doanh nghiệp mới thành lập

longnguyen86

New Member
Hội viên mới
Doanh nghiệp m mới thành lập tháng 11/ 2012
mới làm đăng ký thuế ban đầu, và kê khai báo cáo thuế tháng, quý còn lại chưa làm gì hết, luơng trả theo tháng nhưng ko khấu trừ thuế TNCN, ko trừ Bảo hiểm gì hết.
vậy m còn thiếu những công việc gì chưa làm cần làm gấp các bạn góp ý cho m với, (cty mình là doanh nghiệp nhỏ, nhân viên dưới 10 người, toàn là nhân viên thời vụ, chưa có ai đc ký hợp đồng chính thức).
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của tất cả mọi người, m mới vào nghề chưa có kinh nghiệm
 
Ðề: doanh nghiệp mới thành lập

Nếu năm 2012 chưa báo cáo tài chính thì bạn đã làm cái này nộp cho thuế chưa: nguồn : ketoan68 tức 68 tuổi

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ ….​
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM​
Số: - TCKT
(V/v: Xin gộp BCTC năm 2010)​
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc​
Hà Nội, Ngày 10 tháng 01 năm 2013​

Kính gửi: CHI CỤC THUẾ QUẬN​

Đơn vị chúng tôi là: Công ty CP đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
- Cấp ngày :
- Cơ quan cấp : Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội
- Mã số thuế :
- Địa chỉ :…………, thành phố Hà Nội.
- Đại diện : ………… Chức vụ: Giám đốc
Công ty CP đầu tư …… xin gửi lời chào trân trọng tới Quý Chi cục và xin được trình bày một việc như sau:
Tính đến 31/12/2010 công ty chúng tôi thành lập không quá 90 ngày và cũng chưa phát sinh doanh thu của hoạt động kinh doanh. Bằng công văn này chúng tôi xin được gộp báo cáo tài chính năm 2010 vào Báo cáo tài chính năm 2011. Kính đề nghị Quý Chi cục thuế quận ………xem xét và tạo điều kiên giúp đỡ cho công ty chúng tôi được thuận lợi trong kê khai, báo cáo cũng như thực hiện các nghĩa vụ thuế.
Xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận: - Như trên​
Công ty CP ĐT​
- Lưu VP​
Giám đốc




PHẠM ..​


---------- Post added at 06:13 ---------- Previous post was at 06:11 ----------

Bước thứ hai là làm sổ sách chứng từ:
HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẰNG EXCEL: HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG

