Có bao giờ bạn nghĩ mình đang đi chệch hướng nghề nghiệp

MsMong

New Member
Hội viên mới
Có bao giờ bạn nghĩ mình đang đi chệnh hướng nghề nghiệp
Hôm nay mình chia sẻ với các bạn một số kiến thức mình đúc kết được trong quá trình học và làm việc. Chắc hẳn các bạn, đã từng hơn một lần chán nản về công việc mình đang làm. Dưới đây là những dấu hiệu để nhận biết bạn đang đi chệch hướng nghề nghiệp.


Mất phương hướng trong sự phát triển nghề nghiệp là một trong những khó khăn lớn nhất đối với bất cứ ai. Nhưng bạn có thể nhanh chóng quay lại "cuộc chơi" nếu phát hiện ra những dấu hiệu sớm của sự chệch hướng.

Dưới đây là 6 dấu hiệu như vậy bạn cần cảnh giác:

Tranh cãi gay gắt với cấp trên

Bất đồng là điều bình thường nhưng nếu bạn thường xuyên tranh cãi với sếp, nó sẽ gây hậu cả lớn. Kể cả khi quan điểm của bạn đúng nhưng phản đối gay gắt với sếp là điều không nên. Sếp là người có quyền lực và có thể quyết định việc "ở lại" hay "ra đi" của bạn. Vì thế, mỗi lần nhận thấy mình bất đồng quan điểm với sếp, hãy bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề một cách khéo léo.

Gặp khó khăn khi làm việc IT

Bạn đang gặp khó khăn về cả chủ quan và khách quan. Về trình độ chuyên môn hay học vấn bằng cấp? Bạn nên xem lại mình đã đủ năng lực và kinh nghiệm chưa? Nếu ko hãy cởi mở và đừng dấu dốt. Trường hợp bạn giỏi hơn và bị khinh thường vì cái "giỏi" của mình. Bạn hãy ân cần và bình tĩnh vì nếu trường hợp ngược lại bạn sẽ làm gì? Hãy hiểu người khác trước khi muốn người khác hiểu mình!

Gặp rắc rối trong các mối quan hệ công việc

Nếu mọi người không muốn ở bên cạnh ủng hộ bạn, sự nghiệp của bạn đang trong "vòng nguy hiểm". Hãy xem lại mình xem bạn có phải là người hay lợi dụng đồng nghiệp, thiên vị, nói xấu hay có bất cứ hành động nào gây tổn thương đồng nghiệp hay không.

"Hứa thật nhiều, thất hứa cũng thật nhiều"

1, 2 lần quên những gì mình đã hứa có thể được xem là sự đãng trí. Nhưng nếu bạn thường xuyên hứa hẹn giúp đỡ đồng nghiệp hay cam kết hoàn thành nhiệm vụ đúng deadline với sếp, sau đó lại không làm đúng lời hứa của mình, mọi người sẽ chú ý và nghi ngờ về khả năng làm việc của bạn. Vì thấy, hãy chỉ hứa những gì mình có thể thực hiện và khi đã hứa hẹn thì phải thực hiện đúng.

Không xác định chiến lược phát triển nghề nghiệp

Có thể bạn không phải là người tham vọng và hài lòng với vị trí nhân viên hiện tại. Nhưng hãy xác định cho mình một chiến lược phát triển sự nghiệp cụ thể, hoặc ít nhất là những thử thách bạn muốn thử sức. Cuộc sống công sở sẽ rất nhàm chán nếu công việc lặp đi lặp lại hàng ngày mà không có mục tiêu cụ thể. Bạn nên nói chuyện thẳng thắn với sếp hay những cố vấn kinh nghiệm về sự phát triển nghề nghiệp của mình và xin họ những lời khuyên.

Cho rằng mối quan hệ sẽ giúp mình thăng tiến

Quá "dựa hơi" vào sếp là ông chú ruột hay những đồng minh quyền lực khác mà quên đi năng lực bản thân sẽ không thể giúp bạn thăng chức. Thay vào đó, hãy làm việc chăm chỉ, phát huy tài năng, cộng thêm một chút may mắn, chắn chắn bạn sẽ sớm đạt được vị trí mình mong muốn.

Nếu không nhận thấy mình có 1 hay nhiều dấu hiệu trên, bạn nên nhờ một người bạn đang tin cậy, hiểu rõ bạn đánh giá hộ. Tự đánh giá có thể không mang lại kết quả khách quan và bạn sẽ không nhận thấy thiếu sót của mình để khắc phục.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top