TT - Ngay sau khi Tuổi Trẻ có bài về nạn “chặt chém” du khách ở Vũng Tàu, đã có hơn 60 phản hồi, phần lớn kể lại chuyện mình từng là nạn nhân của các hàng quán làm ăn chụp giật ở Vũng Tàu.
2 con tôm 356.000 đồng, đĩa mực 290.000 đồng
Ngày 28-6, tôi và vợ con đi Vũng Tàu chơi. 18g, chúng tôi gặp một bác xích lô chào mời, tôi hỏi có chỗ nào để ăn lẩu không, bác xích lô nói có và đưa đến một quán lẩu ở đường Hoàng Hoa Thám. Chúng tôi được nhân viên cho xem thực đơn lẩu hải sản 95.000-100.000 đồng. Thấy giá cả cũng bình dân giống như biển hiệu đề “Quán lẩu bình dân”, tôi và vợ chọn lẩu thập cẩm vì nó không cay để cho con ăn nhưng nhân viên quán cứ ép ăn lẩu hải sản ngon hơn.
Chúng tôi kêu thêm một đĩa thịt nai xào trên thực đơn đề 75.000 đồng và hai lon nước ngọt. Hai vợ chồng ngồi chờ một lúc thì nhân viên quán bê nồi lẩu ra, bên trong chỉ thấy nước, hai con tôm rất to, bên ngoài là một đĩa mực tươi. Ăn uống xong, cầm phiếu tính tiền trên tay mới tá hỏa khi thấy ghi 771.000 đồng. Tôi đọc lại mới té ngửa là nồi lẩu chỉ có nước, còn tôm và đĩa mực tươi tính tiền riêng. Hai con tôm là 356.000 đồng, đĩa mực 290.000 đồng. Trong túi của hai vợ chồng lúc đó chỉ có hơn 400.000 đồng, thế là nhân viên của quán “nhiệt tình” lấy xe chở tôi về khách sạn lấy tiền.
Tôi nghĩ là một TP du lịch mà lại có những nhà hàng, quán xá như vậy thử hỏi khách du lịch sẽ ấn tượng thế nào?
Phạm Xuân Kiên (trungkienktv@...)
Thêm quạt máy: 200.000 đồng
Hôm mồng 6 Tết Canh Dần 2010, tôi đi Vũng Tàu thăm người quen, do không đón được xe về nên phải tìm khách sạn ở lại. Giá phòng được hét 700.000 đồng/phòng/đêm/hai người (phòng hạng bét). Chỗ nào cũng hét vậy, tôi đành chọn một chỗ tương đối sạch sẽ, được quảng cáo là máy lạnh hoạt động tốt. Nhưng đến nửa đêm máy lạnh không hoạt động mà xin thêm quạt máy thì được chủ khách sạn trả lời: “Phòng giá 700.000 đồng chỉ có thế, muốn có quạt phải thêm 200.000 đồng”.
Lúc 17g, tôi đến một quán trên đường Hoàng Hoa Thám và thấy món ăn ghi giá rất hợp lý. Tôi chọn một món kho, một xào và một canh chua. Sẽ chẳng có gì để nói nếu món canh tính đúng giá trong thực đơn là 50.000 đồng. Khi tính tiền, hóa đơn có ghi bốn con tôm trong tô canh chua có giá 395.000 đồng (0,6kg).
Khi tôi hỏi sao tính không đúng như trong thực đơn thì được trả lời: “Trong đó là giá canh suông, còn có tôm thì tính tiền tôm riêng”. Suy ra một tô canh chua có giá hơn 400.000 đồng. Thấy tôi có phản ứng thì nhân viên trong quán tỏ thái độ hằn học, cáu gắt.
Phương Trúc (trucphuong271288@...)
Mới ở một đêm đã bị “chém” hết tiền
Giữa tháng 7-2010, tôi cùng nhóm bạn bốn đứa hùn mỗi người 1 triệu đồng để đi Vũng Tàu. Thế nhưng chỉ mới đêm đầu tiên cả nhóm phải rút về sớm vì bị “chém” gần hết tiền. Nhóm được một lái xe xích lô chở vào quán trên đường Hoàng Hoa Thám, ăn bữa cơm gồm món canh, cá kho và rau xào với trà đá dự định khoảng 300.000-400.000 đồng, thế nhưng khi tính tiền thì tá hỏa vì hóa đơn ghi đến 1,82 triệu đồng.
Nguyễn Minh Hòa (sinh viên Đại học Nông lâm TP.HCM)
Nên lưu số điện thoại chống “chặt chém”
Tấm panô ghi số điện thoại đường dây nóng được dựng trên đường Thùy Vân - Ảnh: Đ.Hà
Để phòng tránh và xử lý những quán làm ăn chụp giật, “chặt chém” du khách, mới đây UBND P.Thắng Tam đã cho dựng một tấm panô trên đường Thùy Vân (khu bãi Sau). Trên panô có ghi rõ số điện thoại đường dây nóng để du khách gọi khi cần trợ giúp về an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhất là nạn “chặt chém”.
Ngoài ra, du khách đến TP Vũng Tàu nếu rơi vào các trường hợp rắc rối xảy ra trên địa bàn P.Thắng Tam thì nên gọi trực tiếp số điện thoại cá nhân của phó chủ tịch UBND phường, trưởng công an phường và phó công an phường.
Tuy nhiên, hiện UBND phường mới chỉ dựng một tấm panô duy nhất tại tuyến đường trên nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Người dân đề nghị nên dựng nhiều tấm panô tương tự ở những nơi dễ nhìn. Đặc biệt, một người dân địa phương còn đề nghị nên dựng ngay tại quán đã “chặt chém” du khách hoặc từng bị xử lý vì hành vi tương tự.
