Cầm trên tay tấm bằng trung cấp loại khá, chuyên ngành kế toán nó không biết sẽ xin việc ở nơi nào? Khi mới theo học trung cấp, bố nói thế này: "Thời buổi kinh tế thị trường, đại học ra trường còn thất nghiệp đầy ra, trung cấp chẳng làm ăn được gì đâu con ạ. Suy nghĩ cho kỹ vào".
Nó buồn. Ước mơ đại học rồi ra trường làm cô giáo của nó đã chẳng bao giờ thành hiện thực. Hai năm thi đại học, nó trượt cả hai. Muốn cố thêm năm nữa nhưng điều kiện gia đình không cho phép. Nó tạm gác lại ước mơ. Rồi quyết định theo học trung cấp kế toán. Ngày nhận giấy nhập học, bố vẫn một mực: "Bố nói không nghe, để rồi xem với cái bằng trung cấp đó con có nuôi nổi mình không nhé!"
Nó cảm giác lo sợ, buồn và cô độc. Ai ở trong hoàn cảnh của nó mới hiểu nó khó nghĩ ra sao khi mà cả nhà phản đối. Khó khăn thêm cho nó là nó chuyên ban C vậy mà giờ lại học ngành của ban A. Cho tới khi nó ra trường...
Bước vào đời, 23tuổi, tốt nghiệp trung cấp kế toán loại khá, hình thức tạm ổn, năng động, chăm chỉ, thích tìm tòi, không ngại khó... tạm đủ các yếu tố cần thiết cho một sinh viên mới ra trường - nó nghĩ thế. Nhưng oái oăm thay, đi đến đâu người ta cũng yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm. Nếu cứ thế những người mới ra trường như nó sẽ đi về đâu? Cơ hội để nó chứng minh năng lực cho bố chẳng nhẽ không có sao? Lại một lần nữa khó khăn. Nó lo cho tương lai của mình quá!
Không xin được việc, nó về tham gia hoạt động đoàn tại Uỷ ban phường. May thay đúng dịp đó chú phó chủ tịch đang cần tìm kế toán cho công ty của một người bạn. Chú thấy nó nhanh nhẹn, nhận về làm cho công ty ấy luôn. Nó như cây khô gặp nước, mau chóng nộp hồ sơ đi làm. Thế là 23 tuổi nó tay trắng vào đời.
Công việc của một kế toán không đơn giản như nó nghĩ. Thực ra học và làm là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn. Tiếp xúc với cái mới nó nhận ra mình thiếu hụt kiến thức quá nhiều. Đa số đó là kiến thức mà khi còn ngồi ở giảng đường, nó không được học. Những gì nó học thiên về lý thuyết quá, nó dần hiểu vì sao người ta không muốn tuyển sinh viên mới ra trường.
Lương khởi điểm không cao nhưng nó hăm hở, cố gắng lắm! Cảm giác được cầm tiền do mình làm ra thật khác. Vui hơn nữa, bố nó đã bớt "dị ứng" với cái bằng trung cấp của nó. Lại tự hào thêm vì từ ngày đi làm, con gái mình khéo léo trong giao tiếp hơn, hoạt động đoàn phường, đoàn thị xã lúc nào cũng giành giải cao. Thi thoảng bố nó vẫn nhắc: "Phải cố gắng nhiều".
Rồi cũng 23, nó bắt đầu thi đỗ lớp tại chức Kinh tế, lớp liên thông cao đẳng. Công việc và học tập thực sự làm nó rất bận rộn. Ở văn phòng, ngoài công tác kế toán nó bắt đầu mon men vào hoạt động công đoàn của công ty. Công ty nó làm về xây dựng, số lượng công nhân viên không nhiều nhưng hoạt động công đoàn rất phát triển. Thế nên, năm nào cũng được nhận bằng khen của Liên đoàn Lao động thị xã. Quyền và các lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động luôn được bảo vệ, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động là nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như ban chấp hành công đoàn công ty.
Nó quan tâm hơn tới cuộc sống của các đồng nghiệp, chia sẻ những khó khăn còn tồn đọng trong doanh nghiệp, cùng mọi người vượt qua lúc gian nan nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế. Suy nghĩ của nó đã trưởng thành hơn. Nó hiểu đi làm là đối mặt với áp lực công việc, là mở rộng xã giao, là quan tâm tới cả những người không phải ruột thịt của nó... Cuộc sống thật không đơn giản.
