Muốn tính toán mức dự phòng phải hiểu dự phòng cho cái gì và tại sao phải dự phòng có đúng không ah? ở đây, chúng ta đang tính mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tại sao? theo nguyên tắc "thận trọng" (prudence concept), khi thấy dấu hiệu tài sản giảm giá trị thì cần lập dự phòng nhằm bù đắp các khỏan thiệt hại thực tế xảy ra. Trong chuẩn mực kế toán “Tồn kho” VAS 02 và trong chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC… thì cuối kì kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( tính cho từng thứ hàng hóa ) và mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc.
Một: Giá gốc của hàng hóa tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc vác trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
Hai: Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Tóm lại, vì bản chất của lập dự phòng là để phòng ngừa tổn thất cho chính mình trong trường hợp kinh doanh không được như mong muốn, nên chúng ta phải lấy giá trị thuần là giá trị ước tình mà công ty chúng ta có khả năng đem về. Còn nếu mấy ông hàng xóm bảo lấy giá của họ mà tham chiếu (chính là giá hiện hành đó) thì họ có giá gốc của riêng họ chứ có phải nhà nào cũng cùng giá gốc đâu ah.