M.LUẬN - Đ.HÀ
Theo tuổi trẻ online
2 con tôm 356.000 đồng, đĩa mực 290.000 đồng
Ngày 28-6, tôi và vợ con đi Vũng Tàu chơi. 18g, chúng tôi gặp một bác xích lô chào mời, tôi hỏi có chỗ nào để ăn lẩu không, bác xích lô nói có và đưa đến một quán lẩu ở đường Hoàng Hoa Thám. Chúng tôi được nhân viên cho xem thực đơn lẩu hải sản 95.000-100.000 đồng. Thấy giá cả cũng bình dân giống như biển hiệu đề “Quán lẩu bình dân”, tôi và vợ chọn lẩu thập cẩm vì nó không cay để cho con ăn nhưng nhân viên quán cứ ép ăn lẩu hải sản ngon hơn.
Chúng tôi kêu thêm một đĩa thịt nai xào trên thực đơn đề 75.000 đồng và hai lon nước ngọt. Hai vợ chồng ngồi chờ một lúc thì nhân viên quán bê nồi lẩu ra, bên trong chỉ thấy nước, hai con tôm rất to, bên ngoài là một đĩa mực tươi. Ăn uống xong, cầm phiếu tính tiền trên tay mới tá hỏa khi thấy ghi 771.000 đồng. Tôi đọc lại mới té ngửa là nồi lẩu chỉ có nước, còn tôm và đĩa mực tươi tính tiền riêng. Hai con tôm là 356.000 đồng, đĩa mực 290.000 đồng. Trong túi của hai vợ chồng lúc đó chỉ có hơn 400.000 đồng, thế là nhân viên của quán “nhiệt tình” lấy xe chở tôi về khách sạn lấy tiền.
Tôi nghĩ là một TP du lịch mà lại có những nhà hàng, quán xá như vậy thử hỏi khách du lịch sẽ ấn tượng thế nào?
Phạm Xuân Kiên (trungkienktv@...)
Thêm quạt máy: 200.000 đồng
Hôm mồng 6 Tết Canh Dần 2010, tôi đi Vũng Tàu thăm người quen, do không đón được xe về nên phải tìm khách sạn ở lại. Giá phòng được hét 700.000 đồng/phòng/đêm/hai người (phòng hạng bét). Chỗ nào cũng hét vậy, tôi đành chọn một chỗ tương đối sạch sẽ, được quảng cáo là máy lạnh hoạt động tốt. Nhưng đến nửa đêm máy lạnh không hoạt động mà xin thêm quạt máy thì được chủ khách sạn trả lời: “Phòng giá 700.000 đồng chỉ có thế, muốn có quạt phải thêm 200.000 đồng”.
Lúc 17g, tôi đến một quán trên đường Hoàng Hoa Thám và thấy món ăn ghi giá rất hợp lý. Tôi chọn một món kho, một xào và một canh chua. Sẽ chẳng có gì để nói nếu món canh tính đúng giá trong thực đơn là 50.000 đồng. Khi tính tiền, hóa đơn có ghi bốn con tôm trong tô canh chua có giá 395.000 đồng (0,6kg).
Khi tôi hỏi sao tính không đúng như trong thực đơn thì được trả lời: “Trong đó là giá canh suông, còn có tôm thì tính tiền tôm riêng”. Suy ra một tô canh chua có giá hơn 400.000 đồng. Thấy tôi có phản ứng thì nhân viên trong quán tỏ thái độ hằn học, cáu gắt.
Phương Trúc (trucphuong271288@...)
Mới ở một đêm đã bị “chém” hết tiền
Giữa tháng 7-2010, tôi cùng nhóm bạn bốn đứa hùn mỗi người 1 triệu đồng để đi Vũng Tàu. Thế nhưng chỉ mới đêm đầu tiên cả nhóm phải rút về sớm vì bị “chém” gần hết tiền. Nhóm được một lái xe xích lô chở vào quán trên đường Hoàng Hoa Thám, ăn bữa cơm gồm món canh, cá kho và rau xào với trà đá dự định khoảng 300.000-400.000 đồng, thế nhưng khi tính tiền thì tá hỏa vì hóa đơn ghi đến 1,82 triệu đồng.
Nguyễn Minh Hòa (sinh viên Đại học Nông lâm TP.HCM)
Nên lưu số điện thoại chống “chặt chém”
Để phòng tránh và xử lý những quán làm ăn chụp giật, “chặt chém” du khách, mới đây UBND P.Thắng Tam đã cho dựng một tấm panô trên đường Thùy Vân (khu bãi Sau). Trên panô có ghi rõ số điện thoại đường dây nóng để du khách gọi khi cần trợ giúp về an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhất là nạn “chặt chém”.
Ngoài ra, du khách đến TP Vũng Tàu nếu rơi vào các trường hợp rắc rối xảy ra trên địa bàn P.Thắng Tam thì nên gọi trực tiếp số điện thoại cá nhân của phó chủ tịch UBND phường, trưởng công an phường và phó công an phường.
Tuy nhiên, hiện UBND phường mới chỉ dựng một tấm panô duy nhất tại tuyến đường trên nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Người dân đề nghị nên dựng nhiều tấm panô tương tự ở những nơi dễ nhìn. Đặc biệt, một người dân địa phương còn đề nghị nên dựng ngay tại quán đã “chặt chém” du khách hoặc từng bị xử lý vì hành vi tương tự.
M.LUẬN - Đ.HÀ
Theo tuổi trẻ online