BƯỚC THỨ 1: vào thông tin doanh nghiệp: sheets: ThongtinDN thay đổi nội dung tên địa chỉ mã số thuế, giám đốc kế toán ……
BƯỚC THỨ 2: Vào BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH sheet: CDPS nhập số dư đầu kỳ vào = CÁCH LẤY SỐ DƯ CUỐI KỲ THÁNG 12 NĂM CỦ HOẶC SỐ DƯ CUỐI KỲ TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM TRƯỚC
, nếu là doanh nghiệp mới thì số dư đầu kì = 0
BƯỚC THỨ 3: LÀM SỔ SÁCH
Trước khi lên sổ thì vào một sheet (DK) phụ là NHẬT KÝ MÁY tập hợp dữ liệu: ĐỊNH KHOẢN CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH Nợ - Có đây là sheets độc lập ko có cài công thức mãng hay khối nên có thẻ tùy ý chèn , xóa dòng cột, hay sắp xếp dữ liệu theo ý muốn
+ Khi định khoản phải thêm dấu nháy đơn ‘ đằng trước các tài khoản để máy hiểu rằng đó là dạng text thì nó mới tông hợp và lấy dữ liệu làm sổ cái, sổ chi tiết, sổ quỹ, cân đối phát sinh, nếu ko thêm dấu nháy đon ‘ thì máy ko nhận bất cứ dữ liệu nào nhập vào
+ Tập hợp tất cả chứng từ cùng loại là Bên Có đối ứng tât cả bên NỢ , hoặc Bên Nợ đối ứng nhiều tài khoản bên Có
+ Đặt số chứng từ tăng theo tháng hoặc năm , kê tất cả các nghiệp vụ THU TIỀN TRƯỚC , CHI TIỀN SAU để khi lên sổ quỹ tiền gửi ngân hàng hoặc sổ quỹ tiền mặt ko có nghiệp vụ âm quỹ
Sau khi nhập hết dữ liệu và bảng kê chứng tư cùng loại
=> làm bút toán kết chuyển khoá sổ (kết chuyển doanh thu (Nợ 511,515,711/ Có 911 và chi phí ( Nợ 911/ có 632,635,641,642,811) xác định lời ( Nợ 911/ có 4212) lỗ ( Nợ 4212/ có 911) gọi là bút toán kết chuyển chốt sổ cuối tháng) rồi sau đó mới đưa dữ liệu sang sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG = cách copy toàn bộ dữ liệu từ sheets Định khoản : NHẬT KÝ MÁY COPY / PASTVALUE sang sheet NKC : NHẬT KÝ CHUNG
Đến đây bạn đã làm xong sổ cho một tháng việc còn lại chỉ làm lấy số liệu: vào sổ cái các tài khoản chọn NONBLANK để lọc dữ liệu trống rồi in ra ,tương tự các sheet khác: sổ cái khác, sổ quỹ………cũng làm như vậy
CHÚ Ý: ở sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG được cài công thức mãng do đó ỏ sheets này chỉ sau khi làm xong bên sheet NHẬT KÝ MÁY thì PASTVALUE sang chứ ko làm bất kỳ thao tác gì trên sheet này cả nếu bạn xóa hay chèn thì các sheet còn lại: sổ cái, cân đối phát sinh……sẽ bị lỗi và ko nhận được dữ liệu do đó chỉ chỉnh sữa dữ liệu bên NHẬT KÝ MÁY rồi PASTVALUE lại vào sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG
BƯỚC 4: sang tháng sau bạn chỉ cần copy tháng 1 rename: thành tháng 2
Vào BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH / COPY SỐ DƯ CUỐI THÁNG 1 / PASTVALUE VÀO ĐẦU KỲ : đây gọi là kết chuyển số dư cuối tháng trước sang đầu tháng này
Vào thông tin doanh nghiệp đổi tên tháng từ 1 thành 2
Vào sheets NKC : NHẬ KÝ CHUNG quét khối toàn bồ sổ sách tháng 1 : bấm bàn phím DELETE xóa dữ liệu của tháng 1: tuyệt đối ko được dùng lệnh EDIT/ DELETE vì nếu dùng lệnh thì toàn bộ các mãng bị xóa các sheets khác : sô cái, chi tiết…..sẽ ko nhận được dữ liệu và bị lõi hoàn toàn
Vào NHẬT KÝ MÁY xóa dữ liệu tháng 1 và làm lại cho tháng 2 sau khi làm xong ở bảng kê lại PASTVALUE lại vào sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG
Là xong các tháng còn lại từ tháng 3 đến tháng 12 cũng làm tương tự ko có gì khác, sổ tháng nào làm tháng đó
Tới đây bạn đã làm xong sổ sách từ tháng 1 đến tháng 12 bây giờ là bước làm báo cáo tài chính

CHÚ Ý ĐẶC BIỆT: KHI LÀM SỔ BÁO GIỜ CŨNG ĐỂ KHOẢN THU LÊN TRƯỚC CÁC KHOẢN CHI ĐỂ SỔ QUỸ TIỀN MẶT HAY SỐ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG KO BỊ ÂM CÁC BÚT TOÁN TỒN QUỸ CUỐI NGÀY TRONG PHAI TÔI LÀM CHỈ LÀ MÌNH HỌA DO ĐÓ CÓ THÁNG SẼ CÓ BỊ ÂM CÁC BÚT TOÁN ( VÌ LÀM CHỨNG TỪ GHI SỔ CHI TIỀN TRƯỚC THU TIỀN NÊN MỚI VẬY) DO ĐÓ CÁC BẠN PHẢI BIẾT BIẾN TẤU CHO PHÙ HỢP VỚI MÌNH
NẾU TẠI Ô NGÀY THÁNG BÁO LỖI BẠN VÀO CONTROL PANEL/THAY LẠI ĐỊNH DẠNG NGÀY THÁNG LÀ : DD/MM/YYYY vì công thức định dạng như vậy mà máy bạn lại theo kiểu MỸ : M/D/YY thì nó báo sai

