nguồn dữ liệu chính để phân tích giá trị đầu tư của cổ phiếu công ty đó.

Đừng để những báo cáo này khiến bạn bối rối. Không cứ phải là chuyên gia phân tích mới có thể hiểu được những báo cáo này. Các nhà đầu tư chứng khoán - cả những người tự học lẫn những người được đào tạo bài bản hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, và ngay cả bạn cũng sẽ hiểu được những tài liệu này. Ngày nay, có rất nhiều nguồn nghiên cứu chứng khoán độc lập, cả trực tuyến lẫn trong sách vở , có thể tính toán hộ bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thật sự, bạn nhất thiết phải có hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng báo cáo tài chính. Trong bài viết này , chúng tôi giúp bạn trở nên quen thuộc với cấu trúc tổng thể của bảng cân đối kế toán.

Cấu trúc của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối của công ty bao gồm ba mục chính: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tài sản đại diện cho những thứ có giá trị mà một công ty sở hữu và đang nắm giữ, hoặc những thứ sẽ được nhận và có thể đo lường được một cách khách quan. Nợ là những gì một công ty nợ người khác - các chủ nợ, nhà cung cấp, cơ quan thuế, nhân viên,... Chúng là nghĩa vụ phải được thanh toán dưới điều kiện và khung thời gian nhất định. Vốn chủ sở hữu của một công ty bao gồm lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư và sự đóng góp của các cổ đông, những người chấp nhận sự không chắc chắn đi kèm với rủi ro sở hữu để đổi lấy những gì họ hy vọng sẽ là một lợi nhuận tốt cho khoản đầu tư của họ.Mối quan hệ của các mục này được thể hiện trong phương trình cân đối kế toán đơn giản sau :

Tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu

Phương trình này có ý nghĩa quan trọng. Nói chung, tăng trưởng doanh thu, cho dù nhanh hay chậm, đều tạo ra cơ sở tài sản lớn hơn - lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu và tài sản cố định (nhà máy, tài sản và trang thiết bị) lớn hơn. Khi tài sản của một công ty tăng, nợ phải trả và/hoặc vốn chủ sở hữu của nó cũng có xu hướng tăng theo để cho tình hình tài chính của công ty cân bằng.Cách mà tài sản được tiếp tục vận hàng và sử dụng nhờ nguồn thu tài chính nào và được sử dụng như thế nào trên cơ sở tăng trưởng trong các khoản phải trả, các nghĩa vụ nợ và vốn chủ sở hữu sẽ nói lên nhiều điều về tình trạng tài chính của công ty. Bây giờ, có thể nói rằng tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm ngành của một công ty, việc sở hữu một kết cấu hợp lý giữa các khoản nợ và vốn chủ sở hữu là dấu hiệu của một công ty lành mạnh về tài chính. Từ công thức này, chúng ta tạm nói rằng việc phân bổ và cơ cấu tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý xét theo chỉ số của ngành mà công ty ấy đang vận hành có thể nói lên tình trạng tài chính của công ty đó. Tất nhiên nói như vậy là quá đơn giản hóa phương trình kế toán; và trên thực tế các nhà đầu tư vẫn nên coi tỷ lệ vốn thật lớn so với tỷ lệ nợ là dấu hiệu tích cực của khoản đầu tư mình bỏ ra, vì lẽ rủi ro của việc một công ty vay nợ quá nhiều sẽ dễ dân đến khủng hoảng tài chính của công ty đó.

