Những sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) có nhãn hiệu là refurbished, remanufactured, renew, recycled, reused, recertified… có ý nghĩa tương đương tân trang được hiểu là các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu khi nhập khẩu.
Theo phản ánh của Công ty TNHH Ngôi Sao Logistics, các mặt hàng CNTT gắn nhãn refurbished, remanufactured, renew, recycled, reused... thực chất là hàng bị lỗi trong quá trình sản xuất, trưng bày, được nhà máy tân trang và chỉnh sửa trên dây chuyền hiện đại, máy móc như mới 100%. Tuy nhiên những mặt hàng này hiện bị cấm nhập khẩu.
Theo Công ty, các mặt hàng gắn nhãn nêu trên là mặt hàng mới không gây ô nhiễm môi trường, công nghệ hiện đại và tiến tiến, từ ngày xuất xưởng về đến Việt Nam hầu hết chưa quá một năm nên Nhà nước cấm nhập khẩu mặt hàng này làm cho sự tiếp cận công nghệ mới của người dân bị hạn chế, nhất là giới học sinh và sinh viên.
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Ngôi Sao Logistics đề nghị Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu và có những quy định sát với thực tế hơn.
Ngoài ra, theo ý kiến của Công ty, Thông tư 31/2015/TT - BTTTT quy định chưa rõ ràng, gây sự lúng túng trong việc xử lý của công chức và doanh nghiệp. Công ty đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông công khai các hướng dẫn chi tiết Thông tư này trên Cổng TTĐT Chính phủ.
Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời như sau:
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp thu và sẽ nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ ban hành các chính sách quản lý mặt hàng CNTT qua sử dụng phù hợp với lợi ích của người dân, trên cơ sở các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên.
Việc cấm nhập khẩu các sản phẩm CNTT qua sử dụng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện từ năm 2006 nhằm hạn chế việc nhập khẩu rác thải điện tử gây ô nhiễm môi trường, góp phẩn thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp CNTT Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước.
Đối với kiến nghị của Công ty TNHH Ngôi Sao Logistics, trong năm 2016 và 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có các văn bản gửi Tổng cục Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và một số doanh nghiệp (trong đó bao gồm cả Công ty TNHH Ngôi Sao Logistics) về việc hướng dẫn xác định mặt hàng có dán nhãn Refurbished và Recertified thuộc Phụ lục 01 Thông tư 31/2015/TT-BTTTT.
Cụ thể Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn số 2439/BTTTT-CNTT ngày 20/7/2016, công văn số 2897/BTTTT-CNTT ngày 24/8/2016, công văn số 3214/BTTTT-CNTTT ngày 7/9/2017 trả lời cơ quan Hải quan và doanh nghiệp rõ ràng và nhất quán về vấn đề này như sau:
Khoản 2, Điều 2 Thông tư 31/2015/TT-BTTTT quy định: “Sản phẩm công nghệ thông tin tân trang là sản phẩm đã qua sử dụng được sửa chữa, thay thế linh kiện và các công đoạn khác để có chức năng, hình thức tương đương và có chế độ bảo hành như sản phẩm mới. Sản phẩm tân trang phải có nhãn hiệu bằng tiếng Việt ghi rõ sản phẩm tân trang, hoặc bằng tiếng Anh có ý nghĩa tương đương”.
Những sản phẩm CNTT có nhãn hiệu là những từ như: refurbished, remanufactured, renew, recycled, reused, recertified… có ý nghĩa tương đương tân trang được hiểu là các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu khi nhập khấu.
Để tạo sự thống nhất trong chính sách quản lý nhà nước đối với vấn đề nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn cơ quan Hải quan địa phương và các doanh nghiệp phương pháp cũng như căn cứ xác định hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu.
Theo Chinhphu.vn
Theo phản ánh của Công ty TNHH Ngôi Sao Logistics, các mặt hàng CNTT gắn nhãn refurbished, remanufactured, renew, recycled, reused... thực chất là hàng bị lỗi trong quá trình sản xuất, trưng bày, được nhà máy tân trang và chỉnh sửa trên dây chuyền hiện đại, máy móc như mới 100%. Tuy nhiên những mặt hàng này hiện bị cấm nhập khẩu.
Theo Công ty, các mặt hàng gắn nhãn nêu trên là mặt hàng mới không gây ô nhiễm môi trường, công nghệ hiện đại và tiến tiến, từ ngày xuất xưởng về đến Việt Nam hầu hết chưa quá một năm nên Nhà nước cấm nhập khẩu mặt hàng này làm cho sự tiếp cận công nghệ mới của người dân bị hạn chế, nhất là giới học sinh và sinh viên.
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Ngôi Sao Logistics đề nghị Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu và có những quy định sát với thực tế hơn.
Ngoài ra, theo ý kiến của Công ty, Thông tư 31/2015/TT - BTTTT quy định chưa rõ ràng, gây sự lúng túng trong việc xử lý của công chức và doanh nghiệp. Công ty đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông công khai các hướng dẫn chi tiết Thông tư này trên Cổng TTĐT Chính phủ.
Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời như sau:
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp thu và sẽ nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ ban hành các chính sách quản lý mặt hàng CNTT qua sử dụng phù hợp với lợi ích của người dân, trên cơ sở các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên.
Việc cấm nhập khẩu các sản phẩm CNTT qua sử dụng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện từ năm 2006 nhằm hạn chế việc nhập khẩu rác thải điện tử gây ô nhiễm môi trường, góp phẩn thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp CNTT Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước.
Đối với kiến nghị của Công ty TNHH Ngôi Sao Logistics, trong năm 2016 và 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có các văn bản gửi Tổng cục Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và một số doanh nghiệp (trong đó bao gồm cả Công ty TNHH Ngôi Sao Logistics) về việc hướng dẫn xác định mặt hàng có dán nhãn Refurbished và Recertified thuộc Phụ lục 01 Thông tư 31/2015/TT-BTTTT.
Cụ thể Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn số 2439/BTTTT-CNTT ngày 20/7/2016, công văn số 2897/BTTTT-CNTT ngày 24/8/2016, công văn số 3214/BTTTT-CNTTT ngày 7/9/2017 trả lời cơ quan Hải quan và doanh nghiệp rõ ràng và nhất quán về vấn đề này như sau:
Khoản 2, Điều 2 Thông tư 31/2015/TT-BTTTT quy định: “Sản phẩm công nghệ thông tin tân trang là sản phẩm đã qua sử dụng được sửa chữa, thay thế linh kiện và các công đoạn khác để có chức năng, hình thức tương đương và có chế độ bảo hành như sản phẩm mới. Sản phẩm tân trang phải có nhãn hiệu bằng tiếng Việt ghi rõ sản phẩm tân trang, hoặc bằng tiếng Anh có ý nghĩa tương đương”.
Những sản phẩm CNTT có nhãn hiệu là những từ như: refurbished, remanufactured, renew, recycled, reused, recertified… có ý nghĩa tương đương tân trang được hiểu là các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu khi nhập khấu.
Để tạo sự thống nhất trong chính sách quản lý nhà nước đối với vấn đề nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn cơ quan Hải quan địa phương và các doanh nghiệp phương pháp cũng như căn cứ xác định hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu.
Theo Chinhphu.vn