Định khoản chi phí trích trước

nguyenvuvnn

New Member
Hội viên mới
Thầy ra thi như vầy
SDĐK TK 335: 13.200.000
Tiến hành sửa chửa lớn TSCĐ ở bộ phận QLDN bằng ngu6ồn trích trước. Chi phí sửa chữa bao gồm : VL: 6.600.000, lương 2.000.000,các khoản trích theo lưiơng 380.000, chi phí khác trả bằng tiền mặt 4.800.000. Cuối tháng công việc đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, xử lý khoản chênh lệc giữa chi phí trích trước và chi phí thực tế phát sinh.
 
ủa, đề thi gì dễ thế ?
Em làm như vầy :
Nợ TK 6422 : 6.600.000
Nợ TK 6421 : 2.000.000
Nợ TK 6428 : 4.800.000
Có TK 335 : 13.400.000

Ngoài ra về các khoản trích theo lương : Nợ TK 6421/ Có TK 3388 : 380.000
 
Còn bước xử lý khi TSCĐ đưa vào sử dụng.Em làm thế này đúng k?
N642: 200.000
N335: 13.200.000
C2413: 13.400.000
 
dzung nói:
ủa, đề thi gì dễ thế ?
Em làm như vầy :
Nợ TK 6422 : 6.600.000
Nợ TK 6421 : 2.000.000
Nợ TK 6428 : 4.800.000
Có TK 335 : 13.400.000

Ngoài ra về các khoản trích theo lương : Nợ TK 6421/ Có TK 3388 : 380.000
chu choa, chú này làm trật lất hết rồi. Chi phí đã được trích trước rồi mà ! Phải định khoản như sau :

Nợ TK 335/ Có TK 152,334,111 cho các khoản chi phí thực tế phát sinh
Nợ TK 642/Có TK 338 cho khoản 19% trích theo lương
Nợ TK 335/ Có TK 642 : xử lý khoản chênh lệch do cp trích trước cao hơn thực tế
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

* Khi PS chi phí SCL :
Nợ TK 2413 : 13.780
Có TK 152 : 6.600
Có TK 334 : 2.000
Có TK 338 : 380
Có TK 111 : 4.800

* Khi công việc SCL hoàn thành :
Nợ TK 335 : 13.780
Có TK 2413 : 13.780

* Xử lý chênh lệch (trích bổ sung) :

Nợ TK 642 : 580
Có TK 335 : 580
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Đúng đó làm như vanhung là đúng đó.
Phần chênh lệch phải xử lý như thế
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Đúng đó làm như vanhung là đúng đó.
Phần chênh lệch phải xử lý như thế
Các bác cho em hỏi có nhất thiết phải thông qua tài khoản 2413 không nhỉ ?
Em thấy hơi kỳ kỳ :confuse1:
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

+ Em thấy các bác tự dưng thêm của em cái thằng TK 3388 vào làm gì thế ạ! Chi phí trích trước tiền lương(khoản dự phòng )thì các bác Phang cho em vào TK 335 chứ các bác tự dưng chuyển em nó qua TK 3388 làm gì?
+ Đọc 1 loạt các bài của các Pác viết em thấy cách hạch toán cũng hơi phức tạp, các bác đã trích trước khi đầu tư xây dựng cơ bản đối với DN xây dựng thì các Pác đưa sang TK 2413 em không có ý kiến gì nhưng hơi dài dòng. theo em thì để tiện cho việc theo dõi các pác cho thẳng cho em vào TK 142 roài khi đánh giá lại giá trị của TSCD sau khi sửa chữa lớn các bác chuyển qua giá trị tăng thêm của TSCĐ là ok!

Vậy nhé các Pác!

