Ðề: Đánh Giá lại số dư ngoại tệ vào cuối kỳ.
Đánh giá lại chênh lệch TGHĐ đối với những khoản mục có gốc ngoại tệ
Quy trình đánh giá và xử lý chênh lệch:
Bước 1: Tính số dư thực tế VND (A) và số dư ngoại tệ tương ứng
Bước 2: Lấy số dư ngoại tệ cuối kỳ * TGTT cuối kỳ (8-)
Bước 3: Đánh giá:
- Lãi (tăng): A<B
+Đánh giá tăng các khoản mục có gốc ngoại tệ đối với các khoản phải thu:
Nợ TK 1122, 1122, 131,...(phần chênh lệch giữa A và 8-)
Có TK 4131
+Đánh giá tăng các khoản mục có gốc ngoại tệ đối với các khoản phải trả:
Nợ TK 4131
Có Tk 331, 311, 341,...(phần chênh lệch giữa A và 8-)
- Lỗ (giảm): A>B
+Đánh giá giảm các khoản mục có gốc ngoại tệ đối với các khoản phải thu:
Nợ TK 4131
Có Tk 1122, 1122, 131,...(phần chênh lệch giữa A và 8-)
+Đánh giá giảm các khoản mục có gốc ngoại tệ đối với các khoản phải trả:
Nợ TK 331, 311, 341,...(phần chênh lệch giữa A và 8-)
Có TK 4131
Bước 4: Xử lý chênh lệch TGHĐ cuối kỳ:
-=> chỉ xử lý chênh lệch khi đánh giá các khoản Nợ phải thu và Nợ phải trả dài hạn.
Xử lý bằng cách bù trừ giữa Nợ và Có của 4131
=> Chênh lệch TGHĐ sau khi đánh giá Nợ ngắn hạn và TK vốn bằng tiền, kế toán không xử lý chênh lệch mà để SDCK trên 4131. Sang đầu niên độ kế toán sau, lập bút toán kết chuyển ngược lại.
P/s: Mình được học như vậy nè, ko biết bạn đọc có hiểu ko. Thắc mắc chỗ nào bạn cứ nói nhé.