SỔ SÁCH CÁC THÁNG ĐI KÈM SAU:

SO SACH NHAT KY CHUNG



BƯỚC 5: LÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
-COPY sô tháng 12 đặt tên phai là BÁO CAO TÀI CHÍNH/ MỞ CÂN ĐỐI PHÁT SINH NHẬP SỐ DƯ ĐẦU KỲ THÁNG 1 HOẶC SỐ DƯ CUỐI KỲ THÁNG 12 NĂM CỦ HOẶC SỐ DƯ CUỐI KỲ TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM TRƯỚC
- XÓA DỮ LIỆU sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG = bấm bàn phím DELETE
- Mở sổ sách từ tháng 1 đến tháng 12 PASTVALUE lại vào sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG
Đến đây bạn đã có báo cáo tài chính bằng excel tiếp theo chỉ là mở phần mềm HTKK3.1.6 ra vào phần báo cáo tài chính nhập lại dữ liệu từ excel: CĐKT, LCTT, KQKD, TỜ KHAI QUẾT TOÁN sang CDDKT.1.6 , LCTT, KQKD, TỜ KHAI QUẾT TOÁN CỦA HTKK3.1.6 là OK
Phần còn lại là so sánh số dư cuối kỳ tháng 12 so với phai BÁO CÁO TÀI CHÍNH NẾU KHỚP nhau về số liệu OK
VẬY NẾU ĐÃ LÀM SỔ SÁCH TỪ THÁNG 1 ĐẾN 12 XONG XUÔI HOÀN THIỆN THÌ CHỈ 5 PHÚT COPY DÁN DỮ LIỆU LÀ XONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1 NĂM

BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐI KÈM:

Bao cao tai chinh - 2012

---------- Post added at 06:16 ---------- Previous post was at 06:13 ----------

Ghi chú: không có việc gì khó chỉ sợ tiền không nhiều làm sổ và lên sổ không làm được thì thuê



Về thuế môn bài:
Bậc thuế môn bài
Vốn đăng ký
Mức thuế môn bài cả năm
Bậc 1= Trên 10 tỷ= 3.000.000
Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ= 2.000.000
Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ=1.500.000
bậc 4: Dưới 2 tỷ=1.000.000
Do đó nếu ngày giấy phép rơi vào 1/1/2012 đến 30/06/2013 thì bạn phải đóng 100% đồng
Nếu ngày giấy phép rơi vào 1/7/2012 đến 31/12/2013 bạn được giảm 50%
= > Mang tiền đi nộp về: Giấy nộp tiền kho bạc + tờ khai thuế môn bài nếu mới thành lập => mang về lưu trữ làm căn cứ lên sổ sách


Về nghĩa vụ nộp các báo cáo thuế và tờ khai thuế:
Công văn Số: 8355/BTC-TCT , ngày 28 tháng 06 năm 2013
V/v Triển khai thực hiện một số quy định có hiệu lực từ 01/7/2013 tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
A. Về khai thuế GTGT theo quý
1. Đối tượng khai thuế GTGT theo quý:
- Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống.
Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm trước liền kề để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay kê khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện khai thuế GTGT theo quý thì không phải kê khai thuế GTGT tháng 7/2013 mà thực hiện kê khai quý III/2013 (thuế GTGT phải nộp ngân sách tháng 7, tháng 8, tháng 9/2013) chậm nhất là ngày 30/10/2013.
Trường hợp khôngđủ điều kiện khai theo quý thì thực hiện khai thuế GTGT tháng 7/2013 chậm nhất là ngày 20/8/2013 theo quy định hiện hành.
Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc diện khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng 7/2013.

