CP hàng khuyến mãi

Ðề: CP hàng khuyến mãi

Giảm giá phải ghi thành số tiền cụ thể.
Ghi giảm 5% là phần diễn giải.
Chẳng lẽ bắt buộc phải ghi "Giảm 4,999%"?
Ghi phần diễn giải làm tròn 5% không cho?
 
Ðề: CP hàng khuyến mãi

Ghi như Kid thì số lẻ tùm lum mà lại mất 950đ (cũng đủ mua cục kẹo làm quà cho Kid chứ đâu có ít)
* Viết hóa đơn:
+ Bàn phím...; SL: 1050; đgiá: 110.000; TT: 115,5tr
+ Bàn phím (chiết khấu thương mại SL: 50; đgiá: 110.000; TT:5,5tr)
+ Cộng tiền hàng: 110.000.000d
+ Vat: 5 500 000d
+ Cộng thanh toán: 115.500.000đ
* Hạch toán
+ Nợ TK 131: 115.500.000
Có TK 511: 110.000.000d
Có TK 333: 5.500.000d
+ No TK 632: là giá vốn của 1050 bàn phím
Có TK 156:
Em đồng ý với cách này của bác. Bản chất của nghiệp vụ là chiết khấu thương mại (giảm giá do mua nhiều với số lượng lớn), không phải là khuyến mại. Nghiệp vụ trên chỉ là khuyến mại khi DN thực hiện trong đợt khuyến mại, không có trong chính sách bán hàng thường xuyên của DN. Viết hóa đơn khuyến mại thì phải nộp VAT cho phần khuyến mại nữa.
Tuy nhiên theo em phần CKTM có thể ghi hoặc không ghi số lượng cũng được, chỉ cần ghi số tiền (hoặc có thể ghi thêm tỷ lệ %).
Cách hạch toán như trên là OK rồi. Trong chế độ kế toán quy định trường hợp mà mua một lần mà khách được hưởng chiết khấu thương mại thì không phản ánh vào 521, 511 ghi theo giá đã giảm trừ.
 
Ðề: CP hàng khuyến mãi

Trong chế độ kế toán quy định trường hợp mà mua một lần mà khách được hưởng chiết khấu thương mại thì không phản ánh vào 521, 511 ghi theo giá đã giảm trừ.
Theo tôi thì tách ra 521 chắc cũng không vi phạm gì lớn.
Thường thì tôi tách riêng ra để theo dõi tiện hơn. Vì chính sách là cho tất cả các khách hàng.
Ghi cùng 1 cách cho tất cả để báo cáo chi phi của chiến dịch dễ hơn.
 
Ðề: CP hàng khuyến mãi

Theo tôi thì tách ra 521 chắc cũng không vi phạm gì lớn.
Thường thì tôi tách riêng ra để theo dõi tiện hơn. Vì chính sách là cho tất cả các khách hàng.
Ghi cùng 1 cách cho tất cả để báo cáo chi phi của chiến dịch dễ hơn.
Tất nhiên đấy là theo ý bác để bác theo dõi phần giảm giá cho cảcác khách hàng mua một lần đã được chiết khấu thương mại ngay.
Nhưng ở điểm này thì theo em chế độ kế toán quy định cũng có lý của họ (Chế độ kế toán DN, tài khoản 521, quyển 1). Nếu làm kế toán tài chính thì vẫn phải tuân thủ chế độ kế toán VN.
- Nếu khách hàng mua một lần mà đã được giảm giá ngay do mua hàng với khối lượng lớn thì thực chất là giá bán là giá đã gồm khoản giảm giá, doanh thu ghi nhận theo giá đã gồm khoản giảm giá là hợp lý.
Chẳng hạn: Công ty có chính sách: Anh nào mua của tôi 1 lần >=100 tấn hàng thì tôi giảm giá 2%, đơn giá bình thường 10.
Như vậy nếu 1 khách mua 120 tấn thì họ thực sự chỉ phải trả theo giá 120*(10-2%*10). Mặc dù hóa đơn viết riêng phần giảm giá do mua nhiều nhưng thực chất giá bán chỉ là 120*(10-2%*10).
- Nếu khách hàng mua nhiều lần mới đạt mức chiết khấu thì bắt buộc phải hạch toán trên tài khoản 521 vì các hóa đơn trước lần cuối cùng ghi theo giá chưa gồm khoản giảm giá nên không thể ghi khoản giảm giá đó cho khoản doanh thu của hóa đơn lần cuối cùng. => Hạch toán vào 521.
 