Rồi nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Công đoàn Việt Nam, Liên đoàn Lao động thị xã tổ chức cuộc thi: "Cán bộ công đoàn cơ sở giỏi cấp thị xã", công ty nó tổ chức thi nội bộ để chọn người đi thi thị xã. May mắn sao nó giành giải cao nhất. Lại tất bật đọc tài liệu ôn thi chuẩn bị cho ngày thi. Nó run lắm khi đứng trước hàng nghìn người tham gia. Chẳng có ai ở tuổi nó đi thi hết, vậy nên nó càng hồi hộp hơn. Kết thúc cuộc thi nó đạt giải khuyến khích. Giải thưởng không cao nhưng đó là thành quả cho cố gắng bước đầu của tuổi 24.
Về công ty, ban lãnh đạo đề xuất gửi nó tham gia khoá học đào tạo chủ tịch Công đoàn cơ sở khoá IV của tỉnh. Mỗi tháng, ngoài thời gian làm việc tại văn phòng, nó được nghỉ 1 tuần tham gia lớp học. Lớp có 71 thành viên, đa số đều là các cô chú lớn tuổi tham gia công tác nhiều năm. Nó không tự tin cho lắm! 24 tuổi làm sao để không phụ niềm tin của tập thể công ty đây? Nó ít tuổi nhất lớp, các cô chú, anh chị quý mến chẳng gọi nó bằng tên mà hay gọi kèm với năm sinh: "86 ơi!". Nghe mà gần gũi, thân thương quá!
Nó chọn cho mình góc ngồi gần giảng viên nhất. Nơi có thể trao đổi bài trực tiếp với thầy cô. Lần này lại hai chữ "cố gắng" hiện lên trước mắt. Biết là sẽ vất vả vì vừa đi làm vừa học liền 3 lớp, nhưng không phải ai cũng có cơ hội này. 86 tranh thủ từng phút hỏi mọi người về công tác phát triển đoàn viên, cách tổ chức một giải thi đấu thể thao hay thi văn nghệ tại cơ quan... Lớp học thật sôi nổi và bổ ích. 86 tiếp cận với bao kiến thức mới lạ. Nó bắt đầu tự hào về mình, mấy ai được ngồi học cùng các bác lớn tuổi như nó đâu. Phải tranh thủ cơ hội này để trau dồi kiến thức cho bản thân mới được.
Tuần nó về làm việc, công ty tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ 2 nhiệm kỳ 2009 - 2012. Nó được trúng cử chức chủ tịch công đoàn. Ôi! có lẽ đó là điều trong mơ nó cũng không dám nghĩ tới. Điều nó ấp ủ đã thành sự thật. Chủ tịch Công đoàn ở tuổi 24 ư? Khó lắm đấy. Nó bước lên bục nhận dấu chức danh, nhận hoa và lời chúc mừng của mọi người. Giờ phút ấy mãi mãi không bao giờ nó quên. 24 tuổi nó đã làm được điều ý nghĩa nhất cho sự nghiệp của mình.
Và bạn thân mến ơi!
Cô chủ tịch công đoàn ấy đang viết lại những cố gắng của mình cho bạn đọc đấy! 24 tuổi, có lẽ không nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống như các anh chị, cô chú đi trước. Nhưng thực sự tôi đã rất cố gắng.
Bạn trượt đại học ư? - Không hề gì!
Bạn chưa xin được việc sao? - Đừng lo.
Vì chỉ cần bạn cố gắng thôi. Mọi người sẽ nhìn ra năng lực của bạn. Không phải qua tấm bằng bạn cầm đi xin việc mà qua chính ý trí của bạn. Bạn quyết tâm, bạn sẽ làm được.
Tin tôi đi, tôi đã khẳng định được mình rồi mà. Tôi cũng đi lên từ tấm bằng trung cấp, từ chỗ không có gì và bây giờ là một vị trí cao. Bạn đừng vội nghĩ đại học mới là tất cả, bạn có thể học thêm tại chức, hay liên thông để nâng cao kiến thức. Quan trọng là hiệu quả công việc phản ánh như thế nào?
Cho phép tôi chia sẻ một chút sự cố gắng và may mắn của mình tới các bạn. Để gieo vào các bạn niềm tin, hy vọng về tương lai của mỗi chúng ta. Trách nhiệm của một chủ tịch công đoàn khiến tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Bỗng thấy mình trở nên quan trọng trong mắt công nhân viên công ty. Họ đặt vào bàn tay bé nhỏ của tôi cuộc sống gia đình họ, quyền lợi của bản thân họ. Có thể bạn không tin vào điều tôi nói, nhưng hãy đến với tôi - cô chủ tịch công đoàn nhỏ tuổi nhất của thị xã. Trước mắt tôi bây giờ là nghĩa vụ với hàng chục công nhân viên, với ban lãnh đạo và Liên đoàn Lao động thị xã.
