Bài báo chỉ ra vấn đề bất cập đối với quản lý về Thuế và Đấu thầu. Theo Báo điện tử Xây dựng thì:
Đấu thầu vốn là một phương thức vừa có tính khoa học vừa có tính pháp quy, khách quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trường. Nhưng xem ra đây không còn là giải pháp tối ưu để lựa chọn nhà đầu tư khi mà công tác đấu thầu của nước ta còn tồn tại không ít bất cập. Đặc biệt là khâu hoàn thiện hồ sơ tài chính dự thầu.
Công văn xác nhận số liệu thuế kê khai của Chi cục Thuế quận Hà Đông
Cụ thể có một vài bất cập trong yêu cầu hồ sơ tài chính dự thầu như sau:
Thứ nhất, giá dự thầu thường được đưa ra với các yếu tố cấu thành đầy đủ, hợp lý. Nhưng khi thực hiện thì một số khoản mục bị thay đổi bằng hàng hóa và dịch vụ có chất lượng thấp hơn so với hồ sơ hoặc thậm chí một vài yếu tố cấu nên giá dự thầu bị cắt bỏ. Dẫn đến chất lượng của đối tượng đấu thầu không được được đảm bảo.
Thứ hai, trong phần yêu cầu năng lực tài chính của nhà thầu, chủ đầu tư thường đưa ra các yêu cầu về doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất khả năng thanh toán… kèm theo là Biên bản kiểm tra thuế hoặc Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định.
Chính việc cho phép sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán thay thế cho báo cáo tài chính đã nộp cơ quan thuế tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp chế biến số liệu, lập báo cáo tài chính đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực tài chính một cách dễ dàng. Bởi thực trạng công tác kiểm toán ở nước ta chưa được minh bạch và công khai. Rất nhiều công ty kiểm toán còn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dịch vụ kiểm toán, đội ngũ nhân viên non yếu nên các báo cáo kiểm toán mà họ đưa ra mang nặng tính chủ quan của đơn vị được kiểm toán hơn là ý kiến độc lập của kiển toán viên. Chính vì vậy mà báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán này nếu đưa ra để lên sàn giao dịch chứng khoán thì đều không được chấp nhận.
Tuy vậy, các báo cáo kiểm toán này vẫn được coi là hợp lệ khi tham gia dự thầu.
Xin dẫn chứng một vài điểm bât cập trong gói thầu số 2: Cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho tuyến số 82 (được trợ giá từ ngân sách của UBND TP Hà Nội, do Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị đại diện Sở GTVT Hà Nội tổ chức đấu thầu): Bến xe Yên Nghĩa – Mỹ Đức (Bến xe Tế Tiêu) mở thầu ngày 29/12/2015 như sau:
Theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, tại phần năng lực tài chính, các nhà thầu phải thỏa mãn chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trung bình hàng năm trong 03 năm gần đây (2012-2014) tối thiểu là 39.48 tỷ đồng/năm, tài liệu kèm theo là bản sao báo cáo tài chính cho 3 năm gần đây và bản chụp được chứng thực một trong các tài liệu sau: Biên bản kiểm tra quyết toán thuế; Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thờ điểm đã nộp tờ khai; Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai nộp thuế điện tử; Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; Báo cáo kiểm toán; Các tài liệu khác.
Công ty cổ phần dịch vụ và vận tải Bảo Châu - một trong những đơn vị tham gia đấu thầu gói thầu trên đã lựa chọn tài liệu kèm theo để chứng minh năng lực tài chính cho mình là Báo cáo kiểm toán được phát hành bởi công ty TNHH kiểm toán và thẩm định Thăng Long- TĐK. Hãy cùng nhìn qua một vài số liệu về tài chính của công ty này:
Trước tiên hãy điểm qua việc thay đổi số liệu trên báo cáo tài chính đã nộp của Công ty Bảo Châu qua các năm:
Nhìn vào số liệu doanh thu nộp điều chỉnh lần sau cùng của công ty Bảo Châu có thể thấy doanh thu 3 năm liên tục tăng 41,5 tỷ đồng là điểm bất thường. Theo giải thích từ phía Bảo Châu, đây là khoản doanh thu bị bỏ sót do bán vé đã thu tiền mà không ghi nhận doanh thu. Như vậy theo góc độ của người làm kế toán kiểm toán mà nói thì công ty Bảo Châu đến cuối năm 2014 (Theo báo cáo tài chính nộp ngày 28/03/2015) sẽ có số dư số tiền khách hàng trả trước tương ứng với 41.5 tỷ trên. Nhưng báo cáo của công ty Bảo Châu thời điểm này không hề thể hiện số liệu trên. Do đó giải thích này không thể coi là hợp lý.
