Nhân dịp Kỷ niệm ngày thành lập QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, kính chúc tất cả những người đã, đang và tương lai khoác áo lính luôn vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt!
thế những người không liên quan đến quân đội có được nhậu ko ạ?nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam, kính chúc tất cả những người đã, đang và tương lai khoác áo lính luôn vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt!
thế những người không liên quan đến quân đội có được nhậu ko ạ?
Chúc toàn thể thành viên dân kế toán nói chung và các đồng chí cựu binh DKT nói riêng một mùa giáng sinh vui vẻ!
@ Bác Đồng minh, Kim thanh : Chừng nào vô SG hú anh em nhé. Lâu rồi không gặp các đồng chí.
Cháu yêu các chú bộ đội từ tận đáy lòng.
Nước ngọt chủ động cho Trường Sa
1. Hiện trạng:
- Hiện tại quần đảo Trường Sa của chúng ta có 9 đảo nổi và 12 đảo chìm, ngoài
ra còn có 15 nhà giàn DK1 tại khu vực thềm lục địa. Thực trạng nước ngọt phục vụ
sinh hoạt tại các đảo, điểm đảo và nhà giàn là “thụ động” chủ yếu chờ lượng mưa tự
nhiên.
- Vào các thời điểm bình thường, lượng nước mưa là đủ phục vụ nhu cầu sinh
hoạt của chiến sỹ và người dân. Tuy nhiên thời gian từ tháng 3 – tháng 7 hàng năm,
lượng nước mưa rất thấp, chủ yếu nước sinh hoạt là từ các bể ngầm tích trữ trong thời
gian trước đó.
- Trong những thời điểm khó khăn, khẩu phần nước ngọt mỗi chiến sỹ được điều
chỉnh giảm từ 5 lít – 2 lít/người/ngày. Điều này gây khó khăn trong sinh hoạt bao
gồm: Nhu cầu vệ sinh cá nhân, chăn nuôi, trồng trọt, bảo dưỡng khí tài. Đặc biệt là tạo
ra tâm lý không ổn định, trông chờ mưa trong cán bộ quản lý sinh hoạt. Ngoài ra, khi
quân số tăng đột biến, nước ngọt cũng là bài toán cần giải quyết.
1. Giải pháp:
- Sử dụng máy lọc nước biển thành nước ngọt cho các điểm đảo, như là một giải
pháp bổ trợ thêm cho nguồn nước tự nhiên.
- Với mỗi đơn vị 20 người, lượng nước tối thiểu 5 lít/người/ ngày, cần 100 lít/
ngày. Nếu sử dụng máy lọc có công suất 20 lít/ giờ, thì thời gian máy chạy cần 5h/
ngày.
- Yêu cầu sử dụng công nghệ ứng dụng Năng lượng tái tạo, panel năng lượng mặt
trời. Tích điện vào ắc quy, chạy máy lọc.
Một số công nghệ:
Tạo nước ngọt bằng năng lượng mặt trời:
Đây là kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học Viện Thủy điện và năng lượng
tái tạo (Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam). Thiết bị đã được lắp đặt thử nghiệm thành
công tại Cam Ranh (Khánh Hòa), Đồ Sơn (Hải Phòng).... Theo đó, sau khi cấp nước
vào bể chứa, nước được năng lượng Mặt trời đun nóng, bốc hơi và ngưng tụ trên bề
mặt trong của tấm kính và chảy về một bể chứa nước sạch. Nước này ngọt, sạch, có
thể dùng được ngay cho sinh hoạt của người dân, đặc biệt là quân và dân ven biển, hải
đảo, cách xa đất liền.
ThS. Nguyễn Minh Việt, Q. Viện trưởng Viện Thủy điện và Năng lượng tái cho biết,
nguyên lý hoạt động của thiết bị này hoàn toàn băng năng lượng mặt trời, không tốn
chi phí năng lượng, không phát thải khí nhà kính, không có hóa chất, lắp đặt đơn giản,
gọn nhẹ, nước ngọt tạo ra không phải lọc lại mà sử dụng được ngay.
