Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

chien-chien

New Member
Hội viên mới
Cty em bán hàng, khi mua khách hàng có tạm trả tiền bao đựng hàng rồi sẽ trả lại bao và lấy lại tiền tạm trả. Vậy đối với công ty em, trong thời gian đợi người ta trả bao thì nên hạch toán như thế nào là hợp lý? Em đang treo ở TK 141 có được không các pác?
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm giữ tiền hàng

Cty em bán hàng, khi mua khách hàng có tạm trả tiền bao đựng hàng rồi sẽ trả lại bao và lấy lại tiền tạm trả. Vậy đối với công ty em, trong thời gian đợi người ta trả bao thì nên hạch toán như thế nào là hợp lý? Em đang treo ở TK 141 có được không các pác?

Không treo ở TK 141 mà là TK 1388 bạn nhé.
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm giữ tiền hàng

Cty em bán hàng, khi mua khách hàng có tạm trả tiền bao đựng hàng rồi sẽ trả lại bao và lấy lại tiền tạm trả. Vậy đối với công ty em, trong thời gian đợi người ta trả bao thì nên hạch toán như thế nào là hợp lý? Em đang treo ở TK 141 có được không các pác?
Khỏi định khoản. Bạn ghi biên nhận rồi sau này nhận lại tiền thì xé biên nhận,
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm giữ tiền hàng

Cty em bán hàng, khi mua khách hàng có tạm trả tiền bao đựng hàng rồi sẽ trả lại bao và lấy lại tiền tạm trả. Vậy đối với công ty em, trong thời gian đợi người ta trả bao thì nên hạch toán như thế nào là hợp lý? Em đang treo ở TK 141 có được không các pác?

Bạn treo ở TK 3388 "Phải trả khác"
khi nhận tiền nợ 111/có 3388
khi trả lại tiền cho họ ghi nợ 3388/có 111
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Cty em bán hàng, khi mua khách hàng có tạm trả tiền bao đựng hàng rồi sẽ trả lại bao và lấy lại tiền tạm trả. Vậy đối với công ty em, trong thời gian đợi người ta trả bao thì nên hạch toán như thế nào là hợp lý? Em đang treo ở TK 141 có được không các pác?
tk 141 chỉ sử dụng cho nội bộ cty thôi bạn ah.
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm giữ tiền hàng

Khỏi định khoản. Bạn ghi biên nhận rồi sau này nhận lại tiền thì xé biên nhận,
pác LY mún chít àh? Thế khoản tìn đó trong thời ran chờ họ lấy lại để mần chi??:demtien:..tiền..tiền..
-----------------------------------------------------------------------------------------
Cty em bán hàng, khi mua khách hàng có tạm trả tiền bao đựng hàng rồi sẽ trả lại bao và lấy lại tiền tạm trả. Vậy đối với công ty em, trong thời gian đợi người ta trả bao thì nên hạch toán như thế nào là hợp lý? Em đang treo ở TK 141 có được không các pác?
Bạn nên dùng tk 338 để áp dụng cho trường hợp này nhá..đừng nghe pác LY xúi rại nhá:demtien:tiền..tiền
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

cho vào tk 3386 bạn nhé:tinhtoan:
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Khi nói đến bao bì thì các bạn hãy định khoản như sau:
-bao bì được xem như công cụ dụng cụ vì nó được sử dụng nhiều lần,nên bạn phải định khoản thế này mới đúng:
NỢ 111
CÓ 153
-sau khi người ta trả bao bì và đòi lại tiền thì bạn hãy định khoản ngược lại!!!
ngoài bao bì còn có mấy sản phẩm nước giải khác,bia rượu(vỏ chai đấy)
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm giữ tiền hàng

Không treo ở TK 141 mà là TK 1388 bạn nhé.