Thân các pác!
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Các bác cho em hỏi có nhất thiết phải thông qua tài khoản 2413 không nhỉ ?
Em thấy hơi kỳ kỳ :confuse1:

Không phải kỳ kỳ mà là sai.
TK2413 dùng cho việc sửa chữa lớn TSCD mà việc sửa chữa này làm tăng tính năng của TSCD hoặc kéo dài tuổi thọ của TSCD, nghĩa là nó làm tăng nguyên giá TSCD. Tài khoản cấp 1 là TK241 "Xây dựng cơ bản dở dang". Tên gọi của nó cho thấy nội dung sẽ thể hiện trong TK241.
Đối với TK này sẽ không có trích trước vào chi phí (không thể ghi C2413/N641,642,627)
Đề bài cho: Tiến hành sửa chửa lớn TSCĐ ở bộ phận QLDN bằng nguồn trích trước và cho SDĐK TK 335: 13.200.000
Ta hiểu là việc sửa chữa này chỉ là phục hồi hoạt động bình thường của TSCD và chi phí đó không ghi tăng TSCD mà đã ghi vào chi phí quản lý DN trong kỳ trước.
Vậy ở đây không dùng TK142 vì đề bài cho thế.
Chi phí các khoản chi theo lương cũng đã được tính đủ vào chi phí trong kỳ trước rồi. Không ai trích trước lương, còn BHXH lại chờ năm sau thực chi mới ghi vào chi phí cả.

Nghĩa là năm trước đã ước tính tổng chi phí gồm: NVL, lương, BHXH và chi khác bằng tiền tổng cộng độ chừng 13,2 tr và đã ghi C335/N642: 13,2tr ở năm trước.
Năm nay khi phát sinh về sửa chữa TSCD đã trích trước đó ta tập hợp toàn bộ chi phí vào bên Nợ 335, khi hoàn thành ta kiểm tra lại 335 dư Nợ hay Có mà trích bổ sung hoặc giảm chi phí.
N335/C152,334,338,111: 6,6tr + 2tr + 0,38 + 4,8tr = 13,78tr
N642/C335: 0,58tr
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Không phải kỳ kỳ mà là sai.
TK2413 dùng cho việc sửa chữa lớn TSCD mà việc sửa chữa này làm tăng tính năng của TSCD hoặc kéo dài tuổi thọ của TSCD, nghĩa là nó làm tăng nguyên giá TSCD. Tài khoản cấp 1 là TK241 "Xây dựng cơ bản dở dang". Tên gọi của nó cho thấy nội dung sẽ thể hiện trong TK241.
Đối với TK này sẽ không có trích trước vào chi phí (không thể ghi C2413/N641,642,627)
Đề bài cho: Tiến hành sửa chửa lớn TSCĐ ở bộ phận QLDN bằng nguồn trích trước và cho SDĐK TK 335: 13.200.000
Ta hiểu là việc sửa chữa này chỉ là phục hồi hoạt động bình thường của TSCD và chi phí đó không ghi tăng TSCD mà đã ghi vào chi phí quản lý DN trong kỳ trước.
Vậy ở đây không dùng TK142 vì đề bài cho thế.
Chi phí các khoản chi theo lương cũng đã được tính đủ vào chi phí trong kỳ trước rồi. Không ai trích trước lương, còn BHXH lại chờ năm sau thực chi mới ghi vào chi phí cả.

Nghĩa là năm trước đã ước tính tổng chi phí gồm: NVL, lương, BHXH và chi khác bằng tiền tổng cộng độ chừng 13,2 tr và đã ghi C335/N642: 13,2tr ở năm trước.
Năm nay khi phát sinh về sửa chữa TSCD đã trích trước đó ta tập hợp toàn bộ chi phí vào bên Nợ 335, khi hoàn thành ta kiểm tra lại 335 dư Nợ hay Có mà trích bổ sung hoặc giảm chi phí.
N335/C152,334,338,111: 6,6tr + 2tr + 0,38 + 4,8tr = 13,78tr
N642/C335: 0,58tr

