Công cụ hỗ trợ Quản lý kho hàng hiệu quả

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Phần mềm quản lý kho hàng là một trong những phân hệ cơ bản của hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp (BRAVO 7 ERP-VN) – sản phẩm chính mà BRAVO đang cung cấp.

Phần mềm quản lý kho BRAVO hỗ trợ tác nghiệp các bộ phận: Kế hoạch – Vật tư – Quản lý kho hàng, Bộ phận Kế toán, Ban Lãnh đạo. Đồng thời kết nối dữ liệu các phân hệ khác như: “Quản lý Bán hàng”, "Quản lý mua hàng", "Sản xuất - Giá thành" và "Kế toán tổng hợp".

>>> Tính năng của phân hệ phần mềm quản lý sản xuất - Tính giá thành

Những điểm chính trong phần mềm quản lý kho hàng:
Quan-ly-hang-ton-kho.png

>> Click xem chi tiết tính năng hỗ trợ.

 
Nên hay không sử dụng phần mềm quản lý kho vật tư miễn phí?

Yen_K2-1.jpg

Chức năng chung của hầu hết các phần mềm quản lý kho miễn phí là: quản lý, phân quyền và theo dõi người dùng trong hệ thống; sao lưu, phục hồi dữ liệu, thiết lập số dư đầu kỳ, thiết lập mật khẩu.

Người sử dụng cũng thiết lập được các nghiệp vụ đặc trưng trên phần mềm quản lý miễn phí như: nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho; nghiệp vụ chuyển kho... Đồng thời, lên được báo cáo tồn kho, sổ chi tiết vật tư, thẻ kho; cảnh báo tồn kho quá hạn, tồn kho theo sản phẩm, yêu cầu đặt hàng; Báo cáo tổng hợp xuất hàng, chi tiết xuất hàng…

Một số tính năng, tiện ích nổi bật của phần mềm quản lý kho vật tư miễn phí:

- Cho phép tìm kiếm theo cả mã và tên trong màn hình nhập liệu;

- Cho phép tìm kiếm thông minh theo từ, cụm từ hay chữ viết tắt;

- Không yêu cầu nghiệp vụ;

- Cho phép người dùng tự tạo mẫu báo cáo và sửa mẫu báo cáo theo yêu cầu;

- …

Tuy nhiên, sử dụng phần mềm quản lý kho vật tư miễn phí cũng mang một số hạn chế nhất định:

- Giới hạn các tính năng cho người dùng;

- Không được nhận các cam kết bảo mật về số liệu, rủi ro trong tính toán;

- Giới hạn người dùng truy cập vào hệ thống.

>> Đặc điểm phần mềm quản lý kho vật tư miễn phí.
 
Làm thế nào để quản lý hiệu quả hàng tồn kho


Yen_A3(1).jpg

  • Cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả
Hàng tồn kho thường được phân loại thành 3 nhóm chính để thuận tiện cho việc quản lý:
- Nhóm 1 – Hàng hóa số lượng ít, nhưng giá trị cao;
- Nhóm 2 – Hàng hóa có số lượng và giá trị trung bình;
- Nhóm 3 – Hàng hóa có số lượng nhiều nhưng giá trị thấp.

Việc quản lý hàng tồn kho theo cách này vừa giúp cửa hàng tối ưu được lượng tồn kho tại mức thấp nhất, tiết kiệm chi phí, song đảm bảo hoạt động kinh doanh vẫn duy trì hiệu quả.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần biết phối hợp nhiều cách thức với nhau để việc thực hiện được thuận tiện, nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu dưới đây:

- Yêu cầu 1: Phân loại hàng hóa phù hợp theo nhóm hàng, dễ tìm, dễ kiểm, dễ di chuyển/ xếp dỡ. Theo dõi chặt từng khâu thu mua, việc bảo quản trong kho thông qua từng người phụ trách vật chất (thủ kho, cán bộ vật tư, nhân viên bán hàng…).