Ðề: CP hàng khuyến mãi

tai sao lai No 641, Co TK 333. Co the giai thich ro hon duoc khong?

Nợ 641 : Vì là khuyến mãi nên không thu tiền của khách hàng. cái này ta xem như 1 khoản chi phí trong việc bán hàng thui.
Có 333 : Mặc dù là khuyến mãi nhưng vẫn phải xuất HĐ GTGT => Có tiền thếu. Và cái khoảng thuế này vẫn phải nộp vào NSNN.
 
Ðề: CP hàng khuyến mãi

- Nếu khách hàng mua một lần mà đã được giảm giá ngay do mua hàng với khối lượng lớn thì thực chất là giá bán là giá đã gồm khoản giảm giá, doanh thu ghi nhận theo giá đã gồm khoản giảm giá là hợp lý.
Chẳng hạn: Công ty có chính sách: Anh nào mua của tôi 1 lần >=100 tấn hàng thì tôi giảm giá 2%, đơn giá bình thường 10.
Như vậy nếu 1 khách mua 120 tấn thì họ thực sự chỉ phải trả theo giá 120*(10-2%*10). Mặc dù hóa đơn viết riêng phần giảm giá do mua nhiều nhưng thực chất giá bán chỉ là 120*(10-2%*10).
- Nếu khách hàng mua nhiều lần mới đạt mức chiết khấu thì bắt buộc phải hạch toán trên tài khoản 521 vì các hóa đơn trước lần cuối cùng ghi theo giá chưa gồm khoản giảm giá nên không thể ghi khoản giảm giá đó cho khoản doanh thu của hóa đơn lần cuối cùng. => Hạch toán vào 521.

* Ý bạn nói là KH mua một lần được CK thì trừ thẳng vào giá bán => giải quyết giống như bán hàng thông thường ?/? cái này thì tớ đồng ý, cậu đồng ý và nhiều người khác cũng đồng ý nhưng khách hàng có thể ko đồng ý - họ vẫn thích ghi giá ban đầu sau đó ghi thêm khỏan chiết khấu hoặc giảm giá riêng ra cho dễ theo dõi(ghi như vậy cậu lại đỡ phải giải thích với KH - cái này tớ gặp nhiều rồi) => như vậy là cậu vẫn ghi trên Hóa đơn khỏan giảm giá này, vậy cậu ko tính thể hiện nó trên TK kế toán.

Nhưng ở điểm này thì theo em chế độ kế toán quy định cũng có lý của họ (Chế độ kế toán DN, tài khoản 521, quyển 1). Nếu làm kế toán tài chính thì vẫn phải tuân thủ chế độ kế toán VN.

Theo sách chế độ KTVN và theo 1 số công văn hướng dẫn:
Trường hợp người mua hàng với KL lớn được hưởng CKTM, giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá (đã trừ CKTM) thì khoản CKTM này ko phản ánh vào TK521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CKTM.
Cái này tớ hiểu là giá thể hiện trên hóa đơn là giá đã trừ khỏan chiết khấu trong đó, và ko ghi nhận khỏan CK này trong Hđơn.
Theo VD của cậu thì giá trên hóa đơn sẽ là 9.8đồng
+ Ghi Hóa Đơn:
120 * 9.8 đồng = 1.176 đồng => ko ghi khỏan giảm trừ trên hóa đơn => chính vì vậy mà tớ mới chia ngược giá của số hàng KM trên ra cho có lợi. :book:
 