Em cảm ơn ý kiến của bác nhưng pác giải thích cho em tại sao lại treo ở 1388 được không ạ. Nếu xác định người ta không trả bao thì mình mới theo dõi trên phải thu khác chứ hiện tại em đang trong thời gian đợi người ta trả bao, chưa xác định được là có trả bao hay chấp nhận bồi thường gì cả pác ạ.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Khỏi định khoản. Bạn ghi biên nhận rồi sau này nhận lại tiền thì xé biên nhận,

Pác love ơi, chỗ em khi bán có nhiều khách hàng lạ em làm biên nhận không thì theo dõi không xuể và mất công nữa,hiện tại người kế toán làm trước em cứ treo 141 như thế mà chẳng biết khi nào người ta trả bao cả. lâu lâu xem lại thấy ngán bà cố luôn. Pác có cao kiến gì giúp em với. Ghi biên nhận không thì không ổn.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Khi nói đến bao bì thì các bạn hãy định khoản như sau:
-bao bì được xem như công cụ dụng cụ vì nó được sử dụng nhiều lần,nên bạn phải định khoản thế này mới đúng:
NỢ 111
CÓ 153
-sau khi người ta trả bao bì và đòi lại tiền thì bạn hãy định khoản ngược lại!!!
ngoài bao bì còn có mấy sản phẩm nước giải khác,bia rượu(vỏ chai đấy)
@trung làm như vậy là mình xuất bán CCDC rùi đó..thế thì sau này phải đưa vào doanh thu đó, đằng này người ta sẽ trả lại bì để lấy tiền mà.
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Cty em bán hàng, khi mua khách hàng có tạm trả tiền bao đựng hàng rồi sẽ trả lại bao và lấy lại tiền tạm trả. Vậy đối với công ty em, trong thời gian đợi người ta trả bao thì nên hạch toán như thế nào là hợp lý? Em đang treo ở TK 141 có được không các pác?

Bạn làm như sau:
+ Lập một sổ theo dõi bao bì luân chuyển.
Khi xuất bao bì luân chuyển hạch toán:
Nợ TK 1388
Có TK 153
Chi tiết cho từng đối tượng.
Khi họ đặt cọc tiền
Nợ TK 1111
Có TK 3388
Khi họ trả lại bao bì thì hạch toán ngược lại
Trường hợp nếu họ làm mất bao bì phải đền tiền thì hạch toán
Nợ TK 3388
Có TK 1388
Thực tế trong trường hợp này chỉ là sự hoán đổi TK 3388 và 1388 còn bút toán cuối cùng thể hiện số tiền thu về và tài sản bị khách hang đánh mất là
Nợ TK 1111
Có TK 153

Chào bạn!
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Thực tế trong trường hợp này chỉ là sự hoán đổi TK 3388 và 1388 còn bút toán cuối cùng thể hiện số tiền thu về và tài sản bị khách hang đánh mất là
Nợ TK 1111
Có TK 153

Nếu như vậy là xuất 2 lần CCDC àh
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm giữ tiền hàng

Khỏi định khoản. Bạn ghi biên nhận rồi sau này nhận lại tiền thì xé biên nhận,
Love ơi nếu viết biên nhận với nhau thì làm sao mà theo dõi được, Tốt nhất là theo dõi trên TK 1388 như bài 2 là được
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Nếu như vậy là xuất 2 lần CCDC àh

Bạn đọc kỹ nhé, cái tôi viết ở dưới là phân tích cho người làm hiểu về bản chất của việc hạch toán.
Thực tế trong trường hợp này chỉ là sự hoán đổi TK 3388 và 1388 còn bút toán cuối cùng thể hiện số tiền thu về và tài sản bị khách hang đánh mất là
Nợ TK 1111
Có TK 153
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Khi xuất N1388/C1532
khi trả
1. Nếu đúng: N1532/C1388
2. Thiếu: N111.112/C1388
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

@trung làm như vậy là mình xuất bán CCDC rùi đó..thế thì sau này phải đưa vào doanh thu đó, đằng này người ta sẽ trả lại bì để lấy tiền mà.

Mình cũng nghĩ như bạn, nhưng theo bạn thì mình nên hạch toán thế nào. Theo các ý kiến treo trên TK như: TK 1388, 3388.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Khi xuất N1388/C1532
khi trả
1. Nếu đúng: N1532/C1388
2. Thiếu: N111.112/C1388


Khi xuất thì đồng thời với việc em có giữ tiền cọc số bao khách hàng mượn rùi, nên trong thời gian chưa trả bao thì em đã nhận đủ tiền bao nhưng chưa xác định khi nào khách hàng trả để mà hạch toán là thu hay phải trả mà chỉ tạm treo số tiền đã thu.Nếu em hạch toán như trên thì không thể hiện được số tiền em tạm giữ của khách hàng để theo dõi rùi.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Mình cũng nghĩ như bạn, nhưng theo bạn thì mình nên hạch toán thế nào. Theo các ý kiến treo trên TK như: TK 1388, 3388.