Chênh lệch doanh thu 3 năm liên tiếp của Công ty Bảo Châu lên đến 41,5 tỷ đồng mặc dù công ty đã điều chỉnh doanh thu và tại báo cáo tài chính điều chỉnh rất nhiều lần cho năm 2012, 2013 nhưng đến sau thời điểm đóng thầu (29/12/2015) là ngày 21/03/2016 vẫn tiếp tục điều chỉnh doanh thu. Điều đáng nói là doanh thu được điều chỉnh cho cả 3 năm liên tiếp và giá trị điều chỉnh lên tới 50% giá trị doanh thu đã khai báo với cơ quan thuế trước đây. Đây có phải là điều bình thường? Nếu là điều không bình thường thì đằng sau đó chắc hẳn có dụng ý của người lập báo cáo tài chính nếu không nhằm mục đích trốn thuế ?.
Công ty Bảo Châu ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính 2012, 2013, 2014 với công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng Long T.D.K ngày 03/03/2015 và được công ty này phát hành báo cáo kiểm toán ngày 27/03/2015, tức là trước thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2014 cho cơ quan thuế 3 ngày (Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế là 30/03 hàng năm). Vậy tại sao công ty Bảo Châu không điều chỉnh lại ngay Báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan thuế mà lại để đến tận 21/03/2016, sau gần 1 năm từ thời điểm công ty T.D.K phát hành báo cáo kiểm toán, công ty Bảo Châu mới nộp báo cáo điều chỉnh? Phải chăng mục đích của Công ty Bảo Châu thuê công ty T. D. K kiểm toán báo cáo tài chính không phục vụ cho công tác quản lý mà là để mượn bàn tay của TDK điều chỉnh doanh thu cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu?
Giả sử việc bỏ sót doanh thu 41.5 tỷ đồng của công ty Bảo Châu là có thật thì tại sao công ty này lại không lập báo cáo điều chỉnh nộp cho cơ quan thuế ngay sau khi phát hiện ra sai sót (ngày báo cáo kiểm toán được phát hành 27/03/2015) mà lại để tới tận ngày 21/03/2016 sau khi có nhiều ghi vấn về kết quả đấu thầu này được công bố, Bảo Châu mới nộp báo cáo tài chính điều chỉnh cho nhà nước ?.
Theo khoản 1, điều 13, thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính thì đây chính là một trong những hành vi trốn thuế vì người nộp thuế “Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm”.
Nếu Bảo Châu nộp báo cáo tài chính điều chỉnh ngay sau khi được công ty kiểm toán T.D.K phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý thì số thuế nợ đọng của Bảo Châu sẽ là con số nào? Vậy theo luật đấu thầu, việc công ty Bảo Châu không khai báo doanh thu tại thời điểm phát hiện ra sai sót để né thuế có bị coi là hành vi trốn thuế, nợ đọng tiền thuế? Hồ sơ dự thầu của Bảo Châu có còn hợp lệ nữa không? Đây vẫn là câu hỏi cần có lời giải đáp xác đáng.
Theo văn bản số 676/C46-P9, ngày 19/4/2016 của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng – Bộ Công an thì “Hàng năm, chi cụ thuế Hà Đông đã lập các đoàn kiểm tra, thực hiện kiểm tra thuế tại công ty CP dịch vụ và vận tải Bảo Châu đều xác định tính chính xác số liệu về doanh thu 03 năm không thay đổi so với doanh thu kê khai tại các báo cáo tài chính” (Từ năm 2012 đến năm 2014).
Như vậy nếu việc ngày 21/03/2016, Bảo Châu nộp lại báo cáo tài chính điều chỉnh với doanh thu tăng thêm 41.5 tỷ đồng là số liệu chính xác thì việc kiểm tra thuế của chi cục thuế Hà Đông với công ty Bảo Châu có giá trị hay không? (Vì để doanh nghiệp ghi giảm doanh thu hơn 40 tỷ đồng dẫn đến việc trốn giá trị thuế nộp ngân sách nhà nước lớn mà không phát hiện ra). Nếu quả thực đúng như vậy đây rõ ràng là một sai sót quá trọng yếu không thể bỏ qua của cán bộ quản lý, kiểm tra Chi cục thuế Hà Đông.
