Định khoản chi phí trích trước

Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Mời bạn trích giùm chỗ nào ghi ý nghĩa không là tập hợp chi phí.
Để đơn giản cho bạn, cho bạn ví dụ sau về mà tự suy nghĩ:
Ngày 29/1 - Mua CPU: N142/C111: 8tr
Ngày 30/1 - Mua màn hình LCD: N142/C111: 1,6tr
Sổ theo dõi CCDC: máy tính 9,6tr - Phân bổ 12 tháng - 0,8tr/tháng.
Ngày 31/1: Phân bổ N642/C142: 0,8tr
-----------------------------------------------------------------------------------------
Vứt cái phần mềm đó đi nếu nó không tính được phân bổ 1 CCDC (nếu nó xem CPU là 1 CCDC và màn hình LCD là 1 CCDC khác)

Nếu vậy phải làm thêm một việc nữa là thực hiện hợp nhất CPU và màn hình LCD lại thành 1 CCDC.
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Mời bạn trích giùm chỗ nào ghi ý nghĩa không là tập hợp chi phí.
Để đơn giản cho bạn, cho bạn ví dụ sau về mà tự suy nghĩ:
Ngày 29/1 - Mua CPU: N142/C111: 8tr
Ngày 30/1 - Mua màn hình LCD: N142/C111: 1,6tr
Sổ theo dõi CCDC: máy tính 9,6tr - Phân bổ 12 tháng - 0,8tr/tháng.
Ngày 31/1: Phân bổ N642/C142: 0,8tr
-----------------------------------------------------------------------------------------
Vứt cái phần mềm đó đi nếu nó không tính được phân bổ 1 CCDC (nếu nó xem CPU là 1 CCDC và màn hình LCD là 1 CCDC khác)
Bạn xem hướng dẫn trong chế độ kế toán xem có bút toán như của bạn không. Trong chế độ kế toán không quy định việc tập hợp các khoản chi phí phát sinh nhiều, sau đó mới phân bổ qua 142, 242. Mặt khác khi làm phần mềm nếu khai báo 142, 242 là tài khoản tập hợp chi phí thì sẽ rất phức tạp, rắc rối không cần thiết khi nhập liệu.
Nếu làm như bạn thì tại sao không hạch toán qua 241, sau đó hoàn thành thì kết chuyển sang 142, 242. Mặt khác nếu đến cuối kỳ mà chưa hoàn thành việc sửa chữa thì để số dư ở trên 241 sẽ hợp lý hơn.
Đồng ý với bác Namtuoc:
Nếu vậy phải làm thêm một việc nữa là thực hiện hợp nhất CPU và màn hình LCD lại thành 1 CCDC.
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Vì ngay từ đầu tôi đã biết trước chi phí này không đủ tiêu chuẩn TSCD.
Vì tôi mua CPU và màn hình ở 2 nơi khác nhau, và vì tôi ví dụ đơn giản chẳng hạn như chi phí lắp ráp trả thợ thuê ngoài là 100.000 đồng nữa, như vậy tôi có đến 2-3 tờ phiếu chi, và mỗi cái định khoản riêng. Trên sổ 142 tôi phải tập hợp lại thành 1 và tính phân bổ 1 lần. Việc này không đẻ thêm công việc vì bản thân sổ chi tiết 142 đã phải có sẵn các phần: các chi phí phát sinh, trị giá cần phân bổ, tiêu thức phân bổ, thời gian phân bổ, thời điểm bắt đầu phân bổ, thời điểm kết thúc phân bổ, đối tượng chi phí phân bổ vào ... và phải nhóm lại từng CCDC.
Tại sao tôi không ghi vào TK nhóm 2? Vì nó rõ ràng là tài sản lưu động.
Vậy sao không ghi vào các TK khác?
Nếu ghi vào 153 trong khi thực tế không nhập kho -> không có phiếu nhập để ghi sổ.
Nếu ghi vào 154 -> rất buồn cười vì không ai ghi vào 154 cả.
Nếu ghi vào 642 rồi sau đó ghi xuất ngược ra C642/N142 thì cũng rất ngộ, bản chất không khác gì ghi N154 cả.
Kết luận: tập hợp chi phí vào 142 trước khi lập kế hoạch phân bổ là bình thừong.
-----------------------------------------------------------------------------------------
1 - Trong chế độ kế toán không quy định việc tập hợp các khoản chi phí phát sinh nhiều, sau đó mới phân bổ qua 142, 242.
2 - Mặt khác khi làm phần mềm nếu khai báo 142, 242 là tài khoản tập hợp chi phí thì sẽ rất phức tạp, rắc rối không cần thiết khi nhập liệu.
3 - Nếu làm như bạn thì tại sao không hạch toán qua 241, sau đó hoàn thành thì kết chuyển sang 142, 242. Mặt khác nếu đến cuối kỳ mà chưa hoàn thành việc sửa chữa thì để số dư ở trên 241 sẽ hợp lý hơn.
1 - Bạn nêu nêu rõ đoạn nào "cấm" đi.
2 - Ngay cả phần mềm HTKK nếu không đáp ứng yêu cầu mẫu biểu của TT60 thì Tổng Cục Thuế cũng nói tạm chấp nhận chờ nâng cấp.
3 - Tiêu chuẩn nào xác định hợp lý? Nhất là khi ta dùng sai nội dung tài khoản, khi mà ta ghi tài sản lưu động vào tài sản cố định.
Số dư nằm ở 142 có gì là không được? Tại sao có số dư ở 154 thì không ai thắc mắc mà lại không cho 142 có số dư?
Giữa 242 và 241 là do ta đã xác định sửa chữa có tăng nguyên giá hay không rồi.
Nếu không xác định được trước thì hãy nên ưu tiên ghi 241 (đây là kinh nghiệm, lấy số nhỏ làm default, không ai quy định cả).
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

