Ðề: định khoản TGNH
Theo chuẩn mực số 29 Phải phân biệt 03 Trường hợp: Thay đổi chính sách kế toán, uớc tính kế toán và sai sót kế toán. Thế này nhé tôi tạm nói qua chuẩn mực thế này:
Thứ nhất bạn phải hiểu, Thế nào là điều chỉnh hồi tố và thế nào là điều chỉnh phi hồi tố:Tạm hiểu thế này
1. Điều chỉnh hồi tố: chính là điều chỉnh trên số liệu cột thông tin so sánh (ví dụ trong bảng cân đối kế toán cột điều chỉnh là cột số đầu năm, trong báo cáo kết quả HDKD số điều chỉnh là cột số năm trước)
2. Điều chỉnh phi hồi tố là điều chỉnh xem như một nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
Bây giờ: bạn phải hiểu thế nào là Sai sót kế toán, thay đổi uớc tính kế toán, Thay đổi chính sách kế toán, trong chuẩn mực nói rất kỹ.
Thay đổi chính sách kế toán là việc thay đổi các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể mà doanh nghiệp đã áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, như: Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho; thay đổi phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái; thay đổi phương pháp kế toán chi phí đi vay,...
Thay đổi ước tính kế toán là việc điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả hoặc giá trị tiêu hao định kỳ của tài sản được tạo ra từ việc đánh giá tình trạng hiện thời và lợi ích kinh tế trong tương lai cũng như nghĩa vụ liên quan đến tài sản và nợ phải trả đó.
Ví dụ về thay đổi ước tính kế toán:
+ Thay đổi ước tính kế toán đối với các khoản phải thu khó đòi;
+ Thay đổi ước tính kế toán về giá trị hàng tồn kho lỗi mốt;
+ Thay đổi ước tính kế toán về thời gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng TSCĐ;
+ Thay đổi ước tính kế toán về nghĩa vụ bảo hành sản phẩm.
Sai sót có thể phát sinh từ việc ghi nhận, xác định giá trị, trình bày hoặc thuyết minh các khoản mục trên báo cáo tài chính.
Sai sót bao gồm: Sai sót do tính toán, áp dụng sai chính sách kế toán, bỏ quên, hiểu hoặc diễn giải sai các sự việc và gian lận.
- Sai sót do tính toán là sai sót do tính nhầm dẫn đến việc ghi nhận sai, như tính nhầm giá trị tài sản, khoản phải thu, nợ phải trả, khoản chi phí, ...
- Áp dụng sai chính sách kế toán là sai sót do hiểu sai chuẩn mực kế toán nên vận dụng sai chính sách kế toán, hoặc chuẩn mực kế toán mới đã có hiệu lực nhưng doanh nghiệp vẫn áp dụng chuẩn mực cũ;
- Bỏ quên không ghi nhận một hoặc một vài giao dịch kinh tế nào đó như mua TSCĐ nhưng bỏ quên chưa ghi sổ TSCĐ; bán hàng nhưng chưa ghi nhận doanh thu và khoản phải thu,....
- Hiểu hoặc diễn giải sai các sự việc là sai sót do hiểu sai các sự việc, như: Theo quy định thì TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh thì không được trích khấu hao nhưng doanh nghiệp hiểu sai lại đánh giá lại và tiếp tục trích khấu hao.
- Gian lận là sai sót do cố ý gây ra, như: Thu tiền của người mua hàng không nộp quỹ mà sử dụng cho cá nhân; lấy tiền công quỹ, hàng tồn kho sử dụng cho cá nhân,...
Như vậy
1. Nếu là thay đổi chính sách kế toán: Phải bắt buộc áp dụng hồi tố, nghĩa là khi có sự thay đổi chính sách kế toán, bạn phải lập bảng kê ảnh hưởng của năm thay đổi và xác định các ảnh hưởng lũy kế đến năm hiện tại và điều chỉnh số liệu trên cột thông tin so sánh trên báo cáo tài chính.
Nếu là sai sót kế toán của các năm trước năm nay phát hiện ra sẽ có 02 trường hợp:
Nếu là Sai sót trọng yếu :-> Áp dụng hồi tố :có nghĩa là điều chỉnh thông tin trên cột so sánh
Nếu là sai sót không trọng yếu: Điều chỉnh phi hồi tố, tức là xem như nghiệp vụ phát sinh trong kỳ (Ví dụ năm nay phát hiện nghiệp vụ kế toán năm ngoái bị ghi sai không trọng yếu-> điều chỉnh vào năm nay)
Theo KTH thì
1. Vụ này bạn nên trình bày với KTT để KTT cho hướng hiải quyết.
2. Nếu ko có KTT thì bạn nên điều chỉnh trực tiếp vào năm nay (theo mình thì nên làm Bảng giải trình có chữ ký của KTT và Giám đốc kẹp vào đống chứng từ đó và làm Bút toán điều chỉnh.Nhớ phải nêu rõ đc nguyên nhân và ảnh hưởng đến Các TK và Bản giải trình trên cũng là chứng từ để bạn hạch toán nhé)