24 tuổi với những cố gắng hết sức mình cho một thành quả lớn lao. Hãy cố gắng như tôi để nhận ra cuộc sống rất công bằng, bạn nhé!
P/S
Nó buồn. Ước mơ đại học rồi ra trường làm cô giáo của nó đã chẳng bao giờ thành hiện thực. Hai năm thi đại học, nó trượt cả hai. Muốn cố thêm năm nữa nhưng điều kiện gia đình không cho phép. Nó tạm gác lại ước mơ. Rồi quyết định theo học trung cấp kế toán. Ngày nhận giấy nhập học, bố vẫn một mực: "Bố nói không nghe, để rồi xem với cái bằng trung cấp đó con có nuôi nổi mình không nhé!"
Nó cảm giác lo sợ, buồn và cô độc. Ai ở trong hoàn cảnh của nó mới hiểu nó khó nghĩ ra sao khi mà cả nhà phản đối. Khó khăn thêm cho nó là nó chuyên ban C vậy mà giờ lại học ngành của ban A. Cho tới khi nó ra trường...
Bước vào đời, 23tuổi, tốt nghiệp trung cấp kế toán loại khá, hình thức tạm ổn, năng động, chăm chỉ, thích tìm tòi, không ngại khó... tạm đủ các yếu tố cần thiết cho một sinh viên mới ra trường - nó nghĩ thế. Nhưng oái oăm thay, đi đến đâu người ta cũng yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm. Nếu cứ thế những người mới ra trường như nó sẽ đi về đâu? Cơ hội để nó chứng minh năng lực cho bố chẳng nhẽ không có sao? Lại một lần nữa khó khăn. Nó lo cho tương lai của mình quá!
Không xin được việc, nó về tham gia hoạt động đoàn tại Uỷ ban phường. May thay đúng dịp đó chú phó chủ tịch đang cần tìm kế toán cho công ty của một người bạn. Chú thấy nó nhanh nhẹn, nhận về làm cho công ty ấy luôn. Nó như cây khô gặp nước, mau chóng nộp hồ sơ đi làm. Thế là 23 tuổi nó tay trắng vào đời.
Công việc của một kế toán không đơn giản như nó nghĩ. Thực ra học và làm là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn. Tiếp xúc với cái mới nó nhận ra mình thiếu hụt kiến thức quá nhiều. Đa số đó là kiến thức mà khi còn ngồi ở giảng đường, nó không được học. Những gì nó học thiên về lý thuyết quá, nó dần hiểu vì sao người ta không muốn tuyển sinh viên mới ra trường.
Lương khởi điểm không cao nhưng nó hăm hở, cố gắng lắm! Cảm giác được cầm tiền do mình làm ra thật khác. Vui hơn nữa, bố nó đã bớt "dị ứng" với cái bằng trung cấp của nó. Lại tự hào thêm vì từ ngày đi làm, con gái mình khéo léo trong giao tiếp hơn, hoạt động đoàn phường, đoàn thị xã lúc nào cũng giành giải cao. Thi thoảng bố nó vẫn nhắc: "Phải cố gắng nhiều".
Rồi cũng 23, nó bắt đầu thi đỗ lớp tại chức Kinh tế, lớp liên thông cao đẳng. Công việc và học tập thực sự làm nó rất bận rộn. Ở văn phòng, ngoài công tác kế toán nó bắt đầu mon men vào hoạt động công đoàn của công ty. Công ty nó làm về xây dựng, số lượng công nhân viên không nhiều nhưng hoạt động công đoàn rất phát triển. Thế nên, năm nào cũng được nhận bằng khen của Liên đoàn Lao động thị xã. Quyền và các lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động luôn được bảo vệ, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động là nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như ban chấp hành công đoàn công ty.
Nó quan tâm hơn tới cuộc sống của các đồng nghiệp, chia sẻ những khó khăn còn tồn đọng trong doanh nghiệp, cùng mọi người vượt qua lúc gian nan nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế. Suy nghĩ của nó đã trưởng thành hơn. Nó hiểu đi làm là đối mặt với áp lực công việc, là mở rộng xã giao, là quan tâm tới cả những người không phải ruột thịt của nó... Cuộc sống thật không đơn giản.
Rồi nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Công đoàn Việt Nam, Liên đoàn Lao động thị xã tổ chức cuộc thi: "Cán bộ công đoàn cơ sở giỏi cấp thị xã", công ty nó tổ chức thi nội bộ để chọn người đi thi thị xã. May mắn sao nó giành giải cao nhất. Lại tất bật đọc tài liệu ôn thi chuẩn bị cho ngày thi. Nó run lắm khi đứng trước hàng nghìn người tham gia. Chẳng có ai ở tuổi nó đi thi hết, vậy nên nó càng hồi hộp hơn. Kết thúc cuộc thi nó đạt giải khuyến khích. Giải thưởng không cao nhưng đó là thành quả cho cố gắng bước đầu của tuổi 24.