1 - Bạn nêu nêu rõ đoạn nào "cấm" đi.
Trong chế độ không có từ "cấm" nhưng không nêu các trường hợp hạch toán chủ yếu là tập hợp Chi phí sửa chữa lớn TSCD vào 142, 242, 335. Theo em không phải mấy bác biên soạn chế độ kế toán không biết mà do các bác ấy cho rằng nên tập hợp qua 2413, sau đó hoàn thành mới kết chuyển như các bác ấy hướng dẫn ở phần tài khoản 241.
2 - Ngay cả phần mềm HTKK nếu không đáp ứng yêu cầu mẫu biểu của TT60 thì Tổng Cục Thuế cũng nói tạm chấp nhận chờ nâng cấp.
Phần mềm kế toán cần tuân thủ tiêu chuẩn về phần mềm kế toán trong thông tư 53/2006, nếu phần mềm chưa update được mẫu biểu thông tư 60 em cũng không vi phạm chế độ kế toán, em làm thuế bằng phần mềm khác, update sau cũng không sao.
3 - Tiêu chuẩn nào xác định hợp lý? Nhất là khi ta dùng sai nội dung tài khoản, khi mà ta ghi tài sản lưu động vào tài sản cố định.
Số dư nằm ở 142 có gì là không được? Tại sao có số dư ở 154 thì không ai thắc mắc mà lại không cho 142 có số dư?
Giữa 242 và 241 là do ta đã xác định sửa chữa có tăng nguyên giá hay không rồi.
Bác xem lại phần tài khoản 241 trong chế độ kế toán. Trong khi việc tập hợp trên 142, 242, 335 rắc rối, (không đúng bản chất nếu trừ thẳng vào 335) thì tại sao không hạch toán qua tài khoản trung gian 2413 cho đơn giản.
Hầu hết các phần mềm đều yêu cầu khai báo tính chất tài khoản (trong đó có tính chất tập hợp CP hay không) để thuận tiện cho việc nhập liệu.
Trong chế độ kế toán VN có những loại tài khoản để tập hợp CP như 154, 241, 62X, 64X. Nếu chọn tính chất tài khoản chi phí cho 142, 242, 335 thì cứ hạch toán liên quan đến tài khoản này thì các phần mềm đều yêu cầu khai báo mã đối tượng tập hợp chi phí=> mất thời gian không cần thiết khi nhập liệu.
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Rồi. Bây giờ thống nhất là lý do phần mềm không đáp ứng là không được rồi, phải không?
Thực tế là phần mềm bạn đang dùng vẫn sẵn sàng cho việc khai báo các mục phân bổ và trích trước. Các sổ chi tiết của 142, 242 và 335 vẫn phải in ra riêng biệt từng khoản như là: sửa nhà, sửa máy A, sửa máy B, thau chậu đựng cá, sô thùng đựng sơn ... vì chúng có thời gian phân bổ khác nhau không gộp lại chung thành duy nhất 1 con số ở số dư cấp tài khoản cấp 1 được.
Nghĩa là các TK đó còn số dư cũng như phát sinh đều đều hàng tháng nên buộc phải có mã chi tiết cho từng mục, và vì bắt buộc dù có đi ngang qua 241 hay không, nên không có nói là rắc rối hơn được.