Mình nghĩ nên ĐK:
Lúc đưa cho KH:
N1381
C153 (Xuất CCDC ra SD)
Lúc KH trảlại BB vàlấy lại tiền:
N338
C111
Lúc này khoản 138 và 338 sẽ cấn trừ qua nhau và =0
Bạn thấy ok ko? :demtien:tiền..tiền..
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Bao bì luân chuyển cũng là 1 loại chi phí về CCDC mà cty phải chịu để bán hàng.
Khi xuất kho bao bì luân chuyển (còn mới) để sử dụng thì cty cũng theo dõi như các loại CCDC khác:
- Xuất dùng: N142,242/C153
- Định kỳ phân bổ: N641/C142,242

Mặc dù bao bì luân chuyển do khách hàng quản lý và sử dụng (ngoài khuôn viên cty) nhưng nó vẫn thuộc quyền sở hữu của cty, không phải thuộc sở hữu của khách hàng (dù là có đặt cọc), do đó ta vẫn theo dõi như CCDC của cty đang sử dụng, không ghi nhận 138.

Nhận tiền đặt cọc, tiền này chưa thể hiện quan hệ mua bán nên ta vẫn ghi :
- N111/C338

Nếu khách hàng làm mất, hư và ta bắt đền:
- N138,111,338/C511 (hoặc 711): giá thoả thuận.
- N632 (hoặc 811)/C142,242 : giá trị còn lại chưa phân bổ hết.

Nếu khách hàng trả lại đủ bao bì, không hư hỏng, mất mát:
- Nếu không nhập lại kho mà tiếp tục luân chuyển thì chỉ theo dõi trên sổ theo dõi CCDC, bao bì sử dụng.
- Nếu cất lại vào kho : N153/C142,242 - giá trị còn lại chưa phân bổ hết.
- Trả lại tiền cọc cho khách: N338/C111.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Bao bì luân chuyển cũng là 1 loại chi phí về CCDC mà cty phải chịu để bán hàng.
Khi xuất kho bao bì luân chuyển (còn mới) để sử dụng thì cty cũng theo dõi như các loại CCDC khác:
- Xuất dùng: N142,242/C153
- Định kỳ phân bổ: N641/C142,242

Mặc dù bao bì luân chuyển do khách hàng quản lý và sử dụng (ngoài khuôn viên cty) nhưng nó vẫn thuộc quyền sở hữu của cty, không phải thuộc sở hữu của khách hàng (dù là có đặt cọc), do đó ta vẫn theo dõi như CCDC của cty đang sử dụng, không ghi nhận 138.

Nhận tiền đặt cọc, tiền này chưa thể hiện quan hệ mua bán nên ta vẫn ghi :
- N111/C338

Nếu khách hàng làm mất, hư và ta bắt đền:
- N138,111,338/C511 (hoặc 711): giá thoả thuận.
- N632 (hoặc 811)/C142,242 : giá trị còn lại chưa phân bổ hết.

Nếu khách hàng trả lại đủ bao bì, không hư hỏng, mất mát:
- Nếu không nhập lại kho mà tiếp tục luân chuyển thì chỉ theo dõi trên sổ theo dõi CCDC, bao bì sử dụng.
- Nếu cất lại vào kho : N153/C142,242 - giá trị còn lại chưa phân bổ hết.
- Trả lại tiền cọc cho khách: N338/C111.
Nếu là BB chỉ sử dụng được một lần thì sao?
Có phải ta nên đưa qua 138 và 338 không?
 
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Nếu là BB chỉ sử dụng được một lần thì sao?
Có phải ta nên đưa qua 138 và 338 không?
Nếu bao bì chỉ sử dụng 1 lần thì không gọi là bao bì luân chuyển và chẳng ai thu lại của khách (đồng thời lại bắt khách đóng tiền cọc).
Bao bì sử dụng 1 lần sẽ tính cả vào giá bán.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top