Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

lehuytung30

New Member
Hội viên mới
Cty em có mở hai tài khoản tại hai ngân hàng khác khau.Vừa qua Sếp có lệnh chi chuyển tiền từ tài khoản A sang tài khoản B (tài khoản này do ngân hàng tự mở khi cty vay tiền,tài khoản này vẫn có lãi hàng tháng ) để trả nợ.Vậy xin hỏi em phải hạch toán làm sao?
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

chuyện bình thường mà ban. bạn theo giỏi trên sổ chi tiết thui
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

Cty em có mở hai tài khoản tại hai ngân hàng khác khau.Vừa qua Sếp có lệnh chi chuyển tiền từ tài khoản A sang tài khoản B (tài khoản này do ngân hàng tự mở khi cty vay tiền,tài khoản này vẫn có lãi hàng tháng ) để trả nợ.Vậy xin hỏi em phải hạch toán làm sao?

Tài khoản ngân hàng cấp 1 là 112, nếu công ty có giao dịch trên 2 ngân hàng thì bạn cứ tao tài khoản cấp 2 thôi mà
Ví dụ: NH ACB là 1121, ngân hàng VCB là 1122. Khi đó nếu chuyển tiền từ ACB sang VCB của công ty thì ĐK Nợ 1122/ Có 1121
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

Cty em có mở hai tài khoản tại hai ngân hàng khác khau.Vừa qua Sếp có lệnh chi chuyển tiền từ tài khoản A sang tài khoản B (tài khoản này do ngân hàng tự mở khi cty vay tiền,tài khoản này vẫn có lãi hàng tháng ) để trả nợ.Vậy xin hỏi em phải hạch toán làm sao?

Xem xét Hợp đồng vay, Giấy nhận nợ từnglần (Nếu vay theo Hạn mức TD) và Phương thức rút vốn. Thông thường lãi chỉ phát sinh khi TK vay chưa sử dụng hoăc chưa có đk sử dụng đến như: vay trung hạn đầu tư TSCD (vay theo món, hoàn trả) hay vay thanh toán L/C nhưng ngân hàng chưa có đủ ngoại tệ để bán ( Giấy mua ngoại tệ trích từ TK vay)...
Đối với KT ngân hàng yc mở chi tiết từng tài khoản tại ngân hàng, chi tiết theo nguyên tệ. Bạn có thể mở tiểu khoản TK 112 - ct theo nguyên tệ, ngân hàng. KHi nhận nợ vay ngắn hạn, dài hạn:
N 112 - CT theo nguyên tệ, ngân
C 311,341: Vay ngắn hạn dài hạn

KHi sử dụng số tiền vay đó:
N 331,111,112
C 112-CT theo nguyên tệ, ngân

Khi phát sinh lãi
N 112-CT theo nguyên tệ, ngân
C 515

Thông thường 1 số kt thường định khoản tắt đối với những trường hợp rút vốn kèm chứng từ ngay. VD như: TT cho nhà CC
N 331
C 311,341

Theo ý kiến của mình thì làm tắt như vậy sẽ phải chỉnh sửa công thức trên BC lưu chuyển tiền tệ (Bên cty tôi làm PM FAST và cũng mất công tìm hiểu mãi sao BCLCT ko đúng và sau sửa lại công thức các chỉ tiêu)
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

Thực ra ko thể hạch toán trực tiếp N/C 112 như trên lý thuyết được vì giấy báo nợ và giấy báo có của 2 ngân hàng khác nhau. Mình phải sử dụng TK trung gian là 113. Ví dụ nhé:

Trích Giấy báo Nợ TK của NH A, kế toán ghi:
Nợ TK 113
Có TK 112 (NH A)

Trích Giấy báo Có của NH B, kế toán ghi:
Nợ TK 112 (NH B)
Có TK 113

Ngay khi cty rút TGNH nhập quỹ TM và ngược lại cũng vậy, đâu thể hạch toán ngay là N111/C112 vì 2 chứng từ khác nhau, tại 2 thời điểm khác nhau:
- Khi rút TGNH (ctừ là giấy rút tiền, séc...) : Nợ 113/C 112
- Khi nhập quỹ TM (ctừ là phiếu thu) : N111/C113

Lý thuyết khác hẳn thực tế.
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