- Yêu cầu 2: Cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả là phải đảm bảo được quan hệ đối chiếu tương thích giữa giá trị và hiện vật của từng mặt hàng tồn kho, giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp, giữa số liệu ghi trên sổ sách kế toán và số liệu thực tế trong kho.

  • Cách quản lý hàng tồn kho bằng phần mềm
Những ngày cao điểm, đặc biệt vào dịp cuối năm, hoạt động kiểm kê hàng tồn kho luôn là áp lực với các kế toán kho – những người thực hiện trực tiếp. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa quyết định sử dụng quản lý hàng tồn kho bằng phần mềm, việc điều chỉnh đơn giản chỉ là các số liệu sao cho hợp lý sẽ dễ dẫn tới rủi ro thất thoát hàng hóa.

Phần mềm quản lý hàng tồn kho BRAVO có mặt trên thị trường hơn 18 năm đã trở thành một công cụ quản lý tiện ích đáp ứng mọi yêu cầu, nghiệp vụ về quản lý kho hàng cho doanh nghiệp vừa và lớn.

- Hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát về giá trị, số lượng vật tư, hàng hóa tồn kho, việc luân chuyển, sử dụng vật tư, tránh thiệt hại trong lưu trữ.

- Trợ giúp tác nghiệp các bộ phận: Kế hoạch – Vật tư – Quản lý kho hàng, Bộ phận Kế toán, Ban Lãnh đạo. Đồng thời kết nối dữ liệu các phân hệ khác như: “Quản lý Bán hàng”, "Quản lý mua hàng", "Sản xuất - Giá thành" và "Kế toán tổng hợp".

- …..

>> Có thể bạn quan tâm:Tìm hiểu phần mềm quản lý hàng tồn kho BRAVO.
 
Thảo luận: Phần mềm quản lý Kho vật tư miễn phí

Tìm hiểu đặc điểm của phần mềm quản lý kho vật tư miễn phí.

Các cửa hàng kinh doanh quy mô nhỏ, hay cơ sở sản xuất thủ công, với nguồn vốn hạn chế, những người quản lý thường sử dụng phần mềm quản lý kho vật tư miễn phí, mã nguồn mở giúp họ giảm tải được thời gian và công sức cho việc quản lý hàng hóa, kho vật tư.

Tuy nhiên, những lý do dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được được vì sao nên hạn chế tối đa việc sử dụng bảng tính excel/ sổ sách (quản lý kho vật tư miễn phí) cho kho hàng của bạn.

Yen_A1(1).jpg

1. Phần mềm quản lý kho vật tư miễn phí giới hạn tính năng cho người sử dụng
Quản lý kho vật tư gồm rất nhiều nghiệp vụ như: nhập/ xuất hàng trong kho, quản lý hàng tồn kho, quản lý dữ liệu liên quan tới lịch sử giao dịch hàng hóa… Trong khi đó, bảng tính excel đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian để nhập dữ liệu mà nó sẽ không cho bạn một cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của kho. Phần mềm quản lý kho vật tư miễn phí bằng excel với ưu điểm không tốn chi phí lại chỉ có thể giải quyết được bài toán quản lý kho bằng bảng tính excel… Khi mà excel chỉ làm được những điều này thì bạn càng không thể mong đợi một kỳ tích xuất hiện khi quản lý dữ liệu bằng sổ sách.

