Cty TNHH 2 thành viên trở lên tính thuế TNCN như thế nào?

Ðề: Cty TNHH 2 thành viên trở lên tính thuế TNCN như thế nào?

Còn trường hợp mức lương bình quân dưới 4 triệu/ năm thì có bắt buộc làm hồ sơ khai MST thu nhập cá nhân không các bạn

Không bắt buột nhưng khuếyn khích bạn làm MST cá nhân để khi cần có mà sử dụng.
 
Ðề: Cty TNHH 2 thành viên trở lên tính thuế TNCN như thế nào?

Cái dòng đỏ đó là do Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn chi tiết 1 số điều Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định 100/2008/NĐ-CP.
Tôi sẽ send cho bạn nguyên văn thông tư đó vào mailyahoo.

Bạn không cần phải send, nhưng theo cách tính chi tiết từng khoản thu nhập, bạn đã làm sai. Nói về số thuế phải nộp thì chưa sai.
-----------------------------------------------------------------------------------------


Theo thông tư 84/2008/TT-BTC thì bạn vẫn phải làm.

Từ Luật thuế TNCN đến các văn bản dưới Luật, không có dòng nào bắt buộc quy định như thế cả.
 
Ðề: Cty TNHH 2 thành viên trở lên tính thuế TNCN như thế nào?

Bạn không cần phải send, nhưng theo cách tính chi tiết từng khoản thu nhập, bạn đã làm sai. Nói về số thuế phải nộp thì chưa sai.
Theo bạn tôi sai ở đâu - Chỉ cho tôi đi. Bạn xem 1 đoạn thông tư này và VD của họ nhé. Trích thông tư 84/2008/TT-BTC của bộ tài chính
1- Thu nhập từ tiền lương tiền công
II. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ
Theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1. Thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
1.1. Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hoá; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng.
1.2. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
1.3. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại khoản 6 mục III phần A Thông tư này.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
2.1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền, bao gồm:2.1.1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.
2.1.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận được, trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại điểm 2.2 dưới đây.
2- VD nè:
Ví dụ: Ông B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 90 triệu đồng (đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc), ông B phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông B không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông B được tính như sau:
- Ông B được giảm trừ các khoản sau:
+ Cho bản thân là 4 triệu đồng.
+ Cho 2 người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng x 2 người = 3,2 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là:
90 triệu đồng - 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82,8 triệu đồng
- Số thuế phải nộp được tính là:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(32 triệu đồng - 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng
+ Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%:
(52 triệu đồng - 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng
+ Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%:
(80 triệu đồng - 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng
+ Bậc 7: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng đến 82,8 triệu đồng, thuế suất 35%:
(82,8 triệu đồng - 80 triệu đồng) x 35% = 0,98 triệu đồng
Như vậy, với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông B theo biểu thuế luỹ tiến từng phần là:
(0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 0,98) = 19,13 triệu đồng
Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Hy vọng cái này giúp đc bạn. Chúc bạn thành công
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cty TNHH 2 thành viên trở lên tính thuế TNCN như thế nào?

Theo bạn tôi sai ở đâu - Chỉ cho tôi đi. Bạn xem 1 đoạn thông tư này và VD của họ nhé. Trích thông tư 84/2008/TT-BTC của bộ tài chính
1- Thu nhập từ tiền lương tiền công

2- VD nè:

Hy vọng cái này giúp đc bạn. Chúc bạn thành công

Có thể bạn chưa hiểu ý mình. Ông A đó có 2 khoản thu nhập, bên này thì 6tr/tháng, bên kia thì 2,5tr/tháng. Nếu ví dụ bên 6tr làm hồ sơ khai thuế TNCN thì họ tính trên 6 hay 8,5. Mình chưa nói đến quyết toán năm nhé.
 
Ðề: Cty TNHH 2 thành viên trở lên tính thuế TNCN như thế nào?

Trời ah! Cái vấn đề TTNCN sao mà mệt thế, mình xin cảm ơn các bạn nhiều vì đã giúp mình giải đáp được thắc mắc của mình, mình cũng phần nào hiểu ra. Thanks tất cả các bạn nhé
-----------------------------------------------------------------------------------------
Cái dòng đỏ bạn đọc ở đâu và làm theo hướng dẫn nào chỉ cho tôi cái link tôi xem, làm như bạn hướng dẫn thì bên nào làm kê khai thuế và khấu trừ thuế cho TH này,
Sáng nay mình vừa xem chương trình góc nhìn thẳng trên VTC1 giải đáp về vấn đề thuế TNCN mình thấy người ta giải đáp khi 1 người làm nhiều công ty trở nên không có HDLD ở công ty thứ 2, thứ 3... thì bị đánh thuế TNCN là 10% cho các thu nhập đó, còn nếu trong trường hợp tổng lương tất cả các công ty cộng lại đã khấu trừ cho cá nhân, gia cảnh vvv mà chưa đến ngưỡng nộp thuế thì không phải nộp ( những vẫn làm tờ khai tạm tính, cuối năm mới được khấu trừ - rắc rối quá), vậy có nghĩa là nếu các bạn làm ở cty thứ 2 trở nên có hợp đồng lao động có nghĩa là vẫn đánh thuế tiền lương tiền công bình thường tích lũy theo luật thuế chứ không cứ phải bị đánh thuế 10% từ tiền lương công ty thứ 2...
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nói tóm lại luật thuế TNCN làm mọi người đau đầu quá đi mất
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nói tóm lại luật thuế TNCN làm mọi người đau đầu quá đi mất
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cty TNHH 2 thành viên trở lên tính thuế TNCN như thế nào?

Giảm trừ gia cảnh sẽ được kê khai ở nơi người lao động đăng ký, kê khai thuế TNCN. Bạn cho mình biết chổ nào quy định về việc khấu trừ 10% hay 20% thuế đối với người lao động có HĐLĐ dài hạn nhé. Trong thông tư 84 mình chỉ thấy đọan này
Nguyên văn bởi tt84
3.1.1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công
....


Nguyên văn bởi báo tuổi trẻ ngày 09/1/2009
* Tôi làm kế toán cho ba công ty và đều có hợp đồng lao động ở ba công ty này, như vậy tôi phải đăng ký thuế TNCN ở một trong ba công ty hay đăng ký nơi địa phương tôi đang ở ?

(Kim Hoang)

- Trường hợp của bạn phải xác định một nơi làm việc ổn định lâu dài có đóng bảo hiểm xã hội để đăng ký kê khai giảm trừ gia cảnh và tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần, hai nơi còn lại hằng tháng sẽ tạm khấu trừ thuế 10% (nếu bạn đã có mã số thuế). Cuối năm bạn tổng hợp tiền lương làm tại ba công ty để quyết toán tại nơi cư trú.



vậy người có HĐLĐ ở 3 công ty thì phải áp dụng như thế nào hà anh tiger2774. Anh nghiên cứu giải thích gùm em với nhé
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Cty TNHH 2 thành viên trở lên tính thuế TNCN như thế nào?

vậy người có HĐLĐ ở 3 công ty thì phải áp dụng như thế nào hà anh tiger2774. Anh nghiên cứu giải thích gùm em với nhé

Nếu không có HĐLĐ lâu dài, ổn định thì người lao động sẽ bị khấu trừ 10% (có MST) hay 20% (không MST). Nếu có HĐLĐ thì giống như các bài dưới mình đã nói. Tự người lao động phải xác định tổng thu nhập và quyết toán với cơ quan thuế.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top