Trước vụ việc trên, dư luận trông đợi các cơ quan chức năng có thẩm quyền khẩn trương vào cuộc làm sáng tỏ sự việc để hồi âm đến bạn đọc.
Đấu thầu vốn là một phương thức vừa có tính khoa học vừa có tính pháp quy, khách quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trường. Nhưng xem ra đây không còn là giải pháp tối ưu để lựa chọn nhà đầu tư khi mà công tác đấu thầu của nước ta còn tồn tại không ít bất cập. Đặc biệt là khâu hoàn thiện hồ sơ tài chính dự thầu.
Công văn xác nhận số liệu thuế kê khai của Chi cục Thuế quận Hà Đông
Cụ thể có một vài bất cập trong yêu cầu hồ sơ tài chính dự thầu như sau:
Thứ nhất, giá dự thầu thường được đưa ra với các yếu tố cấu thành đầy đủ, hợp lý. Nhưng khi thực hiện thì một số khoản mục bị thay đổi bằng hàng hóa và dịch vụ có chất lượng thấp hơn so với hồ sơ hoặc thậm chí một vài yếu tố cấu nên giá dự thầu bị cắt bỏ. Dẫn đến chất lượng của đối tượng đấu thầu không được được đảm bảo.
Thứ hai, trong phần yêu cầu năng lực tài chính của nhà thầu, chủ đầu tư thường đưa ra các yêu cầu về doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất khả năng thanh toán… kèm theo là Biên bản kiểm tra thuế hoặc Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định.
Chính việc cho phép sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán thay thế cho báo cáo tài chính đã nộp cơ quan thuế tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp chế biến số liệu, lập báo cáo tài chính đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực tài chính một cách dễ dàng. Bởi thực trạng công tác kiểm toán ở nước ta chưa được minh bạch và công khai. Rất nhiều công ty kiểm toán còn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dịch vụ kiểm toán, đội ngũ nhân viên non yếu nên các báo cáo kiểm toán mà họ đưa ra mang nặng tính chủ quan của đơn vị được kiểm toán hơn là ý kiến độc lập của kiển toán viên. Chính vì vậy mà báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán này nếu đưa ra để lên sàn giao dịch chứng khoán thì đều không được chấp nhận.
Tuy vậy, các báo cáo kiểm toán này vẫn được coi là hợp lệ khi tham gia dự thầu.
Xin dẫn chứng một vài điểm bât cập trong gói thầu số 2: Cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho tuyến số 82 (được trợ giá từ ngân sách của UBND TP Hà Nội, do Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị đại diện Sở GTVT Hà Nội tổ chức đấu thầu): Bến xe Yên Nghĩa – Mỹ Đức (Bến xe Tế Tiêu) mở thầu ngày 29/12/2015 như sau:
Theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, tại phần năng lực tài chính, các nhà thầu phải thỏa mãn chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trung bình hàng năm trong 03 năm gần đây (2012-2014) tối thiểu là 39.48 tỷ đồng/năm, tài liệu kèm theo là bản sao báo cáo tài chính cho 3 năm gần đây và bản chụp được chứng thực một trong các tài liệu sau: Biên bản kiểm tra quyết toán thuế; Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thờ điểm đã nộp tờ khai; Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai nộp thuế điện tử; Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; Báo cáo kiểm toán; Các tài liệu khác.
Công ty cổ phần dịch vụ và vận tải Bảo Châu - một trong những đơn vị tham gia đấu thầu gói thầu trên đã lựa chọn tài liệu kèm theo để chứng minh năng lực tài chính cho mình là Báo cáo kiểm toán được phát hành bởi công ty TNHH kiểm toán và thẩm định Thăng Long- TĐK. Hãy cùng nhìn qua một vài số liệu về tài chính của công ty này:
Trước tiên hãy điểm qua việc thay đổi số liệu trên báo cáo tài chính đã nộp của Công ty Bảo Châu qua các năm:
Chênh lệch doanh thu 3 năm liên tiếp của Công ty Bảo Châu lên đến 41,5 tỷ đồng mặc dù công ty đã điều chỉnh doanh thu và tại báo cáo tài chính điều chỉnh rất nhiều lần cho năm 2012, 2013 nhưng đến sau thời điểm đóng thầu (29/12/2015) là ngày 21/03/2016 vẫn tiếp tục điều chỉnh doanh thu. Điều đáng nói là doanh thu được điều chỉnh cho cả 3 năm liên tiếp và giá trị điều chỉnh lên tới 50% giá trị doanh thu đã khai báo với cơ quan thuế trước đây. Đây có phải là điều bình thường? Nếu là điều không bình thường thì đằng sau đó chắc hẳn có dụng ý của người lập báo cáo tài chính nếu không nhằm mục đích trốn thuế ?.
