Chi phí lãi vay không tình vào Dòng Tiền??

trinhvankhoa

New Member
Hội viên mới
Chào bà con Diễn Đàn! Cụ thể là em đang tham gia Thẩm Định Một Dự Án tại công ty em (công ty em hay có dự án). Khi em còn học tại Trường DHKT thì Giáo Viên bảo là Chi Phí Lãi Vay không đưa vào trong Dòng Tiền ( vì Chi Phí Lãi Vay là Ngân Lưu tài trợ!) khi thẩm định Dự Án, nhưng khi em cùng làm với anh Kế Toán Trưởng trong công ty em thì "Ổng" bảo là phải đưa chi phí Lãi Vay vào Dòng Tiền (cụ thể là đưa vào mục Chi Phí của dự án)!
Em cũng thấy thắc nhiều lắm, ko biết có ai Tài Giỏi về lĩnh vực Tài Chính này xin ra tay nghĩa hiệp giúp em với.?? Không biết ai đúng ai sai?
Theo em nghĩ thì nên đưa chi phí lãi Vay vào dòng tiền là hợp lý vì: Nó cũng là khoản chi phí mà DN fải chịu khi vay vốn NH, nếu không tính vào thì khoản Chi Phí này chẳng lẽ DN tự bỏ tiền túi không ra chi trả Lãi Vay NH!
Như vậy chẳng lẽ là ông Thầy dạy ở KHOA NGÂN HÀNG ổng dạy sai!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi phí lãi vay không tình vào Dòng Tiền??

Ông thày dạy đúng chứ sao sai được.

Không tính vào là để biết tổng lãi của dự án ấy.

Sau đó mới lấy lãi đó:
- Trả lãi vay.
- Nộp thuế.
- Chia cổ đông.
theo trình tự trên.


Khi tách riêng như vậy ta sẽ thấy rõ là có nên vay hay huy động vốn cổ đông thêm.
Từ đó có thể so sánh các phương án: không vay, vay 10%, vay 20% ...
 
Ðề: Chi phí lãi vay không tình vào Dòng Tiền??

Trước tiên em xin cảm ơn anh MUONTENNGUOI cái đã!
Như vậy là ông thầy ĐÚNG, ông Kế Toán Trưởng của em sai! He he! (Nhưng mà em có hỏi KTT của em thì ổng nói là mình fải đứng trên giác độ là AI nữa: ví dụ là Ngân Hàng, là Nhà Đầu Tư....vân vân....?)
Nhưng mà anh ơi! Cái phần NỘP THUẾ là đã tính vào trong dòng tiền rồi còn đâu nữa ( Loi nhuận sau thuế TNDN= Lợi nhuận trước thuế - Thuế), còn như anh nói thì trong Dòng Tiền lại không có Thuế rồi???? Lại lấy Tổng lãi của Dự Án (trích %) đem đi nộp thuế là sao?

Còn theo em nghĩ thì cái việc trả lãi trước (nếu tính CP lãi vay vào dòng tiền) thì cuối cùng mình cũng tính ra Lợi Nhuận của Dự Án đấy thôi anh! (Sự khác nhau giữa trả lãi vay trước (trong) Dòng Tiền và trả lãi vay sau Dòng Tiền). Hic hic.... Em vẫn còn Mơ Hồ về vấn đề này! Mong Anh và các bạn trên Diễn Đàn ai là "Hiệp Sĩ" xin ra tay giúp em với.
 
Ðề: Chi phí lãi vay không tình vào Dòng Tiền??

Nói đơn giản như vầy nhé:
Anh xem xét 1 dự án, trước tiên phải xem chính bản thân dự án (công nghệ) đó có lãi hay không.
Nếu chi phí cao hơn doanh thu thì khỏi xem xét thuế má gì ráo. Gạt ngay.

Thế nhưng lãi vay là khỏan trước thuế.
Do đó ta sẽ xét: nếu không vay thì lãi bao nhiêu? Nếu vay thì còn lại bao nhiêu?
2 phương án vay và không vay sẽ ảnh hưởng đến thuế và dĩ nhiên là cả số lãi còn lại sau thuế.

Đó là lý do tách lãi vay riêng ra.

Nếu bạn đang cộng chung vào và tính vào mục chi phí nghĩa là bạn đang xem xét phương án có vay.

Nghĩa là bạn đang tính phương án có vay thì lãi cuối cùng là bao nhiêu thôi.
Bạn không thể có số liệu để so sánh phương án nào tốt hơn giữa vay và không vay.