= > Công ty Bạn chưa đủ điều kiện kê khai theo quý => vẫn kê theo tháng bình thường



NIÊN BIỂU CỦA CÁC BÁO CÁO:
Lịch chi tiêt cho năm 2013:
Thời hạn nộp thuế và các báo cáo thuế năm 2013
Tháng 12 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 11/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 11/2012
Ngày 31 • Thông báo hủy hóa đơn đã mua của cơ quan thuế
Tháng 1 năm 2013
Ngày 10 • Thuế môn bài năm 2013
• Tờ khai thuế môn bài năm 2013 trường hợp công ty thay đổi vốn điều lệ
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 12/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 12/2012
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý IV năm 2012
• Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý IV năm 2012
Ngày
30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý IV/2012
• Thuế TNCN quý IV/2012
Ngày
31 • Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý IV/2012
• Thuế TNDN tạm tính quý IV/2012
Tháng 2 năm 2013
Ngày 20 • Thuế giá trị gia tăng
• Hồ sơ khai thuế: Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2013
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra: PL 01-1_GTGT
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào: PL 01-2_GTGT
• Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng 02 năm 2013.
Tháng 3 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 2/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 2/2013
Ngày
30 • Báo cáo tài chính năm 2012
• Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2012
• Báo cáo quyết toán thuế TNCN năm 2012
• Thuế TNDN năm 2012
Tháng 4 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 3/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 3/2013
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý I năm 2013
Ngày
30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý I/2013
• Thuế TNCN Quý I/2013
• Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý I/2013
• Thuế TNDN tạm tính Quý I/2013
• Hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý I/2012 với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 5 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 4/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 4/2013
Tháng 6 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 5/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 5/2013
Tháng 7 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 6/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 6/2013
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý II/2013
• Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý II/2013
Ngày
30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý II/2013
• Thuế TNCN Quý II/2013
• Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý II/2013
• Thuế TNDN tạm tính Quý II/2013
• Hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý II/2012 với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 8 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 7/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 7/2013
Tháng 9 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 8/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 8/2013
Tháng 10 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 9/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 9/2013
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý III/2013
• Báo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý III/2013
Ngày
30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý III/2013
• Thuế TNCN Quý III/2013
• Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý III/2013
• Nộp thuế TNDN tạm tính Quý III/2013
• Hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý III/2012 với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 11 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 10/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 10/2013
Tháng 12 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 11/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 11/2013
Tháng 1 năm 2014
Ngày 10 • Thuế môn bài năm 2014
• Tờ khai thuế môn bài năm 2013 trường hợp công ty thay đổi vốn điều lệ
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 12/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 12/2013
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý IV/2013
• Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý IV/2013
Ngày
30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý IV/2013
• Thuế TNCN quý IV/2013
Ngày
31 • Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý IV/2013
• Thuế TNDN tạm tính Quý IV/2013
• Hạn nộp Thuế TNDN tạm tính quý IV/2012 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 2 năm 2014
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 1/2013
• Các loại thu�� phát sinh trong tháng 1/2013
Ngày 25 • Báo cáo thanh quyết toán hóa đơn năm 2013
Tháng 3 năm 2014
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 2/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 2/2013
Ngày
30 • Báo cáo tài chính năm 2013
• Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2013
• Báo cáo quyết toán thuế TNCN năm 2013
• Thuế TNDN năm 2013
• Thuế TNCN năm 2013


Công tác sắp sếp sổ sách và kiểm tra sổ sách:

SO SACH KE TOAN:
1 - Công tác sắp xếp chứng từ gốc
- Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính , các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thế
- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo
Hóa đơn bán ra phải kẹp theo Phiếu thu nếu bán ra hoặc thu tiền vào đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho , kẹp theo hợp đồng và thanh lý nếu có.
Hóa đơn mua vào (đầu vào) phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có.
Nếu bán chịu phải kẹp phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có. ,...
Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
- Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.

2 - Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc Biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm

3 - Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK)
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký chi tiền
- Số nhật ký thu tiền
- Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
- Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
- Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

4 - Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra:
Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.