Với công suất trung bình đạt hơn 6 lít/m2
mưa trên mặt kính của thiết bị khi trời có mưa. Đặc biệt, thiết bị được chế tạo từ vật
liệu composite nên có độ bền cao. Nhóm nghiên cứu đã thiết kế nhiều mô đun với
kích thước khác nhau, có khả năng tháo lắp linh hoạt và lắp ghép thành hệ thống lớn
từ các mô đun đơn lẻ tùy theo nhu cầu sử dụng, trên mọi địa hình (mặt đất, mái nhà,
sân thượng...những nơi hứng được ánh sáng).
Cấp máy xử lý nước biển thành nước ngọt cho ngư dân
Lần đầu tiên tại VN, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng đã nghiên cứu thành công
máy xử lý nước biển ra nước ngọt. Sáng 2/6, chiếc máy đầu tiên thuộc loại này
được bàn giao thử nghiệm cho 1 ngư dân tại Đà Nẵng.
Theo bà Lê Khắc Hoàng Lan, chủ nhiệm đề án nghiên cứu, (thuộc Viện Khoa học và
Công nghệ VN): "Công nghệ này là của Mỹ. Hiện đã có nhiều nước trên thế giới ứng
dụng rộng rãi, phục vụ hải đảo, tàu thuyền ngư dân. Tuy vậy, với giá thành hàng nhập
ngoại rất đắt, quy trình vận hành, bảo dưỡng... không phù hợp với Việt Nam nên ngư
dân ta chưa từng dùng".
Tháng 12/2007, UBND TP Đà Nẵng đã đặt hàng hơn 350 triệu đồng với Viện Khoa
học và Công nghệ VN để tiến hành dự án nghiên cứu này. Theo bà Lan, chiếc máy
chỉ dùng màng lọc là thiết bị nhập của Mỹ, còn lại sản xuất trong nước. Công nghệ thì
phức tạp, song vận hành đơn giản ngay đối với ngư dân.
Chỉ cần đấu nối nguồn điện 2,2kW từ máy nổ tàu cá, máy có thể vận hành. Nước biển
được hút vào bể tiền xử lý (lọc thô rong rêu, cặn, bụi bẩn), sau đó qua hệ thống màng
lọc rồi ra nước ngọt mà không có bất cứ hoá chất xử lý nào. Nước sau khi lọc tinh
khiết, không có vi trùng, vi khuẩn nên có thể uống ngay. Công suất mỗi giờ trung bình
1,4m3 nước biển sẽ cho ra 300 lít nước ngọt, sau 7 năm vận hành liên tục mới phải
thay thế màng lọc.
Lắp máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Trường Sa
TT - Nằm trong chương trình “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”, vừa qua Công
ty TNHH năng lượng xanh Kim Hồng (TP.HCM) đã lắp đặt và đưa vào sử
dụng thành công máy lọc nước mặn thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời
Carocell tại đảo Đá Tây A (Trường Sa, Khánh Hòa).
Theo ông Lê Văn Khoát - giám đốc Công ty Kim Hồng, máy lọc nước này vận hành
theo nguyên lý bốc hơi và ngưng tụ, công nghệ Úc. Theo đó, nếu mỗi tấm năng lượng
mặt trời có diện tích rộng chừng 2m2 thì trong một giờ sẽ “sản xuất” ra 1,5-2,2 lít
nước ngọt với đầy đủ các tiêu chí cho phép sử dụng. Cũng theo ông Khoát, hiện giá
thành của mỗi chiếc máy này khoảng 7,5 triệu đồng, với tuổi thọ 20 năm.
Theo đánh giá của thượng tá Lê Hồng Thủy - phó chủ nhiệm kỹ thuật Vùng 4 Quân
chủng Hải quân, vào mùa khô các đảo, nhất là đảo chìm ở Trường Sa gặp nhiều
khó khăn về nguồn nước ngọt. Việc đưa vào sử dụng máy lọc nước mặn thành nước
ngọt nói trên sẽ giúp đỡ rất nhiều cho sinh hoạt của quân dân Trường Sa. Hiện đã có
khoảng 20 máy lọc nước hiệu Carocell được phía Công ty Kim Hồng chuyển giao cho
các đảo để lắp đặt thử nghiệm.
Công nghệ biến nước mặn thành... nước ngọt
Thứ năm 03/01/2013 16:18
(VTV Online) -
Nước biển, nước lợ, các nguồn nước không uống được nay đã có thể biến thành
nước ngọt, sạch và sử dụng được ngay chỉ trong thời gian ngắn.