Về công ty, ban lãnh đạo đề xuất gửi nó tham gia khoá học đào tạo chủ tịch Công đoàn cơ sở khoá IV của tỉnh. Mỗi tháng, ngoài thời gian làm việc tại văn phòng, nó được nghỉ 1 tuần tham gia lớp học. Lớp có 71 thành viên, đa số đều là các cô chú lớn tuổi tham gia công tác nhiều năm. Nó không tự tin cho lắm! 24 tuổi làm sao để không phụ niềm tin của tập thể công ty đây? Nó ít tuổi nhất lớp, các cô chú, anh chị quý mến chẳng gọi nó bằng tên mà hay gọi kèm với năm sinh: "86 ơi!". Nghe mà gần gũi, thân thương quá!
Nó chọn cho mình góc ngồi gần giảng viên nhất. Nơi có thể trao đổi bài trực tiếp với thầy cô. Lần này lại hai chữ "cố gắng" hiện lên trước mắt. Biết là sẽ vất vả vì vừa đi làm vừa học liền 3 lớp, nhưng không phải ai cũng có cơ hội này. 86 tranh thủ từng phút hỏi mọi người về công tác phát triển đoàn viên, cách tổ chức một giải thi đấu thể thao hay thi văn nghệ tại cơ quan... Lớp học thật sôi nổi và bổ ích. 86 tiếp cận với bao kiến thức mới lạ. Nó bắt đầu tự hào về mình, mấy ai được ngồi học cùng các bác lớn tuổi như nó đâu. Phải tranh thủ cơ hội này để trau dồi kiến thức cho bản thân mới được.
Tuần nó về làm việc, công ty tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ 2 nhiệm kỳ 2009 - 2012. Nó được trúng cử chức chủ tịch công đoàn. Ôi! có lẽ đó là điều trong mơ nó cũng không dám nghĩ tới. Điều nó ấp ủ đã thành sự thật. Chủ tịch Công đoàn ở tuổi 24 ư? Khó lắm đấy. Nó bước lên bục nhận dấu chức danh, nhận hoa và lời chúc mừng của mọi người. Giờ phút ấy mãi mãi không bao giờ nó quên. 24 tuổi nó đã làm được điều ý nghĩa nhất cho sự nghiệp của mình.
Và bạn thân mến ơi!
Cô chủ tịch công đoàn ấy đang viết lại những cố gắng của mình cho bạn đọc đấy! 24 tuổi, có lẽ không nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống như các anh chị, cô chú đi trước. Nhưng thực sự tôi đã rất cố gắng.
Bạn trượt đại học ư? - Không hề gì!
Bạn chưa xin được việc sao? - Đừng lo.
Vì chỉ cần bạn cố gắng thôi. Mọi người sẽ nhìn ra năng lực của bạn. Không phải qua tấm bằng bạn cầm đi xin việc mà qua chính ý trí của bạn. Bạn quyết tâm, bạn sẽ làm được.
Tin tôi đi, tôi đã khẳng định được mình rồi mà. Tôi cũng đi lên từ tấm bằng trung cấp, từ chỗ không có gì và bây giờ là một vị trí cao. Bạn đừng vội nghĩ đại học mới là tất cả, bạn có thể học thêm tại chức, hay liên thông để nâng cao kiến thức. Quan trọng là hiệu quả công việc phản ánh như thế nào?
Cho phép tôi chia sẻ một chút sự cố gắng và may mắn của mình tới các bạn. Để gieo vào các bạn niềm tin, hy vọng về tương lai của mỗi chúng ta. Trách nhiệm của một chủ tịch công đoàn khiến tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Bỗng thấy mình trở nên quan trọng trong mắt công nhân viên công ty. Họ đặt vào bàn tay bé nhỏ của tôi cuộc sống gia đình họ, quyền lợi của bản thân họ. Có thể bạn không tin vào điều tôi nói, nhưng hãy đến với tôi - cô chủ tịch công đoàn nhỏ tuổi nhất của thị xã. Trước mắt tôi bây giờ là nghĩa vụ với hàng chục công nhân viên, với ban lãnh đạo và Liên đoàn Lao động thị xã.
24 tuổi với những cố gắng hết sức mình cho một thành quả lớn lao. Hãy cố gắng như tôi để nhận ra cuộc sống rất công bằng, bạn nhé!
P/S