Cách trình bày Bảng Cân đối kế toán
Qui ước kế toán tiêu chuẩn trình bày bảng cân đối theo một trong hai dạng: Dạng tài khoản ( trình bày theo chiều ngang) và dạng báo cáo ( trình bày theo chiều dọc) . Hầu hết các công ty ưa dùng các mẫu báo cáo theo chiều dọc, trái ngược với các lời giải thích điển hình trong lý thuyết đầu tư là bảng cân đối là có " hai bên " cân bằng. Cho dù có định dạng dọc hay ngang, tất cả các bảng cân đối phải trình bày sao cho các mục tài khoản khác nhau được ghi vào năm phần:

doc nhanh bang can doi ke toan.jpg


Trình bày tài khoản
Trong các khoản tài sản nêu trên, các tài khoản được liệt kê theo thứ tự thanh khoản giảm dần (mức độ nhanh chóng và dễ dàng để chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt ). Tương tự, các khoản nợ được liệt kê theo thứ tự ưu tiên thanh toán. Trong báo cáo tài chính, các thuật ngữ "lưu động" (current) và "dài hạn" (non-current) còn có thể gọi là "ngắn hạn" (short term) và "dài hạn" (long term).

Không phải quá ngạc nhiên khi ta thấy sự đa dạng của các hoạt động, bao gồm cả hoạt động giữa các công ty giao dịch công khai được phản ánh trong các thuyết minh tài khoản trong bảng cân đối . Bảng cân đối của các công ty dịch vụ chung, các ngân hàng , công ty bảo hiểm , công ty môi giới, ngân hàng đầu tư và các doanh nghiệp chuyên ngành khác có sự khác biệt đáng kể trong cách trình bày tài khoản so với lý thuyết. Trong trường hợp này , nhà đầu tư sẽ phải trông cậy vào các chuyên gia.

Cuối cùng, cách đặt tên tài khoản hầu như không được tiêu chuẩn hóa. Ví dụ, ngay bảng cân đối kế toán cũng có thể được gọi là "tuyên bố tình hình tài chính" (statement of financial position) và "tuyên bố tình trạng" (statement of condition). Các tài khoản trong bảng cân đối cũng có tình hình tương tự. May mắn thay, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tra cứu các từ điển thuật ngữ tài chính mở rộng để hiểu rõ một mục tài khoản lạ.

Tầm quan trọng của thời gian

Một bảng cân đối đại diện cho tình hình tài chính của một công ty vào ngày cuối cùng của năm tài chính của công ty đó, ví dụ, là ngày cuối cùng của kỳ kế toán, thời điểm đó có thể khác với năm dương lịch quen thuộc của chúng ta. Các công ty thường chọn một khoảng thời gian kết thúc tương ứng với một thời gian khi hoạt động kinh doanh của họ chạm đến điểm thấp nhất trong chu kỳ hàng năm, được gọi là năm kinh doanh tự nhiên của họ .

Ngược lại, báo cáo tình hình kinh doanh và dòng tiền phản ánh các hoạt động của công ty cho toàn bộ năm tài chính của nó - 365 ngày. Nhận thức được sự khác biệt này trong "thời gian" khi sử dụng dữ liệu từ bảng cân đối (giống như một bức ảnh) và các báo cáo thu nhập / dòng tiền ( giống như một bộ phim ), sẽ là chính xác và là thực tế hơn nếu các nhà phân tích sử dụng con số trung bình cho bảng cân đối. Cách thức này được gọi là "trung bình", dùng số liệu cuối 2 năm ( 2004 và 2005) - giả sử cho tổng tài sản - cộng chúng vào với nhau, và chia tổng số cho hai. Thao tác này cho chúng ta một con số xấp xỉ tương đối nhưng hữu ích về những con số cân đối kế toán cho cả năm 2005, chính là những gì những con số trong báo cáo thu nhập, ví dụ như thu nhập ròng, phản ánh. Trong ví dụ của chúng ta, số tổng tài sản vào cuối năm 2005 sẽ bị phóng đại và bóp méo tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) .

Lời kết
Vì báo cáo tài chính của công ty là cơ sở phân tích giá trị đầu tư của một cổ phiếu, bài đọc này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư một "bức tranh toàn cảnh" để phát triển sự hiểu biết căn bản về bảng cân đối kế toán .

Nguồn internet
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top