5 - Hồ sơ pháp lý
- Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
- Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế
6 – Kiểm tra chi tiết khác:
Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
Kiểm tra các khoản phải trả
Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
Đầu vào và đầu ra có cân đối
Kiểm tra ký tá có đầy đủ
Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp : Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ
Nội dung công việc sẽ thực hiện :
1. Kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ kế toán;
2. Kiểm tra việc định khoản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
3. Kiểm tra việc lập và kê khai báo cáo thuế VAT hàng tháng;
4. Kiểm tra lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
5. Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
6. Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính theo quy định;
7. Điều chinh các sai sót, chưa phù hợp với quy định của pháp luật;
8. Thiết lập lại số sách kế toán, báo cáo thuế theo đúng quy định của các luật thuế;
9. Thực hiện điều chỉnh các báo cáo thuế khi có sai lệch;
10. Làm việc và giải trình với cơ quan thuế.

---------- Post added at 08:20 ---------- Previous post was at 08:19 ----------

Công việc in sổ là của kế toán do đó sau khi in cần có bìa Ngoài và Trong cho sổ sách kế toán
bia ngoai.doc
bia ngoai.doc
Chung tu thu chi.doc



Kỹ năng kiểm tra sổ sách kế toán:
 Nhật ký chung: rà soát lại các định khoản kế toán xem đã định khoản đối ứng Nợ - Có đúng chưa, kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng phát sinh ở Nhật Ký chung = Tổng phát sinh Ở Bảng Cân đối Tài Khoản
 Bảng cân đối tài khoản: Tổng Số Dư Nợ đầu kỳ = Tổng số Dư Có đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang, Tổng Phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh ở Nhật Ký Chung trong kỳ, Tổng Số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ; Nguyên tắc Tổng Phát Sinh Bên Nợ = Tổng Phát Sinh Bên Có
 Tài khoản 1111 tiền mặt: Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1111 = Số phát sinh Nợ Có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt, Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt
 Tài khoản 112 tiền gửi ngân hàng: Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê, Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê
 Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh
 Tài khoản 142,242,214: số tiền phân bổ tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ có khớp với số phân bổ trên số cái tài khoản 142,242,214

Thuế Đầu ra – đầu vào:
 Tài khoản 1331: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO, Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22]; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO
 Tài khoản 33311: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-1_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO, Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22]; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO
Nếu trong tháng phát sinh đầu ra > đầu vào => nộp thuế thì số dư cuối kỳ Có TK 33311 = chỉ tiêu [40] tờ khai thuế tháng đó
Nếu còn được khấu trừ tức đầu ra < đầu vào => thuế còn được khấu trừ kỳ sau chỉ tiêu [22] = số dư đầu kỳ Nợ TK 1331, số dư Cuối Kỳ Nợ 1331 = chỉ tiêu [43]

 Hàng tồn kho
+Số dư đầu kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn đầu kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+Số Phát sinh Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Nhập trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+Số Phát sinh Có Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Xuất trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn

+Số dư cuối kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn cuối kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+ Tổng phát sinh Nhật Ký chung = Tổng phát sinh (Nợ Có) trong kỳ trên bảng Cân đối phát sinh
+ Các Tài khoản Loại 1 và 2 ko có số dư Có ( trừ lưỡng tính 131,214,129,159..) chỉ có số dư Nợ, cũng ko có số dư cuối kỳ âm
+ Các tải khoản loại 3.4 ko có số dư Nợ ( trừ lưỡng tính 331,421...) chỉ có số dư Có, ko có số dư cuối kỳ âm
+ Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 : sổ cái và cân đối phát sinh phải = 0 , nếu > 0 là làm sai do chưa kết chuyển hết
+ TỔNG CỘNG TÀI SẢN = TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN trên Bảng Cân đối kế toán


Về lương là lao động :
Căn cứ để ghi nhận là chi phí hợp lý là:
Để là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương
= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào
= > Nếu Họ đã đóng bảo hiểm nơi khác thì ko cần phải đóng bảo hiểm ở công ty bạn

