Ðề: Có được tính vào cp hợp lý không đối với khấu hao TSCĐ chưa phát hành hóa đơn.
Chỉ là vì nội dung của nó giải thích rõ hơn những điều trong các VB QPPL.
Như vậy khi áp dụng CV đó nghĩa là ta áp dụng VB QPPL chứ không phải áp dụng cái CV đó.
Do đó, nếu vấn đề của ta có cùng phạm vị với trường hợp riêng trong CV đó nêu thì ta vẫn áp dụng các điều VB QPPL giống y như trường hợp riêng trong CV đó đã giải quyết.
Nhắc lại: ta áp dụng VB QPPL mà CV đó trích dẫn chứ không áp dụng cái CV đó.
Đối với kế toán: được ghi nhận là tài sản của DN khi phần lớn rủi ro là DN gánh chịu và có đủ căn cứ rằng DN nắm quyền quyết định thu lợi ích từ tài sản đó.
ĐÚng rồi. Công văn không phải là văn bản QPPL.Công văn thuế không được ghi nhận là văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong nội dung cam kết vào WTO của Việt Nam cũng đã khẳng định điều này. Tuy nhiên trong thực tế vận dụng người ta thường tham chiếu công văn này như một nguồn pháp luật (Không chỉ trong lĩnh vực thuế , lĩnh vực hành chính, nhà đất, tư pháp cũng vậy). Các Bạn có thể thấy rnhiều khi cơ quan thuế viện dẫn cơ sở pháp lý lại là 1 công văn khác có thể của cấp trên, nhưng cũng có thể là 1 công văn được ban hành trước đó. Người soạn công văn trả lời để trình lãnh đạo ký thông thường chỉ là 1 cá nhân, nên đôi khi họ cũng có nhận thức chủ quan và lắm khi sai sót (con người mà). Vì vậy theo ý kiến của mình là các bạn nên cẩn trọng khi sử dụng cơ sở pháp lý là các loại công văn. Có thể các bạn được chấp thuận, nhưng cũng có thể không vì như đã trình bày ở trên công văn không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Chỉ là vì nội dung của nó giải thích rõ hơn những điều trong các VB QPPL.
Như vậy khi áp dụng CV đó nghĩa là ta áp dụng VB QPPL chứ không phải áp dụng cái CV đó.
Do đó, nếu vấn đề của ta có cùng phạm vị với trường hợp riêng trong CV đó nêu thì ta vẫn áp dụng các điều VB QPPL giống y như trường hợp riêng trong CV đó đã giải quyết.
Nhắc lại: ta áp dụng VB QPPL mà CV đó trích dẫn chứ không áp dụng cái CV đó.
Bổ sung thêm vấn đề cần lưu ý nữa:Bàn về quyền sở hữu. Thông thường dấu hiệu hóa đơn gắn liền với việc xác lập quyền sở hữu, nhưng không phải luôn luôn là như vậy. Bạn có thể mua 1 căn nhà là TSCĐ nhưng có thể sẽ không có hóa đơn. Chứng từ xác lập quyền sở hữu, tùy trường hợp hầu hết là phải có hóa đơn nhưng không phải tất cả! Việc có biên bản bàn giao đôi khi chỉ thể hiện chuyển giao rủi ro, chứ chưa hẳn là chuyển giao quyền sở hữu chẳng hạn như khi bạn nhận hàng ký gửi, nếu mất hàng thì bạn phải đền( chuyển giao rủi ro) chứ không phải chuyển giao quyền sở hữu ( Bạn theo dõi ngoài bảng chứ không theo dõi trên bảng cân đối kế toán của bạn được).
Đối với kế toán: được ghi nhận là tài sản của DN khi phần lớn rủi ro là DN gánh chịu và có đủ căn cứ rằng DN nắm quyền quyết định thu lợi ích từ tài sản đó.