2. Khả năng cao xảy ra các rủi ro trong vấn đề bảo mật số liệu và tính toán
Khi sử dụng phần mềm quản lý kho vật tư miễn phí sẽ tồn tại rất nhiều rủi ro mà người quản lý không lường trước được. Phần mềm miễn phí với mã nguồn mở, được phát triển bởi các nhà phát triển công nghệ và đang trên đường hoàn thiện nên vẫn còn tồn đọng nhiều lỗ hổng kỹ thuật chưa được kiểm duyệt một cách kỹ lưỡng. Một sản phẩm phần mềm chưa hoàn thiện và có thể xảy ra sai sót trong mọi tình huống.Thông thường, các phần mềm miễn phí sẽ không đi kèm các tính năng phục hồi dữ liệu hoặc có thể tự động bảo mật hoàn toàn dữ liệu cho doanh nghiệp bạn. Vậy nên, khi có các sự cố về thiết bị, thiên tai bất thường, hoặc tấn công bởi virus… việc mất dữ liệu là điều người quản lý nên chuẩn bị sẵn tinh thần khi quyết định sử dụng các phần mềm quản lý kho vật tư miễn phí này.

3. Lượng người truy cập vào hệ thống bị giới hạn
Đúng vậy, một phần mềm quản lý kho vật tư miễn khí sẽ không thể hỗ trợ cùng lúc một lượng lớn các người dùng (users) truy cập vào hệ thống. Do vậy, nếu muốn xem hoặc thao tác, bạn phải chờ đợi hoặc làm riêng ra từng file rồi tổng hợp, lưu lại… Công việc này rất thủ công và tốn nhiều thời gian.

Đã đến lúc bạn cần suy nghĩ một cách cẩn trọng hơn về công việc kinh doanh của mình, bởi quản lý kho không hiệu quả sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm trong nhập hàng hóa, sản phẩm mới. Ngược lại, với phần mềm quản lý kho yêu cầu trả phí, bạn sẽ thật sự an tâm vì luôn có đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nghiệp vụ kho.

>> Giới thiệu Phần mềm quản lý nhập kho vật tư trong các doanh nghiệp vừa và lớn.
 
Xử lý hiệu quả hàng tồn kho hết hạn sử dụng
Dưới đây là các hướng xử lý đối với hàng tồn kho hết hạn sử dụng:

1. Với thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/06/2015 (bổ sung cho Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) về hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN thì hàng hóa tồn kho hết hạn sử dụng nếu không được bồi thường sẽ tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ chuẩn bị gồm:

– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Cần xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng là gì?; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng.

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

Hồ sơ sẽ được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi có yêu cầu.

Lưu ý: Bên cạnh việc làm hồ sơ như trên, các bạn phải thành lập hội đồng tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng (nếu hủy) hoặc quyết định thanh lý (nếu là thanh lý).

2. Về thuế giá trị gia tăng

Khoản 1, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào có quy định. Các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường sẽ được khấu trừ thuế GTGT gồm: các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, thiên tai, hỏa hoạn, hàng quá hạn sử dụng… Muốn được khấu trừ thuế, doanh nghiệp phải cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh cho các trường hợp tổn thất được bồi thường.

Lưu ý: Hàng hóa hết hạn sử dụng nếu không được bồi thường vẫn sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

3. Hạch toán hàng hóa tồn kho hết hạn sử dụng, hư hỏng phải hủy ra sao?

Tại điểm c, Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

“c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

Có các TK 152, 153, 155, 156.

Vậy, trước đó kế toán phải trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khi trích lập hạch toán:

Nợ TK 632

Có TK 229

>> Xem thêm kiến thức về quản trị hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt?
 
QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO HIỆU QUẢ VỚI 5 BƯỚC THỰC HIỆN


1. Thực hiện gắn mã hóa vật tư/ hàng hóa

Hiệu quả của việc mã hóa vật tư/ hàng hóa là bất kỳ ai trong doanh nghiệp cũng có thể đọc, hiểu và nhận diện chính xác mã từng vật tư/ hàng hóa. Nhưng quan trọng hơn hết là doanh nghiệp có thể kiểm soát tồn kho hiệu quả và và chính xác hơn vì thực tế, với một vật tư có nhiều tên gọi, khi chuẩn hóa bộ mã thì sẽ tránh được việc trùng lặp, sai xót.