Lương căn bản là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động ( doanh nghiệp) với người lao động,thông thường các doanh nghiệp lấy lương căn bản = lương tối thiểu vùng để giảm chi phí khi tham gia bảo hiểm , LCB càng cao => tiền bảo hiểm càng lớn => doanh nghiệp đóng tiền nhiều , nên doanh nghiệp khi ký hợp đồng thấp = lương tối thiểu vùng hoặc cao hơn 1 chút mà thôi, căn cứ vào thang bảng lương để ký kết hợp đồng cho các mức lương căn bản em, trên thang bảng lương có quy đinh rõ mức lương cho các chức vụ , mức lương khởi điểm bao giờ cũng >= lương tối thiểu vùng
= > Bảo hiểm là bắt buộc dù là 1 người cũng phải đóng và đó là quyền lợi của người lao động => nếu bạn là nhân viên nên đòi quyền lợi chính đáng cho mình

Với công nhân và nhân viên thời vụ:
< 03 tháng thì không phải đóng bảo hiểm
> 3 tháng thì phải tham gia đóng bảo hiểm

Tham khảo các mẫu lương:
BẢNG CHẤM CÔNG TỰ ĐỘNG HAY
Tác giả: Trần Văn Bình - 0913018002
BANG CHAM CONG


THANG BẢNG LƯƠNG:
TBLUONG

BẢNG LƯƠNG MẪU
Thue TNCN

Luong T1 nam 2012

Luong T1 nam 2012 xuan thao pp2 sua lai

Luong]Simple File Sharing and Storage. T1 nam 2012.rar

luong 2010

Luong & CC T03-2012

Hợp đồng lao động thời vụ:
HĐLĐ quy I KML nam 2012

Luong T1 nam 2012 xuan thao pp2 sua lai

Tong hop quyet toan TNCN 334 2012 dien nhan

BẢNG LƯƠNG
luong 2010

TNCN:
Thue TNCN

Luong T1 nam 2012

Luong T1 nam 2012 xuan thao pp2 sua lai
 
Sửa lần cuối:
Ðề: doanh nghiệp mới thành lập

dài thế . hoa cả mắt .up lên lúc rảnh ta đọc
 
Ðề: doanh nghiệp mới thành lập

"Đường tuy ngắn, không đi không đến. Việc tuy nhỏ, không làm không xong..."
ko đi được ta giáng ta bò, đường tuy dài rùi lết cũng tới nơi :501::501::501:
 
Ðề: doanh nghiệp mới thành lập

"Đường tuy ngắn, không đi không đến. Việc tuy nhỏ, không làm không xong..."
ko đi được ta giáng ta bò, đường tuy dài rùi lết cũng tới nơi :501::501::501:
thang bảng lương cho nhân viên thời vụ thì để mức lương bao nhiêu thì không phải khấu trừ thuế TNCN hàng tháng, cty chưa đăng ký lao động thì có giới hạn thời gian là bao lâu ko, và chưa đăng ký lao động thì tiền lương đó có phải là chi phí hợp lý ko?vì hàng tháng m ko có khấu trừ lương.mà cty đang khó khăn nên lương ko đc lãnh đúng hẹn mà toàn kéo dài và cho tạm ứng chi tiêu thôi. và đối với cty sản xuất nhỏ theo đơn hàng có nhiều sản phẩm thiwf lập định mức và form biễu mẫu thế nào ah, có thể cho m xin tham khảo đc không?
thanks!
cái doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ gia dụng này sao khó thế, đúng là càng nhỏ càng phức tạp và nhiều vấn đề quá.
 
Ðề: doanh nghiệp mới thành lập

Ai chà, hoa mắt quá, không thể đọc hết 1 lèo được và cũng chưa thể hiểu hết..chắc có lẽ nghiền ngẫm dài dài. Sơ qua thì t thấy nó rất có ích ...haizza, phiền bạn dài dài rồi đó
 
file sổ sách nhật ký chung bắt đầu từ tháng 7 thôi ạ. không có file nào bắt đầu từ tháng 1 sao ạ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top