Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

nthdiem

New Member
Hội viên mới
Chào, bên công ty kinh doanh dịch vụ thanh toán trực tuyến như tiền điện, nước, nạp thẻ điện thoại, ví điện tử eacard...Kh nạp tài khoản eacard 10tr, chuyển khoản vào TK công ty minh 9,5tr, do bên minh chiết khấu la 500k.Cho mình hỏi đây là chiết khấu thanh toán hay chiết khấu TM. Sau đo Kh dung tai khoản đó để thanh toán dịch vụ như là: tiền điện, nước... thì minh hạch toán doanh thu như thế nào, hạch toán doanh thú lần lúc KH chuyển vào hay là hạch toán doanh thu của từng lạoi giao dịch của khách hàng. Còn khoản chiết khấu thanh toán đưa vào TK nào và hạch toán ra sao?
Các bác giúp với
 
Ðề: Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

Chiết khấu thương mại là một loại chiết khấu mà nhiều doanh nghiệp dùng để thu hút khách hàng, việc kế toán khoản chiết khấu thương mại trên thực tế như thế nào là một vấn đề mà nhiều giảng viên, học viên ngành kế toán doanh nghiệpvà các nhân viên kế toán rất quan tâm. Do vậy bài viết sẽ đề cập cụ thể thực tế về kế toán khoản chiết khấu thương mại để giúp người học, các giảng viên và các nhân viên kế toán tiếp cận một phần hành kế toán.


1. Khái niệm chiết khấu thương mại


Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), thì: Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.


2. Kế toán chiết khấu thương mại


2.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán khoản chiết khấu thương mại kế toán sử dụng Tài khoản 521- Chiết khấu thương mại: Tài khoản 521 dùng đểphản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng do họ đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.


2.2. Kế toán khoản chiết khấu thương mại:
Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.


Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán trên “Hóa đơn (GTGT)” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng. Trên hoá đơn thể hiện rõ dòng ghi Chiết khấu thương mại mà khách hàng được hưởng.


Tại Điểm 5.5 Mục IV Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC (12/12/2003) của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP (10/12/2003) của Chính phủ hướng dẫn: “Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá”.


Lần mua cuối cùng được xác định dựa trên hợp đồng kinh tế giữa các bên. Do đó, trường hợp công ty và các đại lý ký kết hợp đồng kinh tế, trong đó xác định ngày 31/12 hàng năm là ngày xác định công nợ và thực hiện chiết khấu thì ngày 31/12 được coi là lần mua cuối cùng để thực hiện việc điều chỉnh giảm giá. Nếu công ty và các đại lý không xác định lần mua cuối cùng trong hợp đồng kinh tế thì thực hiện chiết khấu sản lượng trên hóa đơn theo hướng dẫn tại Công văn số 1884/TCT-PCCS (22/6/2004).


* Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ:
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT , kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại
Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(33311)
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
- Căn cứ váo hoá đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng..., kế toán phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(33311)


Ví dụ: Tại công ty LD dinh dưỡng Quốc tế có Hóa đơn GTGT số 0014658 xuất tháng 5 cho công ty T&T (hình thức thanh toán chuyển khoản sau)ghi:
Sản phẩm Super 50 : 1.000 kg * 10.000 = 10.000.000 đ
Sản phẩm Under 30 : 2.000 kg * 7.500 = 15.000.000 đ
Chiết khấu thương mại tháng 4: 10 kg sản phẩm Super 50 và 20 kg sản phẩm Under 30 tương đương: 100.000 đ + 150.000 đ = 250.000 đ
Thành tiền: 10.000.000 + 15.000.000 – 250.000 = 24.750.000 đ
Thuế GTGT 10%: 2.475.000 đ
Tổng cộng: 27.225.000 đ


Công ty LD dinh dưỡng Quốc tế, căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 0014658, ghi sổ kế toán theo các bút toán:
- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 – 250.000đ
Nợ TK 3331 – 25.000đ
Có TK 131 – 275.000đ
- Phản ảnh doanh thu
Nợ TK 131 – 27.500.000đ
Có TK 511 – 25.000.000đ
Có TK 3331 – 2.500.000đ
Công ty T&T căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 0014658(Liên 2- Giao cho khách hàng), ghi sổ kế toán theo bút toán:
Nợ TK 156 – 24.750.000đ
Nợ TK 133 – 2.475.000đ
Có TK 331- 27.225.000đ


* Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp trực tiếp:
- Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại
Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
- Căn cứ váo hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.


Khi thanh tóan tiền cho khách hàng doanh nghiệp phải xuất hoá đơn chiết khấu thương mại, lập phiếu chi tiền theo đúng quy định cho khách hàng. Căn cứ váo hoá đơn GTGT(Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ) hoặc hoá đơn bán hàng(Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp trự tiếp), phiếu chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng, kế toán bên bán ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 521
Nợ TK 3331(Nếu có)
Có TK 111,112


Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá(đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.


Điểm 3, mục IV, Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 01/12/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn: trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào tài khoản 521.


Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã khấu trừ chiết khấu thương mại. Công ty có thể xuất hoá đơn theo giá đã giảm, việc xuất hoá đơn chiết khấu thương mại thực hiện theo quy định tại điểm 5.5, mục IV, phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính: “Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá ghi trên hóa đơn thì trên hóa đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá”. Và ghi sổ theo các bút toán
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 156
Phản ánh doanh thu (không hạch toán qua 521):
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331(Nếu có)


Bên bán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ.


Theo các trường hợp trên, bên mua sẽ hạch toán:
* Nếu bên mua phân bổ được vào giá trị hàng hóa mua vào:
Nợ TK 156-giá trị từng mặt hàng đã giảm theo tỷ lệ chiết khấu
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 331-Giá trị đã giảm theo chiết khấu.
* Nếu không thể phân bổ giá trị chiết khấu thương mại do hàng hoá đã xuất kho hết….thì có thể phản ánh số chiết khấu thương mại được hưởng theo bút toán
Nợ TK 331,111,112...
Có TK 152,153,156...


- Trường hợp giá trị hàng hóa trên hóa đơn bán hàng nhỏ hơn khoản chiết khấu thương mại thì được điều chỉnh giảm ở hóa đơn mua hàng lần tiếp sau.
- Các trường hơp chiết khấu thương mại nhưng không thể hiện trên hóa đơn bán hàng thì không được coi là chiết khấu thương mại; các bên lập chứng từ thu chi tiền để hạch toán kế toán và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định.
- Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK 521”Chiết khấu thương mại”. Cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển toàn bộ sang TK 511”Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo. Kế toán ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại



Tài liệu tham khảo:
1.Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài Chính, Nhà xuất bản tài chính, 2006
2.Chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
3.Thông tư số 120/2003/TT-BTC (12/12/2003) của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP (10/12/2003) của Chính phủ
4.Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính

Ths. Lê Thuý Hằng (Giảng viên khoa Kinh tế - QTKD Đại học Hà Tĩnh)
 
Ðề: Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

Một chiết khấu thương mại là giảm với giá công bố của một sản phẩm. Ví dụ, một người bán buôn số lượng lớn có thể được hưởng chiết khấu thương mại 40%, trong khi một người bán buôn trung bình khối lượng được đưa ra một chiết khấu thương mại 30%. Một khách hàng bán lẻ sẽ không nhận được chiết khấu thương mại và sẽ phải trả các xuất bản hoặc giá niêm yết. Việc sử dụng các khoản chiết khấu thương mại cho phép có chỉ là một giá công bố cho mỗi sản phẩm.
Việc mua bán sẽ được ghi nhận số tiền sau khi chiết khấu thương mại được trừ. Ví dụ, khi hàng hóa với danhsách giá tổng cộng $ 10.000 được bán cho một khách hàng bán buôn hưởng chiết khấu thương mại 30%, cả người bán và người mua sẽ ghi lại các giao dịch bằng giá trị ròng là $ 7.000.
Chiết khấu thương mại khác với giảm giá đầu thanh toán. (Giảm giá sớm thanh toán 1% hoặc 2% có thể sẽ được ghi lại bởi người bán như giảm giá bán hàng và người mua bằng cách sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ như giảm giá mua hàng.)
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Ví dụ: Xuất hàng hoá bán cho doanh nghiệp A với tổng giá thanh toán là 1100. đã thành toán bằng chuyển khoản. Do Khách hàng thanh toán sớm nên doanh nghiệp chiết khấu thanh toán 1% và đã thanh toán bằng chuyển khoản.
a. Nợ TK 1112: 1100
Có TK 511: 1000
Có TK 3331: 100
b. Chiết khấu thanh toán 1%
Nợ TK 635. 1% x 1100
Có TK 112: 1% x 1100
Như ví dụ trên khi khách hàng thanh toán sớm cho doanh nghiệp bạn với tổng giá thanh toán là 1100.
Doanh nghiệp bạn chiết khấu 1% trong tổng giá thanh toán đó. và đã chuyển khoản cho họ ( Khi đó tổng doanh thu ( bao gồm thuế) doanh nghiệp được nhận giảm đi 1% ) ( nó cũng giống như kiểu giảm giá hàng bán hay chiết khấu thương mại thôi, chỉ khác là chiết khấu thanh toán tính trên tổng giá thanh toán còn chiết khấu thương mại hay giảm giá hàng bán thì tính trên đầu sản phẩm)
Vậy khi bạn chiết khấu cho họ thì khoản chiết khấu thanh toán đó là khoản chi phí tài chính. nên ghi bên nợ và số tiền trong TK ngân hàng giảm đi nên ghi bên có.
Ngoài ra Còn là
Nợ TK 635
Có TK 131,111,338.8
Tuỳ từng trường hợp
 
Ðề: Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

vậy nếu nói vậy thì vấn đề ở trên mình hoỉ, khoản 500k đó chính là hciết khấu thanh toán phải không? Nếu vậy thì hạch toán như thế nào?
Mình có hỏi thêm về hạch toán doanh thu nữa mà?
 
