cif và fob

AcNhanCoc

New Member
Hội viên mới
các bác có ai chi cho em về phần cif và fob ko????
nói các trường hợp và cách tính thuế của nó với . em cảm ơn:happy3::happy3:
 
Ðề: cif và fob

các bác có ai chi cho em về phần cif và fob ko????
nói các trường hợp và cách tính thuế của nó với . em cảm ơn:happy3::happy3:
Giá CIF (Cost, Insurance and Freight ) là bao gồm : Tiền hàng + Cước V/c + Bảo hiểm ( Người bán Giao hàng qua lan can tàu tại cảng gửi hàng )
Giá FOB (Free On Board) là chỉ gồm : Tiền hàng (Người bán Giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định)
Mình ko hĩu bạn hỏi thuế gì ở đây bạn có thể nói rõ được ko ??
Thân !!:cheers1:
 
Ðề: cif và fob

người ta hỏi về giá tính thuế GTGT và thuế xuất nhập khẩu đó mà

Với giá cif thì khi tính thuế bạn bỏ bảo hiểm đi
còn giá fob thì thôi
 
Ðề: cif và fob

tieunhilang có thể nói rõ hơn khi ta xuất và nhập với mỗi trường hợp không
 
Ðề: cif và fob

các bác có ai chi cho em về phần cif và fob ko????
nói các trường hợp và cách tính thuế của nó với . em cảm ơn:happy3::happy3:

FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là " Giao lên tàu" . Nó là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế, được thể hiện trong Incoterm. Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Sự chuyển dịch các rủi ro diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ "FOB New York" hay "FOB Hải Phòng". Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng.

Người bán phải:

1.Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất (nếu cần)
2.Giao hàng lên tàu
3.Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được bốc lên tàu
4.Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này chưa tính trong tiền cước

Người mua phải:

1.Kí hợp đồng chuyên chở và trả cước
2.Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính vào trong cước
3.Lấy vận đơn
3.Trả tiền chi phí dỡ hàng
4.Chịu mội rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc

CIF
Giá thành, Bảo hiểm và Cước là một thuật ngữ chuyên ngành trong thương mại quốc tế được viết tắt là CIF (tiếng Anh: Cost, Insurance and Freight) được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán trong thương mại quốc tế khi người ta sử dụng phương thức vận tải biển.

Khi giá cả được nêu là CIF, nó có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. CIF là một thuật ngữ thương mại quốc tế .

CIF, ngoại trừ phần bảo hiểm, là đồng nhất với Giá thành và cước (CFR) trong mọi khía cạnh, và các dẫn giải như vậy được áp dụng, bao gồm cả khả năng áp dụng được của nó đối với hàng hải theo tập quán. Bổ sung thêm các trách nhiệm của CFR, bên bán hàng theo các điều kiện giá CIF cần phải có bảo hiểm đơn có thể chuyển nhượng được để bảo chứng (tiền đảm bảo) cho các rủi ro trong quá trình vận chuyển từ các nhà bảo hiểm. Giá trị của bảo hiểm đơn cần bảo chứng cho giá CIF cộng 10 phần trăm và khi có thể cần phải là loại hình tiền tệ đã được ghi trong hợp đồng mua bán. Lưu ý rằng chỉ có bảo chứng cơ bản nhất được yêu cầu tương đương với các khoản mục của điều khoản "C", và bên mua hàng thông thường hay đòi hỏi bảo hiểm đơn dạng bảo chứng cho "mọi rủi ro" ("all risks") phù hợp với các khoản mục trong điều khoản "A". Trách nhiệm của bên bán hàng đối với hàng hóa kết thúc khi hàng hóa được giao cho nhà vận tải hàng hải hoặc khi được giao lên boong tàu vận tải tại điểm đi, phụ thuộc vào các thuật ngữ trong hợp đồng bảo hiểm.

Thuật ngữ này chỉ thích hợp cho vận tải hàng hải tập quán, không phải là ro/ro hay vận chuyển côngtenơ quốc tế.
Bạn có thể vào đây coi sơ về Incoterm 2000 cuốn đầy đủ bạn ra nhà sách hé
 
Sửa lần cuối:
Ðề: cif và fob

Ai cho em hoi? cach Quy chuyen CIF> FOB với điều kiên xuất khẩu có lãi dự tính với. Có thầy chỉ em cách quy chuyển thế này :
- Cách 1:Cif= FOB +F+BH+lãi dự tính
-Cách 2 :CIF1=FOB+F+Bh
-> CIF=CIF1+ lãi dự tính(với lãi dự tinh =10%CIF1)
(Với lãi dự tính thường là 10%CIF)(Bh=CIFx Xuất phí bảo hiểm)
Ví dụ:
Giá fob 165usd/Mt,xuất phí bảo hiểm=0.25% tính trên giá CIF,chi phí vận chuyển là 12 usd ,lãi dự tính là 10% trên giá CIF: Và quy chuyển về CIF cảng nước ngoài
-Theo cách 1:
(Cif= FOB +F+BH+lãi dự tính)
-> CIF(cảng nc ngoài)=165+12+0.0025CIF+0.1CIF
->CIF=177+0.1025CIF
->0.8975CIF=177
->CIF=197.2145
- Theo cách 2:
( CIF1=FOB+F+Bh
-> CIF=CIF1+ lãi dự tính)
->CIF1=165+12+0.0025CIF1
->CIF1=177+0.0025CIF1
->0.9975CIF=177
->CIF1=177.444
------>CIF=177.444+0.1 x177.444=195.1884
Mong các anh chỉ giáo cho em cách nào là đúng hix:013:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: cif và fob