Việc xây dựng mã hàng có rất nhiều cách thức khác nhau nhưng để xây dựng một bộ mã cho khoa học thì phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản sau:

  • Mức độ chi tiết của yêu cầu quản lý thông tin
  • Thói quen của người sử dụng thông tin cũng như cơ chế kiểm soát việc sử dụng bộ mã
Tất nhiên, còn một yếu tố quan trọng để quyết định bộ mã có khoa học hay không, đó là quy tắc (quy ước) mã hoá. Quy tắc mã hoá là để đảm bảo:
  • Bộ mã thống nhất
  • Bộ mã có thể được mở rộng tới bất kỳ, không phụ thuộc có bao nhiêu chủng loại
  • Phổ biến cho các đối tượng sử dụng để thuận tiện trong việc áp dụng các mã mới hoặc cho người mới sử dụng.
Cuối cùng, không thể có bộ mã khoa học cho tất cả các doanh nghiệp. Cách mã hoá của doanh nghiệp này có thể không phù hợp với doanh nghiệp khác. Cho nên nắm chắc yêu cầu quản lý và đặc tính sản phẩm vẫn là yếu tố quyết định tính khoa học của bộ mã.

2. Xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu đối với mỗi vật tư/ hàng hóa
Đây là công việc vô cùng quan trọng để có thể quản lý hàng tồn kho hiệu quả.

Việc xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu đối với mỗi vật tư/ hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp tránh được việc mua hàng quá tay, nhập về nhiều hơn mức cần thiết hoặc thiếu hụt vật tư/ hàng hóa dẫn đến giảm doanh thu (đối với doanh nghiệp thương mại), việc sản xuất bị trì trệ (đối với doanh nghiệp sản xuất), đồng thời giảm thiểu và hạn chế tối đa các chi phí tồn kho của doanh nghiệp.

Mức tồn kho tối đa, tồn kho tối thiểu được thiết lập theo từng mặt hàng và được điều chỉnh trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, đặc biệt những mặt hàng sản xuất và kinh doanh có thời vụ.

3. Chủ động sắp xếp vật tư/ hàng hóa trong kho một cách khoa học, thuận tiện và hợp lý
Nếu chúng ta làm tốt 2 điều trên mà không biết cách sắp xếp hàng hóa ở trong kho thì mọi nỗ lực để quản lý hàng tồn kho hiệu quả để trở nên vô nghĩa. Ngày nay, các Doanh nghiệp thường sắp xếp vật tư/ hàng hóa theo vị trí, đây là cách khoa học, thuận tiện và hợp lý nhất. Mỗi loại vật tư/ hàng hóa cần được phân loại để chứa vào những khu vực phù hợp trong kho, cách này cũng sẽ giúp thủ kho dễ dàng nắm bắt về vị trí hàng trong kho khi cần xuất kho hay kiểm kho. Quản lý theo vị trí cũng giúp doanh nghiệp tránh được thất thoát do nhầm lẫn hay bị mất cắp hàng hóa.

Có hai phương pháp sắp xếp hàng hóa như sau:

  • Phương pháp sắp xếp cố định (fix location): đây là phương pháp mặt hàng nào thì để chỗ đó và có hiển thị cố định vị trí. Ưu điểm của phương pháp này là rõ ràng, có thể tìm thấy ngay hàng hóa mình cần lấy một cách nhanh chóng. Nhưng nhược điểm là tốn quá nhiều diện tích và không phù hợp với những kho hàng nhỏ có lượng hàng lớn và luân chuyển thường xuyên.
  • Phương pháp sắp xếp vị trí linh hoạt (free location): đây là phương pháp không cố định vị trí cho mặt hàng nào cả. Tất cả các vị trí đều được đánh ký hiệu như A1, A2, B1, B2… và được hiển thị trên sơ đồ kho. Khi một mặt hàng được đặt ở một vị trí nào đó, tên mặt hàng cũng được dán vào vị trí tương ứng ở sơ đồ kho. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm tối đa diện tích. Nhược điểm là bạn sẽ phải mất thời gian cho việc sắp xếp sơ đồ và hiển thị kho hàng.
4. Tiến hành kiểm kê hàng hóa thường xuyên
Để xác định số liệu thực tế với trên sổ sách có giống nhau không, các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê. Khi kiểm đếm lại số lượng các mặt hàng, doanh nghiệp cũng có thể phát hiện ra hàng hư hỏng, hàng lỗi hoặc hết hạn. Đây là hoạt động vô cùng cần thiết. Việc kiểm kê thường xuyên cũng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tồn kho dễ dàng và chính xác hơn, hạn chế sai sót và chi phí hủy hàng hỏng. Ít nhất doanh nghiệp nên thực hiện việc này 6 tháng một lần.

5. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hàng tồn kho
Ở trên là một số công việc doanh nghiệp cần thực hiện để quản lý hàng tồn kho hiệu quả, để thực hiện các công việc đó dễ dàng và chính xác thì doanh nghiệp nên ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hàng tồn kho. Ví dụ có thể sử dụng máy quét mã vạch để thực hiện nhập – xuất – kiểm kê vật tư/ hàng hóa, sử dụng phần mềm quản lý kho để theo dõi, cảnh báo tồn kho tối đa, tối thiểu, quản lý vật tư/ hàng hóa theo vị trí trong kho.

Việc áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho bằng phần mềm là phương pháp khá hiệu quả và chiếm nhiều lợi thế. Bởi vì với phương pháp này thì bất cứ khi nào và ở đâu, doanh nghiệp cũng có thể tra cứu được tồn kho một cách chính xác, có thể lên số lượng đặt hàng nhanh chóng, giảm tình trạng hàng hóa tồn quá nhiều hoặc thiếu hụt. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng có thể biết được mặt hàng nào luân chuyển chậm để giảm lượng đặt hàng nhằm tiết kiệm chi phí và ưu tiên những mặt hàng đem lại lợi nhuận lớn hơn.

Tất cả những vấn đề này đều được hỗ trợ đắc lực nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý kho hàng của BRAVO.
 
Những khách hàng là các DN, tập đoàn vừa và lớn đang ứng dụng Phần mềm quản lý kho hàng BRAVO
  • Phần mềm Quản lý kho hàng BRAVO
Phần mềm quản lý kho hàng là một trong những phân hệ cơ bản của hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp (BRAVO 7 ERP-VN) – sản phẩm chính mà BRAVO đang cung cấp.

Phần mềm quản lý kho BRAVO trợ giúp doanh nghiệp kiểm soát về giá trị, số lượng vật tư, hàng hóa tồn kho, việc luân chuyển, sử dụng vật tư, tránh thiệt hại trong lưu trữ. Lập và kiểm soát phiếu nhập/xuất vật tư, hàng hóa trong sản xuất và lưu thông.

  • Một số khách hàng là doanh nghiệp, tập đoàn vừa và lớn đang ứng dụng Phần mềm BRAVO:
hRfgvw.jpg

>> Xem đầy đủ hơn 3000 khách hàng tại đây.
 
Trong kế toán, người ta sử dụng hai phương pháp để ghi nhận nguồn vốn, tài sản, doanh thu và chi phí là Kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích.

Nếu kế toán tiền mặt để ghi nhận doanh thu và chi phí theo nguyên tắc thực thu – thực chi thì kế toán dồn tích ghi nhận doanh thu và chi phí dựa trên nguyên tắc dự thu – dự chi.