Ðề: CP hàng khuyến mãi

Cái này tớ hiểu là giá thể hiện trên hóa đơn là giá đã trừ khỏan chiết khấu trong đó, và ko ghi nhận khỏan CK này trong Hđơn.
Theo VD của cậu thì giá trên hóa đơn sẽ là 9.8đồng
+ Ghi Hóa Đơn:
120 * 9.8 đồng = 1.176 đồng => ko ghi khỏan giảm trừ trên hóa đơn => chính vì vậy mà tớ mới chia ngược giá của số hàng KM trên ra cho có lợi.
Theo em thì việc ghi số tiền giảm giá trên hóa đơn cũng có nghĩa là giá bán đã bao gồm khoản giảm giá, khi đó không cần thiết phải hạch toán vào TK 521 nếu là việc giảm giá cho chính hóa đơn đó.
Thông tư 32:
5.5- Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá ghi trên hoá đơn thì trên hoá đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Còn trường hợp sau mới hạch toán vào 521:
TT32: Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hoá đơn và số tiền được giảm giá. Đối với trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng hoá thì cơ sở kinh doanh lập phiếu chi tiền cho khách hàng theo đúng quy định.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: CP hàng khuyến mãi

Do ở đây ta thảo luận mà lúc thì dùng từ thông thường, lúc thì dùng từ chuyên môn nên có hiểu nhầm 1 số chỗ.

Từ chuyên môn TC-KT:
- Giảm giá hàng bán: trường hợp hàng kém chất lượng.
- Chiết khấu thương mại: giảm đơn giá khi mua đạt số lượng nào đó.
- Chiết khấu thanh toán: giảm số tiền nợ phải trả khi khách hàng trả tiền sớm.

Từ thông thường, bình dân:
- Giảm, bớt, chiết khấu, discount: không phân biệt giai đoạn nào, thậm chí có khi nó chỉ là thủ thuật kinh doanh.

Ví dụ thường gặp trong thực tế:
- Người bán báo giá 100 đ/cái và người mua đề nghị 95 đ/cái thì sẽ mua 1000 cái.
Người bán đồng ý bán và ghi hóa đơn: đơn giá 100, SL 1000, TT: 100.000, giảm giá (hoặc ghi "CK 5%") = 5.000, thuế GTGT 10% = 9.500
Thực ra trước đó có người mua 1 cái mà cty chỉ bán với giá 95 đồng cũng có lời.
Như vậy trong phi vụ này người bán vẫn ghi "giá gốc" 100 đồng là nhằm mục đích: nếu nó mua nữa thì nó cần chuẩn bị 100 đ, lúc đó minh sẽ tùy tình hình mà cứa nó, nếu chưa cứa được thì lần sau lại bớt giá tiếp tục, chẳng hề chi. Hoặc là để cho người đi mua dễ về báo lại sếp họ và lần sau mình sẽ bán giá 100 đ, trả hoa hồng lại cho người đi mua 5đ.
Tóm lại riêng trong tình huống này thì đối với Giám đốc bên bán: hoàn toàn không có giảm giá (chiết khấu thương mại) mà chỉ đơn thuần là thủ thuật.
Khi đó kế toán cũng không cần tách riêng phần CK này sang 521 để báo cáo, vì GD không cần và thực sự là không có chiết khấu.

- Nếu bên bán thật sự có chiến dịch bán hàng khuyến mại bằng hình thức chiết khấu thương mại thì BGD sẽ có yêu cầu kế toán báo cáo về chi phí của toàn bộ chiến dịch. Khi đó kế toán sẽ ghi riêng 521. Nếu kế toán không báo cáo được thì sẽ bị cho nghỉ việc. Không thể có quy định "bắt buộc" để làm cho kế toán phải mất việc vì ghi chép không đúng thực tế. Xem lại chỗ mà bạn nói là "xem như" giá bán đã gồm chiết khấu. Bạn "xem như" nhưng Giám đốc tôi không "xem như" thì sao?
-------------------