Công ty Bảo Châu ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính 2012, 2013, 2014 với công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng Long T.D.K ngày 03/03/2015 và được công ty này phát hành báo cáo kiểm toán ngày 27/03/2015, tức là trước thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2014 cho cơ quan thuế 3 ngày (Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế là 30/03 hàng năm). Vậy tại sao công ty Bảo Châu không điều chỉnh lại ngay Báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan thuế mà lại để đến tận 21/03/2016, sau gần 1 năm từ thời điểm công ty T.D.K phát hành báo cáo kiểm toán, công ty Bảo Châu mới nộp báo cáo điều chỉnh? Phải chăng mục đích của Công ty Bảo Châu thuê công ty T. D. K kiểm toán báo cáo tài chính không phục vụ cho công tác quản lý mà là để mượn bàn tay của TDK điều chỉnh doanh thu cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu?
Giả sử việc bỏ sót doanh thu 41.5 tỷ đồng của công ty Bảo Châu là có thật thì tại sao công ty này lại không lập báo cáo điều chỉnh nộp cho cơ quan thuế ngay sau khi phát hiện ra sai sót (ngày báo cáo kiểm toán được phát hành 27/03/2015) mà lại để tới tận ngày 21/03/2016 sau khi có nhiều ghi vấn về kết quả đấu thầu này được công bố, Bảo Châu mới nộp báo cáo tài chính điều chỉnh cho nhà nước ?.
Theo khoản 1, điều 13, thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính thì đây chính là một trong những hành vi trốn thuế vì người nộp thuế “Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm”.
Nếu Bảo Châu nộp báo cáo tài chính điều chỉnh ngay sau khi được công ty kiểm toán T.D.K phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý thì số thuế nợ đọng của Bảo Châu sẽ là con số nào? Vậy theo luật đấu thầu, việc công ty Bảo Châu không khai báo doanh thu tại thời điểm phát hiện ra sai sót để né thuế có bị coi là hành vi trốn thuế, nợ đọng tiền thuế? Hồ sơ dự thầu của Bảo Châu có còn hợp lệ nữa không? Đây vẫn là câu hỏi cần có lời giải đáp xác đáng.
Theo văn bản số 676/C46-P9, ngày 19/4/2016 của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng – Bộ Công an thì “Hàng năm, chi cụ thuế Hà Đông đã lập các đoàn kiểm tra, thực hiện kiểm tra thuế tại công ty CP dịch vụ và vận tải Bảo Châu đều xác định tính chính xác số liệu về doanh thu 03 năm không thay đổi so với doanh thu kê khai tại các báo cáo tài chính” (Từ năm 2012 đến năm 2014).
Công văn của C46 Bộ Công an gửi Sở GTVT TP Hà Nội
Như vậy nếu việc ngày 21/03/2016, Bảo Châu nộp lại báo cáo tài chính điều chỉnh với doanh thu tăng thêm 41.5 tỷ đồng là số liệu chính xác thì việc kiểm tra thuế của chi cục thuế Hà Đông với công ty Bảo Châu có giá trị hay không? (Vì để doanh nghiệp ghi giảm doanh thu hơn 40 tỷ đồng dẫn đến việc trốn giá trị thuế nộp ngân sách nhà nước lớn mà không phát hiện ra). Nếu quả thực đúng như vậy đây rõ ràng là một sai sót quá trọng yếu không thể bỏ qua của cán bộ quản lý, kiểm tra Chi cục thuế Hà Đông.
Trước vụ việc trên, dư luận trông đợi các cơ quan chức năng có thẩm quyền khẩn trương vào cuộc làm sáng tỏ sự việc để hồi âm đến bạn đọc.