Hai phương pháp kế toán này đều có các tác động khác nhau đến báo cáo thu nhập (BCTN) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hãy cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của từng phương pháp qua bảng dưới đây để áp dụng phù hợp với doanh nghiệp mình.

ke-toan-don-tich-va-ke-toan-tien-mat-2.jpg
 
Cách cân đối tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý

Để chủ động tối ưu hóa tồn kho cũng như đảm bảo rằng công ty bạn luôn còn đúng sản phẩm vào đúng lúc, doanh nghiệp cần xác định cũng như theo dõi các chỉ số dưới đây. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ hiểu được về cách tồn kho đang chuyển động trong kinh doanh.

quan-ly-ty-le-hang-ton-kho.jpg


Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho dùng để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Con số này được xác định bằng doanh thu hoặc giá vốn hàng bán chia cho giá trị hàng tồn kho trung bình. Hệ số này thường được so sánh qua các năm, đề cập đến số lần mà hàng hóa đã bán ra cho một khoảng thời gian cụ thể.

Chỉ số về tỷ lệ hoàn vốn hàng tồn kho (tổng lợi nhuận / chi phí hàng tồn kho trung bình)
Tỷ lệ hoàn vốn hàng tồn kho được tính bằng tổng lợi nhuận trên số tiền đã đầu tư vào hàng tồn kho (tổng lợi nhuận/ chi phí hàng tồn kho trung bình).

Tỷ lệ hoàn vốn hàng tồn kho dùng để trả lời các câu hỏi cơ bản như: “Đầu tư vào hàng tồn kho đã cho ra bao nhiêu lợi nhuận?”, “Với mỗi đồng đầu tư vào hàng tồn kho cho ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nhận lại?”. Từ đó, có thể xác định xem có đáng để đầu tư vào mặt hàng đó hay không?

Tỷ lệ phần trăm hàng bán (số hàng đã bán / (số hàng còn tồn + số hàng đã bán) x 100%)
Thêm một chỉ số xác định tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý là: tỷ lệ phần trăm hàng bán (số lượng hàng hóa bán ra so với số lượng hàng hóa nhập từ đầu), được tính bằng công thức sau:

Tỷ lệ phần trăm hàng bán = [Số hàng đã bán / (Số hàng còn tồn + Số hàng đã bán)] x 100%

Chỉ số này dùng để đánh giá hiệu suất bán hàng của sản phẩm, cung cấp cho người dùng biết hàng hóa đang chuyển động nhanh hay chậm và cần phải bán bao nhiêu nữa để xả hàng tồn kho. Tỷ lệ phần trăm hàng bán cung cấp những ý tưởng về sản phẩm nào đang bán chạy và cho phép nhà quản lý thực hiện các quyết định tốt hơn nhập hàng gì, bán hàng gì…?

Phần mềm quản lý kho hàng tổng hợp hiệu quả các chỉ số, công cụ hỗ trợ cân đối tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý
Trên đây là những chỉ số quan trọng cho nhà quản lý theo dõi được tỷ lệ hàng tồn kho.

Thế nhưng việc nhớ được các công thức hay tính toán con số bằng máy tính chỉ cho phép thực hiện với các doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ hay các cửa hàng mà diện tích kho và lượng hàng còn chưa lớn. Do đó các doanh nghiệp hiện nay ưu tiên lựa chọn sử dụng các phần mềm quản lý. Phần mềm quản lý kho của BRAVO là một trong những lựa chọn hàng đầu cho khách hàng hiện nay.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả trong doanh nghiệp

Quản lý kho trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, muốn quản lý kho hiệu quả doanh nghiệp có thể tham khảo một số vấn đề sau đây.

1. Mã hóa vật tư/ hàng hóa

Trong doanh nghiệp, bất kỳ ngành nghề nào, sản xuất hay thương mại thì việc mã hóa vật tư/ hàng hóa là cực kỳ quan trọng. Đây là chìa khóa để quản lý hàng tồn kho hiệu quả.

Hiệu quả của việc mã hóa vật tư/ hàng hóa là bất kỳ ai trong doanh nghiệp cũng có thể đọc, hiểu và nhận diện chính xác mã từng vật tư/ hàng hóa. Nhưng quan trọng hơn hết là doanh nghiệp có thể kiểm soát tồn kho hiệu quả và và chính xác hơn vì thực tế, với một vật tư có nhiều tên gọi, khi chuẩn hóa bộ mã thì sẽ tránh được việc trùng lặp, sai xót.