Trong chế độ không có từ "cấm" nhưng không nêu các trường hợp hạch toán chủ yếu là tập hợp Chi phí sửa chữa lớn TSCD vào 142, 242, 335. Theo em không phải mấy bác biên soạn chế độ kế toán không biết mà do các bác ấy cho rằng nên tập hợp qua 2413, sau đó hoàn thành mới kết chuyển như các bác ấy hướng dẫn ở phần tài khoản 241.

Bác xem lại phần tài khoản 241 trong chế độ kế toán. Trong khi việc tập hợp trên 142, 242, 335 rắc rối, (không đúng bản chất nếu trừ thẳng vào 335) thì tại sao không hạch toán qua tài khoản trung gian 2413 cho đơn giản.
Vậy chỉ còn lại vấn đề nhìn nhận, đánh giá:
Các định khoản đó là hướng dẫn và các cuốn sách khác nhau do các thầy khác nhau biên soạn vẫn có 1 số chi tiết khác nhau chút ít.
Quan trọng là chuẩn mực kế toán. Hiển nhiên nghiệp vụ này cũng thuộc dạng thông dụng, chủ yếu.
Giữa định khoản theo hướng dẫn mà: "Theo em không phải mấy bác biên soạn chế độ kế toán không biết mà do các bác ấy cho rằng nên tập hợp qua 2413";
Và việc ta biết chắc nó là 1 tài sản ngắn hạn nhưng vẫn ghi nó vào nhóm 2 - tài sản dài hạn.
Giữa Chuẩn mực và Hướng dẫn, ta cần chọn cái nào quan trọng hơn.
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Rồi. Bây giờ thống nhất là lý do phần mềm không đáp ứng là không được rồi, phải không?.
Chỗ này bác hiểu sai ý em: Em nói rằng phần mềm không đưa được ra mẫu báo cáo thuế theo TT 60 thì vẫn dùng được, không vi phạm chế độ kế toán nếu nó đáp ứng được TT53.
Thực tế là phần mềm bạn đang dùng vẫn sẵn sàng cho việc khai báo các mục phân bổ và trích trước. Các sổ chi tiết của 142, 242 và 335 vẫn phải in ra riêng biệt từng khoản như là: sửa nhà, sửa máy A, sửa máy B, thau chậu đựng cá, sô thùng đựng sơn ... vì chúng có thời gian phân bổ khác nhau không gộp lại chung thành duy nhất 1 con số ở số dư cấp tài khoản cấp 1 được.
Nghĩa là các TK đó còn số dư cũng như phát sinh đều đều hàng tháng nên buộc phải có mã chi tiết cho từng mục, và vì bắt buộc dù có đi ngang qua 241 hay không, nên không có nói là rắc rối hơn được.
Nếu bác hạch toán thẳng vào 335 thì nó vô tình đã trừ thẳng vào CP trích trước, trên sổ kế toán sẽ không thể hiện số dư của các công trình đang làm dở.

Vậy chỉ còn lại vấn đề nhìn nhận, đánh giá:
Các định khoản đó là hướng dẫn và các cuốn sách khác nhau do các thầy khác nhau biên soạn vẫn có 1 số chi tiết khác nhau chút ít.
Quan trọng là chuẩn mực kế toán. Hiển nhiên nghiệp vụ này cũng thuộc dạng thông dụng, chủ yếu.
Giữa định khoản theo hướng dẫn mà: "Theo em không phải mấy bác biên soạn chế độ kế toán không biết mà do các bác ấy cho rằng nên tập hợp qua 2413";
Và việc ta biết chắc nó là 1 tài sản ngắn hạn nhưng vẫn ghi nó vào nhóm 2 - tài sản dài hạn.
Giữa Chuẩn mực và Hướng dẫn, ta cần chọn cái nào quan trọng hơn.
Vâng, em cũng đồng ý với bác là chuẩn mực là cái quan trọng hơn hướng dẫn. Tuy nhiên em lại quay lại vấn đề về hạch toán thẳng chi phí sửa chữa lớn vào TK 335, khi đó thông tin về CP sửa chữa dở dang sẽ không cung cấp được mà nó trừ thẳng vào CP trích trước.
Mặt khác nếu mà dự tính là phân bổ ngắn hạn thì có thể coi là sửa chữa nhỏ, hạch toán thẳng vào CP trong kỳ.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