Nhờ có thiết bị tạo nước ngọt bằng nguồn năng lượng mặt trời, các loại nước không
uống được như nước biển, nước lợ đã có thể trở thành nước ngọt và đảm bảo chất
lượng.
Đây là một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Viện Thủy điện và năng
lượng tái tạo Việt Nam. Thiết bị đã được lắp đặt thử nghiệm thành công tại một vài
nơi vùng biển, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt ngày càng tăng ở những địa phương
này. Ít ai biết rằng, nguyên lý hoạt động của thiết bị, chỉ dựa trên 1 tính chất hóa học
rất đơn giản.
Th.s Đỗ Anh Tuấn - Viện thủy điện và năng lượng tái tạo cho biết: "Sau khi cấp nước
vào bể chứa, nước được năng lượng mặt trời đun nóng, bốc hơi và ngưng tụ trên bề
mặt trong của tấm kính và chảy về một bể chứa nước sạch".
Anh Tuấn và nhóm cộng sự đã dành 2 năm để nghiên cứu và cho ra đời thiết bị này,
với nhiều đặc tính mới so với công nghệ đã xuất hiện trước đó. Đáng chú ý, thiết bị có
các gờ xung quanh trên mặt tấm kính hứng nắng, nên có thể hứng được lượng nước
mưa trên bề mặt kính khi trời mưa.
Đặc điểm này rất thích hợp cho các địa phương vùng biển, để kết hợp vừa lọc nước
ngọt, vừa tích nước mưa cho sinh hoạt. Sau khi thử nghiệm ở Đồ Sơn, Hải Phòng và
Khánh Hòa, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng: yếu tố người dân quan tâm nhất là chất
lượng nước thu được. Các thông tin nhận xét cho thấy nước sau chưng cất thì sạch,
trong, uống được, không mặn hay lợ.
Th.s Đỗ Anh Tuấn - Viện thủy điện và năng lượng tái tạo: "Chúng tôi đã lấy nước
ngọt thu được đem đi phân tích mẫu tại viện y học dịch tễ trung ương và đối chiếu với
tiêu chuẩn y tế về nước sinh hoạt thì thấy nước của chúng tôi đạt tiêu chuẩn đó".
Tùy theo nhu cầu của mỗi gia đình mà có thể lắp đặt 1 hay nhiều mô đun để tạo ra
nước sinh hoạt cho gia đình. Với mỗi mét vuông thiết bị này, có thể tạo ra trung bình
từ 4 đến 8 lít nước ngọt mỗi ngày, tất nhiên là còn phụ thuộc mùa hay độ bức xạ của
mặt trời, nhưng cũng đủ để đáp ứng một phần không nhỏ nước sinh hoạt cho mỗi gia
đình.
Để Trường Sa Luôn ắp đầy nước ngọt
Không xa đâu Trường Sa ơi! Câu hát ấy sao mà da diết thế. Vâng, Trường Sa hôm nay đã như gần với đất liền hơn bởi những sự thay da đổi thịt từng ngày và đang phát triển không ngừng nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chung tay góp sức của quân và dân trên khắp mọi miền Tổ quốc thân yêu. Song, vẫn còn đó một điều khiến chúng ta luôn canh cánh trong lòng đó là sự khát nước ngọt. Không chỉ ở các đảo nhỏ, đảo chìm, mà ngay cả đảo như Trường Sa Lớn, Nam Yết, Song Tử Tây… nước ngọt vẫn còn là “sự hiếm” đối với bộ đội ta.
Sau khi tham gia đoàn công tác ra thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa vào tháng 5-2014, là một trong đại biểu của đoàn, phóng viên Tạp chí Trí thức và Phát triển nhận thấy một thực tế rằng: Vào thời điểm mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, các đảo rất thiếu nước ngọt. Hiện tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam có 9 đảo nổi, 12 đảo chìm, ngoài ra còn có 15 nhà giàn DKI tại khu vực thềm lục địa.
Những can nước ngọt quý giá từ tàu vận tải đưa từ đất liền tới đảo.
