Doanh thu công trình cty xây dựng

pepu

New Member
Hội viên mới
Tình hình là cty e có ký hợp đồng san lấp hoàn thiện nhà kho, trị giá 2.3 tỷ, công trình phát sinh trong 2 tháng ( tháng 12/2015->1/2016), bên khách hàng có ứng trước cho bên e 1,4 tỷ, vào ngày 25/12 sếp e xuất 1 cái hóa đơn cho khách hàng trị giá bằng tiền tạm ứng 1,4 tỷ, trong khi đó hóa đơn đầu vào vật liệu chưa về đủ ( tính đến giữ tháng 1 mới có). Như vậy, cho e hỏi trong trường hợp này doanh thu này mình có thể treo vào tk 337 được ko, đợi đến khi xong công trình, nghiệm thu xuất hóa đơn luôn phần còn lại mình mới ghi nhận doanh thu. Anh/chị cho e xin ý kiến với ạ! ( do e mới làm bên mảng xây dựng nên chưa rành).
 
Nếu chỉ là tiền tạm ứng thôi thì không phải xuất hóa đơn. Trường hợp bạn đã xuất hóa đơn rồi thì kê khai và hạch toán thuế GTGT thôi. Doanh thu và chi phí do chưa có nên chưa phải kê khai và nộp thuế TNDN nhé.
 
Tình hình là cty e có ký hợp đồng san lấp hoàn thiện nhà kho, trị giá 2.3 tỷ, công trình phát sinh trong 2 tháng ( tháng 12/2015->1/2016), bên khách hàng có ứng trước cho bên e 1,4 tỷ, vào ngày 25/12 sếp e xuất 1 cái hóa đơn cho khách hàng trị giá bằng tiền tạm ứng 1,4 tỷ, trong khi đó hóa đơn đầu vào vật liệu chưa về đủ ( tính đến giữ tháng 1 mới có). Như vậy, cho e hỏi trong trường hợp này doanh thu này mình có thể treo vào tk 337 được ko, đợi đến khi xong công trình, nghiệm thu xuất hóa đơn luôn phần còn lại mình mới ghi nhận doanh thu. Anh/chị cho e xin ý kiến với ạ! ( do e mới làm bên mảng xây dựng nên chưa rành).
Việc thu tiền tạm ứng mà phải xuất hóa đơn là chuyện bt trong xây dựng, và bạn phải ghi nhận doanh thu và thuế GTGT, việc này là do bên chủ đầu tư yêu cầu phải xuất và thuế hoàn toàn chấp nhận việc này (kể cả chưa có chi phí gì bạn vẫn phải ghi nhận doanh thu mặc dù ko đúng về nguyên tắc kế toán nhưng đây là thuế thì bạn vẫn phải ghi nhận và nộp thuế TNDN tạm tính nếu có, hoặc bạn có thể ko nộp tạm tính nếu bạn chắc chắn trong năm bị lỗ).
 
Tại điều 5, khoản 3, mục m của thông tư 78 quy định:

m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.


- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.


- Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.


và theo Điều 7, khoản 9, mục a, c của thông tư 219-2013 quy định:

9. Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.

a) Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.

Ví dụ 32: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng.

b) Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế GTGT.

Ví dụ 33: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật tư xây dựng, tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, giá trị nguyên liệu, vật tư xây dựng do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 500 triệu đồng (1.500 triệu đồng – 1.000 triệu đồng).

c) Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT.

Ví dụ 34: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên B) thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản xuất.

Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ đồng, trong đó:

- Giá trị xây lắp: 80 tỷ đồng

- Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt: 120 tỷ đồng

- Thuế GTGT 10%: 20 tỷ đồng{= (80 + 120) x 10%}

- Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 220 tỷ đồng

- Bên A:

+ Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là 200 tỷ đồng (giá trị không có thuế GTGT)

+ Tiền thuế GTGT 20 tỷ đồng được kê khai, khấu trừ vào thuế đầu ra của hàng hoá bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định.

Trường hợp bên A nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán cho bên B theo từng hạng mục công trình (giả định phần giá trị xây lắp 80 tỷ đồng nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán trước) thì giá tính thuế GTGT là 80 tỷ đồng.

và Điều 16, khoản 2, mục a của thông tư 39_2014 quy định:

2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn

a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hìnhvới người mua.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Từ những văn bản trên có thể nói tiền tạm ứng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và chưa phải xuất hóa đơn. Nhưng thực tế thì đơn vị chủ đầu tư thường yêu cầu phải xuất hóa đơn (mình không xuất thì không chuyển tiền) khi tạm ứng tiền nên mình nghĩ cứ kê khai nộp thuế GTGT, còn thuế TNDN chưa ghi nhận. Khi nào có biên bản nghiệm thu khối lượng và giá trị lúc đó mới có cơ sở tính và nộp thuế TNDN.
 