Việc xây dựng mã hàng có rất nhiều cách thức khác nhau nhưng để xây dựng một bộ mã cho khoa học thì phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản sau:
  • Mức độ chi tiết của yêu cầu quản lý thông tin:
  • Thói quen của người sử dụng thông tin cũng như cơ chế kiểm soát việc sử dụng bộ mã
  • Bộ mã thống nhất
  • Bộ mã có thể được mở rộng tới bất kỳ, không phụ thuộc có bao nhiêu chủng loại
  • Phổ biến cho các đối tượng sử dụng để thuận tiện trong việc áp dụng các mã mới hoặc cho người mới sử dụng.
Cuối cùng, không thể có bộ mã khoa học cho tất cả các doanh nghiệp. Cách mã hoá của doanh nghiệp này có thể không phù hợp với doanh nghiệp khác. Cho nên nắm chắc yêu cầu quản lý và đặc tính sản phẩm vẫn là yếu tố quyết định tính khoa học của bộ mã.

2. Xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu đối với mỗi vật tư/ hàng hóa

Việc xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu đối với mỗi vật tư/ hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp tránh được việc mua hàng quá tay, nhập về nhiều hơn mức cần thiết hoặc thiếu hụt vật tư/ hàng hóa dẫn đến giảm doanh thu (đối với doanh nghiệp thương mại), việc sản xuất bị trì trệ (đối với doanh nghiệp sản xuất), đồng thời giảm thiểu và hạn chế tối đa các chi phí tồn kho của doanh nghiệp.


3. Sắp xếp vật tư/ hàng hóa trong kho một cách khoa học, thuận tiện và hợp lý
Nếu chúng ta làm tốt 2 điều trên mà không biết cách sắp xếp hàng hóa ở trong kho thì mọi nỗ lực để quản lý hàng tồn kho hiệu quả để trở nên vô nghĩa. Ngày nay, các Doanh nghiệp thường sắp xếp vật tư/ hàng hóa theo vị trí, đây là cách khoa học, thuận tiện và hợp lý nhất. Mỗi loại vật tư/ hàng hóa cần được phân loại để chứa vào những khu vực phù hợp trong kho, cách này cũng sẽ giúp thủ kho dễ dàng nắm bắt về vị trí hàng trong kho khi cần xuất kho hay kiểm kho. Quản lý theo vị trí cũng giúp doanh nghiệp tránh được thất thoát do nhầm lẫn hay bị mất cắp hàng hóa.

4. Kiểm kê hàng hóa định kỳ
Để xác định số liệu thực tế với trên sổ sách có giống nhau không, các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê. Khi kiểm đếm lại số lượng các mặt hàng, doanh nghiệp cũng có thể phát hiện ra hàng hư hỏng, hàng lỗi hoặc hết hạn. Đây là hoạt động vô cùng cần thiết. Việc kiểm kê thường xuyên cũng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tồn kho dễ dàng và chính xác hơn, hạn chế sai sót và chi phí hủy hàng hỏng. Ít nhất doanh nghiệp nên thực hiện việc này 6 tháng một lần.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hàng tồn kho
Ở trên là một số công việc doanh nghiệp cần thực hiện để quản lý hàng tồn kho hiệu quả, để thực hiện các công việc đó dễ dàng và chính xác thì doanh nghiệp nên ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hàng tồn kho. Ví dụ có thể sử dụng máy quét mã vạch để thực hiện nhập – xuất – kiểm kê vật tư/ hàng hóa, sử dụng phần mềm quản lý kho để theo dõi, cảnh báo tồn kho tối đa, tối thiểu, quản lý vật tư/ hàng hóa theo vị trí trong kho.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top