Đoạn TT32 mà Hientn trích:
5.5- Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá ghi trên hoá đơn thì trên hoá đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Đoạn trên là nói về giảm giá hàng bán vì lý do kém chất lượng, demode ... và sẽ ghi riêng vào tài khoản 532 nên hóa đơn phải ghi rõ riêng biệt.
Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hoá đơn và số tiền được giảm giá. Đối với trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng hoá thì cơ sở kinh doanh lập phiếu chi tiền cho khách hàng theo đúng quy định.
Đoạn này là chiết khấu thương mại sẽ được ghi riêng vào tài khoản 521 nên trên hóa đơn cũng phải ghi riêng rõ ràng số tiền được chiết khấu.
-------------------------

Khi kế toán cần ghi sổ theo dõi khoản giảm giá, chiết khấu thì hóa đơn cần phải ghi tách riêng rõ ràng.
Khi hóa đơn ghi tách riêng thì chưa chắc kế toán định khoản riêng, vì thực tế chỉ là thủ thuật, không phải giảm giá.
Do đó trên hóa đơn ghi từ bình dân "CK", "bớt giá", "discount" ... thì không thể căn cứ vào đó mà bắt lỗi. Làm như vậy là áp đặt kế toán ghi sổ theo suy diễn của người đọc mà không cho ghi theo thực tế phát sinh.
Theo số tiền trên hóa đơn được giảm chỗ nào và xem sổ kế toán để biết nó là khoản gì.


-
 
Ðề: CP hàng khuyến mãi

Bạn đã xuát hóa đơn GTGT nên bắt buộc phải ghi nhận số bàn phím khuyến mãi vào doanh thu tiêu thụ như sau:
Nợ TK 641 5,775tr
Có TK 512 5,5tr
Có Tk 3331 0,275tr
Còn đối vvới số bnà phím bán thì hạch toán như bình thường:
Nợ TK 131 115,5tr
Có TK 511 110tr
Có TK 3331 5,5 tr
Đồng thời xác định giá vốn:
Nợ TK 632 : là giá vốn của 1050 bàn phím
Có TK 156 :là giá vốn của 1050 bàn phím
 
Ðề: CP hàng khuyến mãi

-------------------

Đoạn TT32 mà Hientn trích:

Đoạn trên là nói về giảm giá hàng bán vì lý do kém chất lượng, demode ... và sẽ ghi riêng vào tài khoản 532 nên hóa đơn phải ghi rõ riêng biệt.

Đoạn này là chiết khấu thương mại sẽ được ghi riêng vào tài khoản 521 nên trên hóa đơn cũng phải ghi riêng rõ ràng số tiền được chiết khấu.
-------------------------
Hai đoạn trích của em là liền nhau trong TT 32.
Hai khoản trên đều là giảm giá do mua nhiều. Đoạn trước là giảm giá cho từng lần mua (không hạch toán vào 521) và đoạn sau hạch toán vào 521 (cho tổng giá trị các hóa đơn trong 1 khoảng thời gian).
Cái này có hướng dẫn ở phần tài khoản 521 trong chế độ kế toán DN bác à.
 
Ðề: CP hàng khuyến mãi

Giup em với ! ( xin lỗi cho mình nhờ ké với )

Cty đang thuê DV kế toán ngoài, cty đang làm khuyến mai cho các siêu thị BigC.
T10/2009 mua kẹp tóc & khăn tắm để khuyến mai nhưng ko có hóa đơn tất cả tiền mua hàng kmai ko được tính vào chi phí bán hàng do bên DV kế toán bảo ko có hóa đơn.
Hiện tại Cty làm lại khuyến mai, mình mới ra trường ko biết xử lý thế nào để tiền mua kẹp & khăn khai vào chi phí bán hàng

Vậy thủ tục như thế nào ? Giúp mình với ....gấp lắm cả nhà ơi!

Thanks!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top