ua vay tum lai la dinh khoan nao dung.đâu đầu quá..
Túm lại là bác cứ theo dõi, tự bản thân quyết định theo ý kiến thảo luận nào phù hợp với mình .
Thảo luận còn tiếp tục thì chứng tỏ mỗi người đều có lý lẽ riêng của mình .
@ Hientn : theo em thì khi đã xác định là chi phí sẽ đượ tính trong kỳ thì việc ghi nợ 335 để giảm chi phí trích trước có ý nghĩa : số trích trước đã được bù trừ theo đúng tinh thần của nó, việc theo dõi tổng chi phí scl dở dang không quan trọng bằng việc Tổng TS-V của BS bị nâng lên đúng bằng số đáng lẽ ra phải bị bù trừ .
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

@ Hientn : theo em thì khi đã xác định là chi phí sẽ đượ tính trong kỳ thì việc ghi nợ 335 để giảm chi phí trích trước có ý nghĩa : số trích trước đã được bù trừ theo đúng tinh thần của nó, việc theo dõi tổng chi phí scl dở dang không quan trọng bằng việc Tổng TS-V của BS bị nâng lên đúng bằng số đáng lẽ ra phải bị bù trừ .
Vẫn quan trọng và vẫn theo dõi được. Đó là số phát sinh bên Nợ 335 theo chi tiết của nó. Ngoài ra sổ chi tiết của nó phải được mở theo dõi riêng tình hình trích trước và chi phí thực tế phát sinh của riêng từng món.
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Vẫn quan trọng và vẫn theo dõi được. Đó là số phát sinh bên Nợ 335 theo chi tiết của nó. Ngoài ra sổ chi tiết của nó phải được mở theo dõi riêng tình hình trích trước và chi phí thực tế phát sinh của riêng từng món.
Thật ra là còn có nhiều cách làm
1. Trích trước thì ghi Có vào code X,Y,Z ...
2. Khi có chi phí phát sinh thì ghi Nợ code X',Y',Z'
3. Khi nào xong thì hạch toán Nợ & Có cùng tài khoản ( khác tiều khoản, khác code )
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Chỗ này bác hiểu sai ý em: Em nói rằng phần mềm không đưa được ra mẫu báo cáo thuế theo TT 69 thì vẫn dùng được, không vi phạm chế độ kế toán nếu nó đáp ứng được TT53.
Vậy là bạn cũng hiểu sai ý tôi luôn.

Tôi muốn nói là: Bộ TC phải tạm chấp nhận cái phần mềm HTKK đến 01/08.
Không thể nào nói tạm chấp nhận cái TT60.
Nếu quá sức chịu đựng mà cái phần mềm HTKK không nâng cấp nổi cho phù hợp TT60 thì Bộ cũng phải tuyên bố: vứt nó đi.
Cái nào lớn hơn? Phần mềm kế toán mà không ghi sổ kế toán theo thực tế phát sinh và quy định kế toán thì vứt nó hay sửa lại quy định hay là dẹp cty hay cho kế toán thôi việc?
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Vậy là bạn cũng hiểu sai ý tôi luôn.

