Điều kiện để trích lập dự phòng phải thu khó đòi

phanduylinh

New Member
Hội viên mới
Em chào mọi người!
Mọi người cho em hỏi. Công ty em có một khoản nợ phải thu của khách hàng A( ở xa). Cuối năm 2016 em làm đối chiều công nợ hai bên và yêu cầu bên A thanh toán khoản tiền còn lại để thanh lý hợp đồng nhưng khách hàng A không ký đối chiếu công nợ cũng không chịu hợp tác và khất lần khoản nợ bên em, sau một thời gian thì họ cắt đứt liên lạc. Cho đến hết năm 2018 này liệu em có thể trích lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi của khách hàng A này không ạ? Em xin cám ơn!
 
Em chào mọi người!
Mọi người cho em hỏi. Công ty em có một khoản nợ phải thu của khách hàng A( ở xa). Cuối năm 2016 em làm đối chiều công nợ hai bên và yêu cầu bên A thanh toán khoản tiền còn lại để thanh lý hợp đồng nhưng khách hàng A không ký đối chiếu công nợ cũng không chịu hợp tác và khất lần khoản nợ bên em, sau một thời gian thì họ cắt đứt liên lạc. Cho đến hết năm 2018 này liệu em có thể trích lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi của khách hàng A này không ạ? Em xin cám ơn!
Chào bạn!
Theo Khoản 1 Điều 6 thông tư 228/2009/TT-BTC:
"1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
..."
Như vậy, khoản nợ của công ty bạn do bên nợ không ký đối chiếu công nợ nên không đủ điều kiện là nợ phải thu khó đòi, vì vậy công ty bạn phải xử lý khoản nợ này như một khoản tổn thất nhé!
 
Chào bạn!
Theo Khoản 1 Điều 6 thông tư 228/2009/TT-BTC:
"1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
..."
Như vậy, khoản nợ của công ty bạn do bên nợ không ký đối chiếu công nợ nên không đủ điều kiện là nợ phải thu khó đòi, vì vậy công ty bạn phải xử lý khoản nợ này như một khoản tổn thất nhé!
Bạn Tiên ơi, t hỏi với.
Nếu ko đủ kiều kiện trích lập dự phòng như trên, thì công ty lên chi phí khoản tổn thất này 100% luôn hay theo tỉ lệ như khoản trích lập dự phòng
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

Cảm ơn b
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top