Nói ngắn gọn là theo Fob thì bên bán hết trách nhiệm khi giao hàng tại mạn tàu, còn theo Cif thì thêm phần trách nhiệm về vận tải + bảo hiểm hàng hóa nhưng phải có các điều khoản thật cụ thể trong HĐ ngoại thương.
 
Ðề: cif và fob

cho mình hỏi về các khái niệm này nha:
cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, cảng đến , cảng đi và cảng gởi hàng trong CIF
Có phải cảng gởi hàng khác cảng đến phải không các bạn???
 
Ðề: cif và fob

Mình cảm ơn moi người nhiều lắm nhất là bài của AcNhanCoc đúng là bài mình đang rất cần. Hi vọng nhà mình luôn đoàn kết. Thân thương!!
 
Ðề: cif và fob

giá CIF khi bạn nhập khẩu hàng hoá bao gồm cả vận chuyển các chi phí tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên
giá FOB la giá khi ban xuất khẩu ko bao gồm vận tải vận chuyển quốc tế
CÓ nhầm chỗ nào ko ba con. mong dược chỉ dẫn
 
mọi người cho hỏi lô hàng ghi 80000 usd,CIF . thì số tiền bảo hiểm (A - Insurable Amount ) sẽ là 80000 usd hay phải cộng thêm 10% CIF nữa vậy
 
Khi mình khai thác dữ liệu xuât nhập khẩu thì thấy trong bảng số liệu có rất nhiều loại điều kiện thanh toán như CIF, FOB... rồi CFR, FCA, DDU... mà rối quá. Có bài viết nào tổng hợp được tất cả các loại ko nhỉ?
 
Khi mình khai thác dữ liệu xuât nhập khẩu thì thấy trong bảng số liệu có rất nhiều loại điều kiện thanh toán như CIF, FOB... rồi CFR, FCA, DDU... mà rối quá. Có bài viết nào tổng hợp được tất cả các loại ko nhỉ?
Theo incoterm để tính điều kiện giao vận giữa 2 bên :
  1. Nhóm E (nơi đi)
    1. EXW (Exwork nơi đi) - Người bán không chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu…
  2. Nhóm F (Phí vận chuyển chưa trả)
    1. FCA (nơi đi) - Chỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là người bán hết trách nhiệm.
    2. FAS (cảng đi) - Nhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giao hàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu
    3. FOB (cảng đi) - Ở điều kiện FAS trách nhiệm ta là giao hàng đến mạn tàu, thế còn nếu khi bốc hàng từ mạn tàu lên tàu, chẳng may hàng bị vỡ thì sao, ai chịu trách nhiệm? Ai trả chi phí bốc hàng này? Trả lời câu hỏi trên chính là điều kiện FOB.
  3. Nhóm C (Phí vận chuyển đã trả)
    1. CFR (cảng đến) - Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận.
    2. CIF (cảng đến) - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
    3. CPT (nơi đến) - CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định).
    4. CIP (nơi đến) - CIP = CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định).
  4. Nhóm D (nơi đến):
    1. DAT (cảng đến) - Giao tại bến, người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải đến tại 1 bến theo quy định, ở đây người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hóa được giao.
    2. DAP (điểm đến) - Giao hàng tại nơi đến, người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến
    3. DDP (điểm đến) - Giao hàng đã thông quan nhập khẩu, nghĩa là người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nới đến và có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu —> DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán
Một số lưu ý:
1.Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:* Nhóm E,F :người mua . Địa điểm giao hàng tại nơi đến.
* Nhóm C,D:người bán . Địa điểm giao hàng tại nơi đi.

4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa :FAS, FOB, CFR, CIF : địa điểm chuyển giao hàng là cảng biển.

2.Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:
* Nhóm E,F: người mua.
* Nhóm D: người bán.
* Nhóm C:
o CIF, CIP: người bán.
o CFR, CPT: người mua.

3.Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.

Xuất khẩu:
* EXW : người mua.
* 10 điều kiện còn lại :người bán.

Nhập khẩu :
* DDP:người bán.
* 10 điều kiện còn lại là người mua.
 

Đính kèm

  • tải xuống.jpg
    tải xuống.jpg
    129.7 KB · Lượt xem: 747

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top