Ðề: Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

vậy nếu nói vậy thì vấn đề ở trên mình hoỉ, khoản 500k đó chính là hciết khấu thanh toán phải không? Nếu vậy thì hạch toán như thế nào?
Mình có hỏi thêm về hạch toán doanh thu nữa mà?

Bên bạn ghi nhận khoản 500k là chiết khấu thanh toán.
Định khoản: Nợ TK 112 : 9,5tr
Nợ TK 635: 0.5tr
Có TK 131: 10tr
 
Ðề: Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

[
Mình có hỏi thêm về hạch toán doanh thu nữa mà?[/QUOTE]

Hạch toán doanh thu: Nợ 131: 10tr
Có 511: 9.09tr
Có 3331: 0.91tr
 
Ðề: Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

Còn vấn đề doanh thu thì mình hạch toán ra sao. Mình hạch toán 1 lần lúc KH chuyển vào TK eacard (ví điện tử) 9,5tr hay là hạch toán từng loại giao dịch của KH khi sử dụng Tk đó vào việc nhự: TT Tiền điện, nước...
 
Ðề: Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

Bên bạn chiết khấu cho khách hàng thì khoản chiết khấu này bên bạn ghi nhận vào TK 635, bên khách hàng là bên nhận chiết khấu thì bên khách hàng sẽ ghi nhận vào TK 515 .
Định khoản bên khách hàng: Nợ TK 331: 10tr
Có TK 515: 0.5tr
Có TK 112: 9.5tr
 
Re: Ðề: Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

Như bác Khiêm đã trích dẫn ở trên: "chiết khấu thương mại là việc giảm giá công bố một sản phẩm..." Các DN thường áp dụng chiết khấu thương mại khi khách hàng mua hh với số lượng lớn. Còn chiết khấu thanh toán là việc người bán giảm trừ số tiền phải thanh toán cho người mua do người mua thanh toán trước thời hạn. Việc xác định khoản chiết khấu 500k đó của công ty bạn là chiết khấu thương mại hay chiết khấu thanh toán còn tuỳ vào điều kiện mà bên bạn đưa ra cho KH để được chiết khấu: chẳng hạn bên bạn quy định nếu mua thẻ với giá trị trên 10tr thì dc hưởng ck 500k thì đó là chiết khấu thương mại, còn nếu QD là KH thanh toán tiền dv trước ngày ... thì dc hg ck thì đó là ck thanh toán.

Về vd doanh thu thì bạn hạch toán theo từng loại dịch vụ mà khách hàng sử dụng, số tiền ck đó để bù trừ vào công nợ phải thanh toán và chỉ làm giảm Doanh thu lần 1 (lần dc chiết khấu) chứ không ảnh hưởng đến doanh thu lần sau
 
Ðề: Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

Còn vấn đề doanh thu thì mình hạch toán ra sao. Mình hạch toán 1 lần lúc KH chuyển vào TK eacard (ví điện tử) 9,5tr hay là hạch toán từng loại giao dịch của KH khi sử dụng Tk đó vào việc nhự: TT Tiền điện, nước...

Bạn hạch toán doanh thu sau mồi lần suất hóa đơn. Chứ ko phải căn cứ vào mồi lần khách hàng thanh toán nhé.
 
Ðề: Chiết khấu thanh toán hạch toán ra sao?

Mình hiểu ý bạn thaohuyenkt rồi nhưng mình hỏi đây là: Bên minh sẽ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như thế nào, hạch toán 1 lân lúc lúc KH chuyển tiền vào hay là hạch toán từng loai giao dịchc cua Kh. Ví dụ KH sử dụng TK eacrd đã nộp 10tr đó thanh toán tiền điện hay nước, thì lúc đó mình mới hạch óoán doanh thu hay sao. Khi minh thanh toán tiền diện 1tr qua tài khoản đó thì minh ghi nhận giá vốn thế nào. Giống như Công ty mình là Công ty trung gian giúp cho KH thanh toán được tiền điện, nước
 
Cho mình hỏi tại sao hạch toán chiết khấu thanh toán cho người mua không tách ra thuế ạ?
Như N635
N133
C111,112...
 
Tại sao nói rằng chiết khấu thanh toán cho người mua giống như vậy mình trả lãi ngược lại cho khoản tiền người mua trả sớm ạ? Thầy dạy thế mà em không hiểu kĩ cho lắm?
 
Tại sao nói rằng chiết khấu thanh toán cho người mua giống như vậy mình trả lãi ngược lại cho khoản tiền người mua trả sớm ạ? Thầy dạy thế mà em không hiểu kĩ cho lắm?
chiết khấu thanh toán là hình thức khác hàng trả tiền sớm trong hạn quy định trong hợp đồng cty sẽ chiết khấu thanh toán cho ng mua, thay vì ng mua trả muộn( cty đã bị chiếm dụng vốn) vì thế nếu khách hàng k trả tiền sớm thì, cty cần vốn sẽ phải huy động vốn ở nguồn khác, phải trả lãi, chính vì vậy người ta chiết khấu cho khách hàng thanh toán nhanh nhằm k bị chiếm dụng vốn, coi như là khoản lãi vậy
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top