Thêm nữa là điều kiện địa lý các đảo, điểm đảo không có nước ngọt. Chính vì vậy, thực trạng nước ngọt phục vụ sinh hoạt tại các đảo, điểm đảo và nhà giàn là hoàn toàn thụ động, chủ yếu nhờ vào lượng nước mưa tự nhiên. Vào những thời điểm khó khăn, khẩu phần nước ngọt mỗi chiến sỹ được điều chỉnh giảm còn 5 lít/người/ngày, cá biệt còn 2 lít/người/ngày (trong khi tiêu chuẩn quy định là 20 lít nước ngọt/người/ngày). Thực tế này đã gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt chiến sỹ bao gồm: Nhu cầu ăn uống; sinh hoạt cá nhân; chăn nuôi, trồng trọt; bảo dưỡng khí tài; vệ sinh doanh trại và xây dựng cơ bản.
Xuất phát từ thực tế còn khó khăn của các đảo cũng như muốn chung tay góp sức cùng với quân và dân Trường Sa, Tạp chí Trí thức và Phát triển đã chủ trì triển khai dự án “Nước ngọt chủ động cho Trường Sa” với mục đích: Nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt phục vụ giới hạn nhu cầu đời sống chiến sỹ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và các đảo nhỏ ven biển Việt Nam.
Dự án có ba giai đoạn gồm: Giai đoạn 1: Áp dụng thử nghiệm công nghệ cho 10 điểm đảo, nhà giàn tại quần đảo Trường Sa và thềm lục địa; Giai đoạn 2: Đầu tư theo nhu cầu cho toàn bộ các đảo và nhà giàn tại quần đảo Trường Sa và thềm lục địa; Giai đoạn 3: Mở rộng, ứng dụng cho các đảo nhỏ ven biển Việt Nam.
Sau 4 tháng khảo sát, nghiên cứu công nghệ, nhà báo Trần Vũ Thành - chủ nhiệm dự án cùng các đơn vị tư vấn chuyên ngành đã hoàn thiện dự án tiêu chuẩn NT-30 với các thông số cơ bản:
Dây chuyền lọc đồng bộ công suất 50lít/giờ, cung cấp đủ nhu cầu cho một đơn vị 30 người, trong 4 tháng mùa khô;
Tiêu chuẩn nước uống của Bộ y tế TCVN 1329:2009;
Hệ thống lọc đồng bộ với 3 cấp lọc sử dụng công nghệ tiên tiến như UF, RO;
Hệ thống điện nguồn độc lập sử dụng năng lượng mặt trời;
Vật tư thay thế kèm theo đáp ứng cho 5 năm vận hành.
Tổng mức đầu tư 1 dây chuyền là: 600.000.000 đồng.
Dự kiến tiến độ dự án sẽ hoàn thành trong tháng 12/2014 và tiến hành lắp đặt vận hành chạy thử tại một đảo chìm tại quần đảo Trường Sa. Thành công của dự án NT-30 sẽ là cơ sở để phát triển các giai đoạn tiếp theo. Dự án có ý nghĩa rất thiết thực, giải quyết trực tiếp nhu cầu đời sống cho các chiến sỹ và nhân dân quần đảo Trường sa, qua đó, góp phần tăng năng lực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dịp này, Tạp chí Trí thức và Phát triển kêu gọi các đơn vị chuyên ngành, doanh nghiệp, cá nhân tham gia ủng hộ tài chính để dự án sớm đi vào thực tế.
Chi tiết về dự án cùng sự chung tay góp sức, ủng hộ xin liên hệ:
Dự án “Nước ngọt chủ động cho Trường Sa”
Tòa soạn Tạp chí Trí thức và Phát triển: Tầng 8, Cung Trí thức Thành phố - số 80, Phố Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy – Hà Nội. ĐT/Fax: 043.7823798
* Email: trithucvaphattrien@gmail.vn * www.trithucvaphattrien.vn.
Nguồn: http://www.trithucvaphattrien.vn/n1492_de-truong-sa-luon-ap-day-nuoc-ngot
Bốn bề thọ địch: Thuế đòi cưỡng chế hóa đơn, thu nợ thuế, Ngân hàng đòi bán dự án, Cty trước kia là cty mẹ không hợp tác, Đối tác quay lưng, chiếm dụng...may có tin này an ủi phần nào bao công sức tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu, lấy phân tích mẫu nước.
Trần Trung