Khà khà, bác ơi! Trong DN khi sửa chữa lớn TSCĐ(đại tu) thì có làm tăng nguyên giá TSCĐ thêm nữa không? Vấn đề này nó nằm trong kế hoạch sửa chữa TSCĐ và theo cái QĐ 206 thì khi sửa chữa lớn TSCĐ thì làm biên bản đánh giá lại và xác định lại giá trị của TSCĐ đó! Cái này vừa thực tế vừa đúng lý thuyết nhé bác! Bác sửa chữa lớn TSCĐ mà bác không làm tăng nguyên giá TSCĐ và không đánh giá lại nó sao?:confuse1:
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Không phải kỳ kỳ mà là sai.
Bác tìm đúng chỗ em .... để lửng rồi đó .
2413 , nếu dùng đúng thì chỉ tập hợp chi phí sửa chữa nâng cấp làm tăng nguyên giá TSCĐ .
sữa chữa lớn mang tính bảo dưỡng bảo trì thì đi thẳng 3351 ( nếu trích trước ), 142 và 242 nếu phân bổ dần .
Ý các bác khác thì sao ?
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Khà khà, bác ơi! Trong DN khi sửa chữa lớn TSCĐ(đại tu) thì có làm tăng nguyên giá TSCĐ thêm nữa không? Vấn đề này nó nằm trong kế hoạch sửa chữa TSCĐ và theo cái QĐ 206 thì khi sửa chữa lớn TSCĐ thì làm biên bản đánh giá lại và xác định lại giá trị của TSCĐ đó! Cái này vừa thực tế vừa đúng lý thuyết nhé bác! Bác sửa chữa lớn TSCĐ mà bác không làm tăng nguyên giá TSCĐ và không đánh giá lại nó sao?:confuse1:
Thì đúng vậy. Nhưng ở đây là bài thi của NguyenVuVnn. Đề cho thế nào thì làm thế ấy chứ.
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Bác tìm đúng chỗ em .... để lửng rồi đó .
2413 , nếu dùng đúng thì chỉ tập hợp chi phí sửa chữa nâng cấp làm tăng nguyên giá TSCĐ .
sữa chữa lớn mang tính bảo dưỡng bảo trì thì đi thẳng 3351 ( nếu trích trước ), 142 và 242 nếu phân bổ dần .
Ý các bác khác thì sao ?
Chỗ này mính lại có quan điểm khác.
Khi sửa chữa nâng cấp TSCD thì có thể hạch toán vào 2412 hoặc 2413, sau đó ghi tăng NG TSCD khi hoàn thành nâng cấp.
Khi sửa chữa lớn mang tính phục hồi thì nên hạch toán qua 2413 hơn là hạch toán thẳng vào 142, 242, 335 vì lý do: Hạch toán qua 2413 chi tiết từng công trình sẽ cung cấp thông tin về CP phát sinh và giá trị từng công trình được chi tiết, rõ ràng hơn.
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Chỗ này mính lại có quan điểm khác.
Khi sửa chữa nâng cấp TSCD thì có thể hạch toán vào 2412 hoặc 2413, sau đó ghi tăng NG TSCD khi hoàn thành nâng cấp.
Khi sửa chữa lớn mang tính phục hồi thì nên hạch toán qua 2413 hơn là hạch toán thẳng vào 142, 242, 335 vì lý do: Hạch toán qua 2413 chi tiết từng công trình sẽ cung cấp thông tin về CP phát sinh và giá trị từng công trình được chi tiết, rõ ràng hơn.
Chào bác Hientn,
Kuki đã từng làm cả 2 hướng trên ,
1. Nếu doanh nghiệp không phải làm BCTC giữa niên độ thì nên làm theo hướng thông qua 2413, d8ễ theo dõi, tập hợp ... phục vụ quản lý tốt hơn .
2. Nếu phải lập BCTC giữa niên độ thì số dư trên 2413 thì BS sẽ gây cho người đọc nhầm giữa nhóm mã số 22X và 27X, phải trình bày điều chỉnh hàng quý .
Vậy, em nghĩ tùy vao đặc điểm của DN mà mình chọn cách làm hợp lý nhất .
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Chào bác Hientn,
Kuki đã từng làm cả 2 hướng trên ,
1. Nếu doanh nghiệp không phải làm BCTC giữa niên độ thì nên làm theo hướng thông qua 2413, d8ễ theo dõi, tập hợp ... phục vụ quản lý tốt hơn .
2. Nếu phải lập BCTC giữa niên độ thì số dư trên 2413 thì BS sẽ gây cho người đọc nhầm giữa nhóm mã số 22X và 27X, phải trình bày điều chỉnh hàng quý .
Vậy, em nghĩ tùy vao đặc điểm của DN mà mình chọn cách làm hợp lý nhất .
Em không thấy mã số 22X và 227X có thể dẫn đến nhầm lẫn trong báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược cũng như dạng đầy đủ??? Nếu đến cuối
kỳ lập báo cáo mà có công trình sửa chữa lớn chưa hoàn thành mà đưa thẳng vào 335 mà không có số dư 2413 sẽ không phản ánh đúng bản chất là có xây dựng cơ bản dở dang.
Tóm lại, theo em thì việc hạch toán qua 2413 khi sửa chữa lớn TSCD vừa cung cấp thông tin quản lý tốt hơn, vừa giúp việc trình bày báo cáo tài chính được hợp lý hơn.
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Em không thấy mã số 22X và 227X có thể dẫn đến nhầm lẫn trong báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược cũng như dạng đầy đủ??? Nếu đến cuối
kỳ lập báo cáo mà có công trình sửa chữa lớn chưa hoàn thành mà đưa thẳng vào 335 mà không có số dư 2413 sẽ không phản ánh đúng bản chất là có xây dựng cơ bản dở dang.
Tóm lại, theo em thì việc hạch toán qua 2413 khi sửa chữa lớn TSCD vừa cung cấp thông tin quản lý tốt hơn, vừa giúp việc trình bày báo cáo tài chính được hợp lý hơn.
1. Em có nhầm chút, 22X và 26X . Người đọc nhầm giữa 2 mã số : HDKD và đầu tư . Các dòng tiền bên BC LCTT cũng dễ hiểu sai .
2. XDCB dở dang mà biết được sẽ đưa vào chi phí trong tương lai gần thì không nên đưa .
Vậy thống nhất là tùy chúng ta xem xét nội dung, độ lớn để có cách thức xử lý một cách hợp lý nhất .
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