Bạn mở tài khoản cấp 2 của TK 112 cho 2 ngân hàng rồi theo dõi bình thường thôi mà.
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

Thực ra ko thể hạch toán trực tiếp N/C 112 như trên lý thuyết được vì giấy báo nợ và giấy báo có của 2 ngân hàng khác nhau. Mình phải sử dụng TK trung gian là 113. Ví dụ nhé:

Trích Giấy báo Nợ TK của NH A, kế toán ghi:
Nợ TK 113
Có TK 112 (NH A)

Trích Giấy báo Có của NH B, kế toán ghi:
Nợ TK 112 (NH B)
Có TK 113

Ngay khi cty rút TGNH nhập quỹ TM và ngược lại cũng vậy, đâu thể hạch toán ngay là N111/C112 vì 2 chứng từ khác nhau, tại 2 thời điểm khác nhau:
- Khi rút TGNH (ctừ là giấy rút tiền, séc...) : Nợ 113/C 112
- Khi nhập quỹ TM (ctừ là phiếu thu) : N111/C113

Lý thuyết khác hẳn thực tế.

Không nhất thiết phải thế đâu bạn. Ở bên công ty tôi, kế toán họ làm cái vụ này thường xuyên. Rút tiền từ tài khoản này, chuyển sang tài khoản kia. Nhưng vẫn cứ là N 112 - ngân hàng A, C 112 - ngân hàng B bình thường. Họ vẫn theo dõi đầy đủ, chính xác số dư của từng ngân hàng đấy thôi!

Bạn sử dụng 113 là cách an toàn, nhưng với các công nghệ hiện nay, việc giao dịch giữa các ngân hàng là rất nhanh, nên hầu như không có khoản chờ dạng "hút 1 gói thuốc, uống 5 ly cà phê" thì mới xong một giao dịch đâu.

Theo tôi, việc định khoản như thế nào là do quy trình kế toán của từng đơn vị đặt ra, và cũng do kinh nghiệm hay do cái style của người kế toán mà thôi. Miễn là nó hợp pháp, hợp lệ là được.
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

Không nhất thiết phải thế đâu bạn. Ở bên công ty tôi, kế toán họ làm cái vụ này thường xuyên. Rút tiền từ tài khoản này, chuyển sang tài khoản kia. Nhưng vẫn cứ là N 112 - ngân hàng A, C 112 - ngân hàng B bình thường. Họ vẫn theo dõi đầy đủ, chính xác số dư của từng ngân hàng đấy thôi!

Bạn sử dụng 113 là cách an toàn, nhưng với các công nghệ hiện nay, việc giao dịch giữa các ngân hàng là rất nhanh, nên hầu như không có khoản chờ dạng "hút 1 gói thuốc, uống 5 ly cà phê" thì mới xong một giao dịch đâu.

Theo tôi, việc định khoản như thế nào là do quy trình kế toán của từng đơn vị đặt ra, và cũng do kinh nghiệm hay do cái style của người kế toán mà thôi. Miễn là nó hợp pháp, hợp lệ là được.

Em cám ơn bác, e ghi nhận góp ý của Bác. E ko nói đến việc chuyển, nhận tiền nhanh hay chậm trong thời đại công nghệ hiện nay. Cái e muốn nói tới là nhìn chứng từ để hạch toán vì chứng từ gốc là khác nhau. Có thể bên e dùng phần mềm hạch toán nên phiếu thu tiền không thể vừa hạch toán Nợ, vừa hạch toán Có của cùng 111,112 được nên e phải dùng 113 làm trung gian.
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

chuyện bình thường thôi mà !
Ai giải thích giùm định khoản này cái
Nợ 11112
Có 11115
Nào! :)
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

Tài khoản ngân hàng cấp 1 là 112, nếu công ty có giao dịch trên 2 ngân hàng thì bạn cứ tao tài khoản cấp 2 thôi mà
Ví dụ: NH ACB là 1121, ngân hàng VCB là 1122. Khi đó nếu chuyển tiền từ ACB sang VCB của công ty thì ĐK Nợ 1122/ Có 1121

Tài khoản ngân hàng cấp 1 là 112. Khi mở thêm TK về VND thì cấp 2 của nó có dạng 1121, cấp 3 là 1121x.
TK VNĐ
Khi bạn mở TK ở ACB thì: TK đầu là 11211
Mở thêm VCB : TK là 11212
Còn mở TK ngoại tệ thì cấp 2 là 1122, cấp 3 là 1122x.