Tại điều 5, khoản 3, mục m của thông tư 78 quy định:

m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.


- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.


- Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.


và theo Điều 7, khoản 9, mục a, c của thông tư 219-2013 quy định:

9. Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.

a) Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.

Ví dụ 32: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng.

b) Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế GTGT.

Ví dụ 33: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật tư xây dựng, tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, giá trị nguyên liệu, vật tư xây dựng do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 500 triệu đồng (1.500 triệu đồng – 1.000 triệu đồng).

c) Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT.

Ví dụ 34: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên 8-) thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản xuất.

Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ đồng, trong đó:

- Giá trị xây lắp: 80 tỷ đồng

- Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt: 120 tỷ đồng

- Thuế GTGT 10%: 20 tỷ đồng{= (80 + 120) x 10%}

- Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 220 tỷ đồng

- Bên A:

+ Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là 200 tỷ đồng (giá trị không có thuế GTGT)

+ Tiền thuế GTGT 20 tỷ đồng được kê khai, khấu trừ vào thuế đầu ra của hàng hoá bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định.

Trường hợp bên A nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán cho bên B theo từng hạng mục công trình (giả định phần giá trị xây lắp 80 tỷ đồng nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán trước) thì giá tính thuế GTGT là 80 tỷ đồng.

và Điều 16, khoản 2, mục a của thông tư 39_2014 quy định:

2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn

a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hìnhvới người mua.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Từ những văn bản trên có thể nói tiền tạm ứng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và chưa phải xuất hóa đơn. Nhưng thực tế thì đơn vị chủ đầu tư thường yêu cầu phải xuất hóa đơn (mình không xuất thì không chuyển tiền) khi tạm ứng tiền nên mình nghĩ cứ kê khai nộp thuế GTGT, còn thuế TNDN chưa ghi nhận. Khi nào có biên bản nghiệm thu khối lượng và giá trị lúc đó mới có cơ sở tính và nộp thuế TNDN.
Văn bản quy định là ko phải nhưng chủ đầu tư yêu cầu xuất thì mới chuyển tiền thì phải xuất. Bạn làm lĩnh vực xây dựng chưa thế? Việc xuất và ghi nhận thuế và doanh thu bên thuế hoàn toán chấp thuận. Hay là theo bạn xuất hóa đơn chỉ ghi nhận thuế mà chưa ghi nhận doanh thu trong trường hợp này? :)
 
Văn bản quy định là ko phải nhưng chủ đầu tư yêu cầu xuất thì mới chuyển tiền thì phải xuất. Bạn làm lĩnh vực xây dựng chưa thế? Việc xuất và ghi nhận thuế và doanh thu bên thuế hoàn toán chấp thuận. Hay là theo bạn xuất hóa đơn chỉ ghi nhận thuế mà chưa ghi nhận doanh thu trong trường hợp này? :)
Tất nhiên là bên thuế chấp nhận rồi. Vì mình nộp tiền vào SN nhà nước mà. Nhưng mình có thể không xuất hoặc không tính thuế TNDN để không phải đóng thuế, cái này vừa đúng quy định và lợi cho DN. Bạn chọn cách nào?
 
Tất nhiên là bên thuế chấp nhận rồi. Vì mình nộp tiền vào SN nhà nước mà. Nhưng mình có thể không xuất hoặc không tính thuế TNDN để không phải đóng thuế, cái này vừa đúng quy định và lợi cho DN. Bạn chọn cách nào?
Thế chủ đầu tư bảo anh ko xuất thì còn lâu tôi mới sang tiền (đợi đến nghiệm thu, thanh lý hợp đồng nhé) thì bạn chọn cái nào? :)
Sếp chẳng xuất vội vì trc sau cũng phải nộp, tiền về sớm thì ai chẳng thích, sếp còn muốn có tiền để mà abc xyz
 
Thế chủ đầu tư bảo anh ko xuất thì còn lâu tôi mới sang tiền (đợi đến nghiệm thu, thanh lý hợp đồng nhé) thì bạn chọn cái nào? :)
Sếp chẳng xuất vội vì trc sau cũng phải nộp, tiền về sớm thì ai chẳng thích, sếp còn muốn có tiền để mà abc xyz
Thế nên mới nói việc xuất hóa đơn để lấy tiền thì mình cứ xuất. Còn thuế TNDN thì mình chưa kê khai và nộp thuế để tránh làm thiệt hại cho DN
 
Thế nên mới nói việc xuất hóa đơn để lấy tiền thì mình cứ xuất. Còn thuế TNDN thì mình chưa kê khai và nộp thuế để tránh làm thiệt hại cho DN
Nộp hay ko là việc của bạn, quyết toán thuế lỗ thì ko sao mà lãi chênh lệch >20% thì bị tính chậm nộp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top