1. Em có nhầm chút, 22X và 26X . Người đọc nhầm giữa 2 mã số : HDKD và đầu tư . Các dòng tiền bên BC LCTT cũng dễ hiểu sai .
2. XDCB dở dang mà biết được sẽ đưa vào chi phí trong tương lai gần thì không nên đưa .
Vậy thống nhất là tùy chúng ta xem xét nội dung, độ lớn để có cách thức xử lý một cách hợp lý nhất .
Theo em thì:
1. Không thể có nhầm lẫn giữa mã số 230 và 26X được vì nếu để số dư trên 2413 thì báo cáo vào MS 230 sẽ phản ánh đúng bản chất hơn, không thể chuyển sang 242 để báo cáo vào 26X nếu công trình sửa chữa chưa hoàn thành. Mặt khác nếu sửa chữa bằng nguồn trích trước chưa hoàn thành thì không nên ghi N335, nó làm cho việc theo dõi trở nên phức tạp và không phản ánh đúng còn tồn tại Sửa chữa lớn dở dang.
- Các dòng tiền trên BCLCTT cũng sẽ không bị phản ánh sai nếu hạch toán qua TK 2413 giá trị SCL. Dòng chi này thuộc hoạt động KD, khi đó cần ghi chi tiết 2413 để báo cáo dòng chi này thuộc HDKD.
2. XDCB mà biết được đưa vào CP trong tương lai gần mà cho vào CP ngay thì không hợp lý, không đảm bảo nguyên tắc phù hợp (tất nhiên ở đây không thể cho hết CP sửa chữa lớn vào CP 1 kỳ kế toán).
Nếu ghi thẳng vào 142, 242, 335 thì có các hạn chế như em đã nói ở trên.
Nếu nói là căn cứ vào nội dung, độ lớn để hạch toán thì các CP sửa chữa thường xuyên đã được hạch toán thẳng vào CP trong kỳ kế toán rồi, CP SCL cần theo dõi chi tiết, phân bổ/trích trước thì mới cần tập hợp theo từng công trình sửa chữa.
 