Tôi muốn nói là: Bộ TC phải tạm chấp nhận cái phần mềm HTKK đến 01/08.
Không thể nào nói tạm chấp nhận cái TT60.
Nếu quá sức chịu đựng mà cái phần mềm HTKK không nâng cấp nổi cho phù hợp TT60 thì Bộ cũng phải tuyên bố: vứt nó đi.
Cái nào lớn hơn? Phần mềm kế toán mà không ghi sổ kế toán theo thực tế phát sinh và quy định kế toán thì vứt nó hay sửa lại quy định hay là dẹp cty hay cho kế toán thôi việc?
Bác nói vậy thì kế toán làm ra chỉ để mục đích kê khai thuế thôi à?
Phục vụ cho mục đích thuế chỉ là một trong các mục đích của kế toán.
Theo tôi việc phần mềm kế toán không đưa ra được các báo cáo thuế không thể coi là không chấp nhận được.
Phần mềm kế toán chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo thông tư 53 (và có thể là có thông tư bổ sung TT 53).
Việc tôi dùng phần mềm kế toán để làm kế toán, tôi xuất số liệu ra phần mềm kê khai thuế khác cũng không sao. Chỉ có điều là hơi chuối một chút. Nhưng mình nhắc lại là "hoàn toàn không thể coi là phần mềm đó không thể áp dụng làm kế toán"
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Nhưng mình nhắc lại là "hoàn toàn không thể coi là phần mềm đó không thể áp dụng làm kế toán"
Ặc, nói mãi mà vẫn còn cãi.
Phần mềm HTKK chỉ là 1 ví dụ.. Phần mềm phải đáp ứng yêu cầu công việc chứ không phải phần mềm có quyền yêu cầu ta nhập mã chi phí hay cấm không cho nhập mã chi phí. Nếu pác khẳng định phần mềm của pác là phần mềm kế toán thì nó phải làm được việc kế toán. Giúp cho kế toán viên chứ không phải là làm khổ kế toán thêm. Nếu xài không được thì vứt nó đi, chuyển sang ghi tay.
Xem lai đoạn này của pác nè:
Bạn xem hướng dẫn trong chế độ kế toán xem có bút toán như của bạn không. Trong chế độ kế toán không quy định việc tập hợp các khoản chi phí phát sinh nhiều, sau đó mới phân bổ qua 142, 242. Mặt khác khi làm phần mềm nếu khai báo 142, 242 là tài khoản tập hợp chi phí thì sẽ rất phức tạp, rắc rối không cần thiết khi nhập liệu.
Sau đó lại nói thêm:
Bác xem lại phần tài khoản 241 trong chế độ kế toán. Trong khi việc tập hợp trên 142, 242, 335 rắc rối, (không đúng bản chất nếu trừ thẳng vào 335) thì tại sao không hạch toán qua tài khoản trung gian 2413 cho đơn giản.
Hầu hết các phần mềm đều yêu cầu khai báo tính chất tài khoản (trong đó có tính chất tập hợp CP hay không) để thuận tiện cho việc nhập liệu.
Trong chế độ kế toán VN có những loại tài khoản để tập hợp CP như 154, 241, 62X, 64X. Nếu chọn tính chất tài khoản chi phí cho 142, 242, 335 thì cứ hạch toán liên quan đến tài khoản này thì các phần mềm đều yêu cầu khai báo mã đối tượng tập hợp chi phí=> mất thời gian không cần thiết khi nhập liệu.
Và cuối cùng lại nói:
Chỗ này bác hiểu sai ý em: Em nói rằng phần mềm không đưa được ra mẫu báo cáo thuế theo TT 69 thì vẫn dùng được, không vi phạm chế độ kế toán nếu nó đáp ứng được TT53.
Mà đến khi đó tôi có nói "Phần mềm kế toán phải in ra báo cáo thuế" bao giờ chưa?
Vậy mà pác cứ phang đại là:
Chỗ này bác hiểu sai ý em: Em nói rằng phần mềm không đưa được ra mẫu báo cáo thuế theo TT 69 thì vẫn dùng được, không vi phạm chế độ kế toán nếu nó đáp ứng được TT53.
Nên tôi mới nói là
Vậy là bạn cũng hiểu sai ý tôi luôn.
Đúng chưa?
Rồi bác lại phang tiếp:
Bác nói vậy thì kế toán làm ra chỉ để mục đích kê khai thuế thôi à?
Ý Pác nói là tôi ngu như bò ấy hả? Có đúng là pác nghĩ vậy không?
Mà bây giờ cãi mãi ba cái vớ vẫn này sao?
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Vậy là bạn cũng hiểu sai ý tôi luôn.

