Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn

dinhthaoueh

New Member
Hội viên mới
Chào các bạn,

Theo như thông tư 200 thì không còn tài khoản "Chi phí trả trước ngắn hạn" nữa. Tuy nhiên vẫn phải trình breakdown chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn trên báo cáo. Mình và đồng nghiệp đang tranh cãi, khi phân loại ngăn hạn và dài hạn thì dựa vào thời gian phân bồ hay thời gian phân bổ còn lại tính từ này báo cáo. Ví dụ: chi phí dài hạn phân bổ 24 tháng, nhưng đến 31.12.2015 chỉ còn 3 tháng phải phân bổ thì gọi là ngắn hạn hay dài hạn. Quan điểm của mình vẫn là dài hạn vì phải phân bổ theo thời gian phân bổ ban đầu, chứ không reclassify lại mỗi khi báo cáo. Nhưng mình không search đc văn bản nào ghi rõ như vậy để show cho đồng nghiệp mình cả :-(
 
Theo mình nghĩ thì kế toán vẫn còn treo ở dài hạn, nhưng về mặc quản trị và kiểm toán thì đưa nó vào ngắn hạn để đánh giá lại.

Ý mình hỏi là về mặt kế toán và kiểm toán luôn đó bạn. Còn về mặt quản trị thì đâu có xét đến, tùy mỗi công ty muốn trình bày như thế nào chứ.

Thật ra, theo thông tư 200, bỏ hết vào chi phí trả trước 242, sau đó cuối năm review thời gian còn lại để phân loại ngắn hạn hay dài hạn. Không biết hiểu như vậy đúng ko? Vì nếu ko phải như vậy, thì tự nhiên kêu bỏ ngắn hạn, khi trình bày lại kêu breakdown ra ngắn hạn dài hạn.

Mọi người nghĩ sao?
 
xem thử lại nguyên lý kế toán xem ^^!
 
Mình mới trao đổi với bạn mình thì tụi mình thống nhất rằng dài hạn hay ngăn hạn phụ thuộc vào thơi gian phân bổ ban đầu chứ ko phải thời gian phân bổ còn lại, còn đánh giá các khoản nợ ngắn hạn hay dài hạn thì cuối năm tài chính mới reclassify lại :D


Vậy có căn cứ từ văn bản nào ko bạn?
Theo mình nghĩ trước khi có thông tư 200 thì như bạn nói, để ngắn hạn và dài hạn theo thời gian phân bổ ban đầu

Nhưng thông tư 200 lại bỏ ngắn hạn, gộp chung ngắn hạn và dài hạn vào 242 và cuối năm lại phải breakdown ra, như vậy, mình nghĩ họ sẽ muốn breakdown tại thời điểm báo cáo theo thời gian phân bổ còn lại. https://www.misa.com.vn/forum/g/pos...đoi-đang-chu-y-trong-Thong-tu-200-2014-TT-BTC . Bạn xem link, thấy Misa cũng hiểu như vậy về thông tư 200. Mình trích trong link: "Lưu ý: Tuy nhiên khi lập BCTC thì vẫn phải tách ra ngắn hạn và dài hạn => VD Tất cả các chi phí trả trước đều được hạch toán vào TK 242 “Chi phí trả trước” không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn, đến cuối kỳ lập BCTC thì căn cứ vào thời gian phân bổ còn lại là quá hay không quá 12 tháng để phân loại ra Chi phí trả trước ngắn hạn và Chi phí trả trước dài hạn khi lên BCTC. "

Nợ ngắn hạn và dài hạn cuối năm reclassify lại theo thời gian còn lại thì đúng rồi
 
Em xin có ý yến như sau: Theo công văn 12568/BTC-CĐKT ngày 9 tháng 9 năm 2015 của Bộ tài chính giải thích các nội dung của Thông tư 200 thì: Đối với khoản mục chi phí trả trước thì việc phân loại ngắn hạn và dài hạn căn cứ vào kỳ hạn gốc của từng khoản chi phí trả trước mà không căn cứ vào kỳ hạn còn lại để phân loại ngắn hạn, dài hạn. (Không tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành ngắn hạn).
Cả nhà tham khảo đây cho rõ nè :)
http://*********.net/phan-loai-chi-phi-tra-truoc-thanh-ngan-han-va-dai-han-theo-tt2002014tt-btc/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top