Ðề: Giúp em định khoản này với

Theo em thì:
1a - Không thể có nhầm lẫn giữa mã số 230 và 26X được vì nếu để số dư trên 2413 thì báo cáo vào MS 230 sẽ phản ánh đúng bản chất hơn, không thể chuyển sang 242 để báo cáo vào 26X nếu công trình sửa chữa chưa hoàn thành.
1b - Mặt khác nếu sửa chữa bằng nguồn trích trước chưa hoàn thành thì không nên ghi N335, nó làm cho việc theo dõi trở nên phức tạp và không phản ánh đúng còn tồn tại Sửa chữa lớn dở dang.
1c - Các dòng tiền trên BCLCTT cũng sẽ không bị phản ánh sai nếu hạch toán qua TK 2413 giá trị SCL. Dòng chi này thuộc hoạt động KD, khi đó cần ghi chi tiết 2413 để báo cáo dòng chi này thuộc HDKD.
2a - XDCB mà biết được đưa vào CP trong tương lai gần mà cho vào CP ngay thì không hợp lý, không đảm bảo nguyên tắc phù hợp (tất nhiên ở đây không thể cho hết CP sửa chữa lớn vào CP 1 kỳ kế toán).
2b - Nếu ghi thẳng vào 142, 242, 335 thì có các hạn chế như em đã nói ở trên.
2c - Nếu nói là căn cứ vào nội dung, độ lớn để hạch toán thì các CP sửa chữa thường xuyên đã được hạch toán thẳng vào CP trong kỳ kế toán rồi, CP SCL cần theo dõi chi tiết, phân bổ/trích trước thì mới cần tập hợp theo từng công trình sửa chữa.

1b + 2b: Ghi vào tài khoản nào thì chi tiết ta cũng phải theo dõi riêng từng công trình cả. Như vậy không thể nói là theo dõi khó khăn hơn.
Có lẽ nguyên nhân là do bạn hiểu: số dư của 142,242,335 là phản ảnh nội dung công việc đã thực hiện xong và đang phân bổ. Thật ra bên Nợ 142,242,335 cũng dùng để tập hợp chi phí nữa.

1a + 1c: có vẻ như là ta lấy 1 cái ghi sai khoản mục khác để bù cho cái sai định khoản? Mà thực ra thì lại làm cho việc theo dõi khó khăn thêm.

2a - Vì ở đây không nhìn nhận là XDCB nên không đưa vào 241 mà vào 142,242 hoặc 335. Và chúng được phân bổ/ trich trước vào nhiều kỳ.

2c -Thống nhất ý này. Nhưng mà ý này của bạn lại nói rằng "CP SCL cần theo dõi chi tiết, phân bổ/trích trước thì mới cần tập hợp theo từng công trình sửa chữa" như vậy không nhất định là phải ghi N241, mà ghi TK nào cũng được miễn là có theo dõi từng công trình.
---------
Theo tôi thông thường người ta luôn biết trước tài sản đó đưa vào SCL là nó tăng thêm tính năng hoặc thời gian sử dụng so với thiết kế ban đầu hay không.
Biết trước đưa vào SCL với mục đích gì thì ta định khoản theo TK đó thôi.
Nếu không biết trước thì nên đưa vào 241, nhưng rất hiếm xảy ra, sửa xong kiểm định lại mà ghi tăng 211 hoặc 142,242.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Trong chế độ kế toán VN không quy định TK 142, 242, 335 để tập hợp chi phí phát sinh bạn à. Kể cả bạn tự dùng để tập hợp CP thì nó cũng trở nên phức tạp khi khai báo tính chất tài khoản khi làm trên phần mềm kế toán.
Về phần định khoản này mời bạn xem trong chế độ kế toán và các sách hướng dẫn, phần các tài khoản có liên quan.
 
Ðề: Định khoản chi phí trích trước

Trong chế độ kế toán VN không quy định TK 142, 242, 335 để tập hợp chi phí phát sinh bạn à. Kể cả bạn tự dùng để tập hợp CP thì nó cũng trở nên phức tạp khi khai báo tính chất tài khoản khi làm trên phần mềm kế toán.
Về phần định khoản này mời bạn xem trong chế độ kế toán và các sách hướng dẫn, phần các tài khoản có liên quan.
Mời bạn trích giùm chỗ nào ghi ý nghĩa không là tập hợp chi phí.
Để đơn giản cho bạn, cho bạn ví dụ sau về mà tự suy nghĩ:
Ngày 29/1 - Mua CPU: N142/C111: 8tr
Ngày 30/1 - Mua màn hình LCD: N142/C111: 1,6tr
Sổ theo dõi CCDC: máy tính 9,6tr - Phân bổ 12 tháng - 0,8tr/tháng.
Ngày 31/1: Phân bổ N642/C142: 0,8tr
-----------------------------------------------------------------------------------------
Vứt cái phần mềm đó đi nếu nó không tính được phân bổ 1 CCDC (nếu nó xem CPU là 1 CCDC và màn hình LCD là 1 CCDC khác)
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top