Tôi muốn nói là: Bộ TC phải tạm chấp nhận cái phần mềm HTKK đến 01/08.
Không thể nào nói tạm chấp nhận cái TT60.
OK. Chỗ này em không đọc kỹ nên chưa hiểu ý bác. Tại vì em đang nói phần mềm kế toán bác lại nói sang phần mềm kê khai thuế HTKK nên em hiểu nhầm. Em biết bác là cao thủ trong kế toán, có nhiều kinh nghiệm nên em đâu dám coi thường bác. Em chỉ trao đổi những cái mà theo em là hợp lý, mà em thấy ở hầu hết các sách kế toán đều hướng dẫn như vậy.
Về việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCD mà không trích trước CP thì bác cho là cứ hạch toán thẳng vào 142, 242, sau đó phân bổ. Còn theo ý em thì em cứ hạch toán vào 2413 sau đó em kết chuyển sang 142, 242 rồi phân bổ cũng chẳng sao. Chẳng qua đây là quan điểm của em, nó cũng phù hợp với quan điểm của BTC và với hầu hết các phần mềm mà em đã biết (ở ngoài Bắc này, vì các phần mềm cho phép phân bổ 142, 242 sau khi đưa toàn bộ CP cần phân bổ theo đối tượng vào đây 1 lần. Thực ra thì cũng có thể lập mã hóa riêng cho phần tập hợp, sau đó lại kết chuyển gộp vào. Làm như vậy thì em thấy cứ tập hợp vào 2413 cho tiện).
Về trường hợp sửa chữa lớn mà đã trích trước CP thì bác cho rằng khi phát sinh thì hạch toán thẳng vào N335. Nhưng em lại cho rằng việc hạch toán qua 2413 sau đó kết chuyển sang sẽ hợp lý hơn ở điểm: Việc hạch toán thẳng vào N335 sẽ tự động trừ số trích trước với số chi phí thực tế phát sinh, số dư 335 phản ánh phần trích trước còn lại hay trích thiếu. Khi đó thông tin về giá thành của công tác sửa chữa lớn sẽ không được cung cấp đầy đủ (thực ra nếu khai báo mã số khác nhau cho phần nợ và có 335, sau đó khi hoàn thành thì kết chuyển thì cũng được nhưng nếu làm vậy thì tập hợp trên 2413 cho tiện).
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Trời ạ, người ta hỏi để làm bài thi,có nghĩa là trên sách vở, các bạn cứ trả lời hạch toán theo sách vở đi, còn thực tế tiến hành làm sao chỉ việc gọi điện lên cục Thuế hỏi mấy anh chị mà công ty mình hay gởi tiền bồi dưỡng là các anh chị đó chỉ hết à!
Mình nghĩ bài đó sẽ làm như sau:-(ko biết đúng ko,có gì các bạn chỉ dạy thêm)
Theo như trong lý thuyết hàng tháng tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (căn cứ vào kế hoạch và các dự toán CP sửa chữa TSCĐ)KT hạch toán như sau:
Nợ TK 642:13.200.000
Có TK 335:13.200.000
Khi thực tế phát sinh các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức tự làm thì căn cứ vào chứng từ có liên quan để tập hợp chi phi:
Nợ TK 2413:sum(13.780.000)
Có TK 152:6.600.000
Có TK 334: 2.000.000
Có TK 338:380.000
Có TK 111: 4.800.000
Cuối tháng khi công trình hoàn thành thì kết chuyển từ từ TK 2413 sang TK 335
Nợ TK 335:13.780.000
Có TK 2413: 13.780.000
Do lúc đầu trích trước chỉ có 13.200.000 do đó thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước 580.000 nên ta trích trước số chênh lệch bằng bút toán:
Nợ TK 642:580.000
Có TK 335:580.000
Như vậy là xong bài đó
Vấn đề khác:
các bạn cần phân biệt là sửa chữa lớn TSCĐ(chỉ mức độ hư hõng nặng,phức tạp,thời gian dài, CP sửa chữa lớn) khác với việc nâng cấp TSCĐ(CP nâng cấp được trình cấp trên để xét duyệt làm tăng nguyên giá TSCĐ)
Phân biệt 2 cách hạch toán sẽ khác
Phân biệt cả sửa chửa lớn TSCĐ có trích trước CP và ko trích trước sẽ có cách hạch toán khác, các bạn vui lòng mua tài liệu tham khảo nhé.
Mong chỉ dạy thêm
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top