Như bạn này nói thì định khoản trên lại khác rồi, bán ngoại tệ từ ngân hàng này chuyển thẳng qua ngân hàng khác là không được.
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

Cty em có mở hai tài khoản tại hai ngân hàng khác khau.Vừa qua Sếp có lệnh chi chuyển tiền từ tài khoản A sang tài khoản B (tài khoản này do ngân hàng tự mở khi cty vay tiền,tài khoản này vẫn có lãi hàng tháng ) để trả nợ.Vậy xin hỏi em phải hạch toán làm sao?

N112_NH B
C112_NH A

Thân :)
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

Thực ra ko thể hạch toán trực tiếp N/C 112 như trên lý thuyết được vì giấy báo nợ và giấy báo có của 2 ngân hàng khác nhau. Mình phải sử dụng TK trung gian là 113. Ví dụ nhé:

Trích Giấy báo Nợ TK của NH A, kế toán ghi:
Nợ TK 113
Có TK 112 (NH A)

Trích Giấy báo Có của NH B, kế toán ghi:
Nợ TK 112 (NH B)
Có TK 113

Ngay khi cty rút TGNH nhập quỹ TM và ngược lại cũng vậy, đâu thể hạch toán ngay là N111/C112 vì 2 chứng từ khác nhau, tại 2 thời điểm khác nhau:
- Khi rút TGNH (ctừ là giấy rút tiền, séc...) : Nợ 113/C 112
- Khi nhập quỹ TM (ctừ là phiếu thu) : N111/C113

Lý thuyết khác hẳn thực tế.

TK 113 chỉ sử dụng trong trường hợp tại thời điểm cuối kỳ (chốt sổ lập BC) tiền đã chuyển mà chưa vào tài khoản.

PM của bên bạn như vậy có thể là do ng lập PM viết sai.
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

Cty em có mở hai tài khoản tại hai ngân hàng khác khau.Vừa qua Sếp có lệnh chi chuyển tiền từ tài khoản A sang tài khoản B (tài khoản này do ngân hàng tự mở khi cty vay tiền,tài khoản này vẫn có lãi hàng tháng ) để trả nợ.Vậy xin hỏi em phải hạch toán làm sao?

Bạn đọc kỹ hơn về thông tin trên hồ sơ tài khoản B để biết thời điểm nào là thời điểm bên Ngân hàng ghi nhận khoản nợ của bên bạn đã được trả.
Khi tiền về TK B, hay khi phải thực hiện thêm thủ tục thông báo gì với NH nữa ko?

Dựa vào thông tin đó bạn sẽ biết được các hạch toán đối ứng giảm 112A là tăng 112B hay giảm 341.
 
Ðề: Đã ai gặp cách định khoản Nợ/Có 112 chưa ạ

"Tài khoản ngân hàng cấp 1 là 112, nếu công ty có giao dịch trên 2 ngân hàng thì bạn cứ tao tài khoản cấp 2 thôi mà
Ví dụ: NH ACB là 1121, ngân hàng VCB là 1122. Khi đó nếu chuyển tiền từ ACB sang VCB của công ty thì ĐK Nợ 1122/ Có 1121"
-> ông này kiểm tra lại đi nhé. TK 1121 # 1122 đấy.
Việc ĐK không có gì rắc rối cả. phụ thuộc vào phần mềm bên bạn đang dùng mà trong quá trình định khoản có sd TK trung gian hay k?nhưng cơ bản, bạn lưu UNC tại TK NH Báo Nợ. Còn TK NH Báo có bạn chỉ cần Báo có (thậm chí sổ phụ) cũng được.

- không qua TK trung gian:
+ N1121A/C1121B (A: là NH nhận tiền; B: là NH chuyển tiền)
+ N341, 311/C1121A

- Quan TK Trung gian (bên FPT mình sử dụng ERP-Oracle) nên phải sd rất nhiều tk trung gian -> hạn chế tối đa việc sai sót, hoạch toán thừa-thiếu
+N1139/C1121B
+ N1121A/C1139
+N341, 311/C1121A
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top