Việc lập bảng dòng tiền nghĩa là bạn đang trình bày cho nguời khác đọc.
Vậy cần trình bày sao cho người ta nhìn thấy các lớp, ảnh hưởng của các khỏan: lãi gộp, chi phí, lãi vay, thuế.

Các con số cần được trình bày theo thứ tự.

Chứ không phải chỉ là: cuối cùng thì ta lãi nhiêu đây.

Cũng lưu ý là bảng ngân lưu dự án không phải là bảng kế hoạch thu chi tiền.
 
Ðề: Chi phí lãi vay không tình vào Dòng Tiền??

chào bạn
tại sao bạn không nghĩ là nếu như tính lãi vay vào chi phí của dự án thì lúc đó ta đã tính lãi vay 2 lần. Như vậy là nó sẽ giúp cho dự án của bạn thêm chắc chắn là có hiệu quả nếu như NPV>0 hoặc IRR>r. Kế toán trưởng của bạn muốn cho dự án có thể thỏa mái với các ngân hàng khi cung cấp vốn.
 
Ðề: Chi phí lãi vay không tình vào Dòng Tiền??

chào bạn
tại sao bạn không nghĩ là nếu như tính lãi vay vào chi phí của dự án thì lúc đó ta đã tính lãi vay 2 lần. Như vậy là nó sẽ giúp cho dự án của bạn thêm chắc chắn là có hiệu quả nếu như NPV>0 hoặc IRR>r. Kế toán trưởng của bạn muốn cho dự án có thể thỏa mái với các ngân hàng khi cung cấp vốn.

Tại sao lại là Tính Lãi Vay 02 Lần, trong khi em chỉ có tính một lần vào Mục Chi Phí của dự án. Anh Quốc Khánh nói sao em chưa hiểu.?????
 
Ðề: Chi phí lãi vay không tình vào Dòng Tiền??

e đưa 1 lần vào chi phí còn lần nữa là lấy lãi xuất đó làm lãi xuất chiết khấu để quy dòng tiền về hiện giá tính NPV.
 
Ðề: Chi phí lãi vay không tình vào Dòng Tiền??

Chào bà con Diễn Đàn! Cụ thể là em đang tham gia Thẩm Định Một Dự Án tại công ty em (công ty em hay có dự án). Khi em còn học tại Trường DHKT thì Giáo Viên bảo là Chi Phí Lãi Vay không đưa vào trong Dòng Tiền ( vì Chi Phí Lãi Vay là Ngân Lưu tài trợ!) khi thẩm định Dự Án, nhưng khi em cùng làm với anh Kế Toán Trưởng trong công ty em thì "Ổng" bảo là phải đưa chi phí Lãi Vay vào Dòng Tiền (cụ thể là đưa vào mục Chi Phí của dự án)!
Em cũng thấy thắc nhiều lắm, ko biết có ai Tài Giỏi về lĩnh vực Tài Chính này xin ra tay nghĩa hiệp giúp em với.?? Không biết ai đúng ai sai?
Theo em nghĩ thì nên đưa chi phí lãi Vay vào dòng tiền là hợp lý vì: Nó cũng là khoản chi phí mà DN fải chịu khi vay vốn NH, nếu không tính vào thì khoản Chi Phí này chẳng lẽ DN tự bỏ tiền túi không ra chi trả Lãi Vay NH!
Như vậy chẳng lẽ là ông Thầy dạy ở KHOA NGÂN HÀNG ổng dạy sai!
Ở đây không ai đúng và sai cả!
Trong thẩm định dự án có hai quan điểm đầu tư mà thông thường ta gọi ta quan điểm ngân hàng (tổng đầu tư) và quan điểm chủ sở hữu. Đối với quan điểm của ngân hàng thì người ta không đưa lãi vay vào dòng tiền (tính hiệu quả tổng vốn đầu tư), còn đối với quan điểm chủ sở hữu thì người ta đưa chi phí lãi vay vào dòng tiền (tính hiệu quả của vốn chủ sở hữu tự bỏ ra). Bạn hãy đọc sách thẩm định dự án đầu tư và phân biệt rõ hai quan điểm này.
 
Ðề: Chi phí lãi vay không tình vào Dòng Tiền??

anh muontennguoi cho em hỏi là nếu ông thầy đó nói đúng thì mình chứng minh bằng cách nào? có thể chứng minh bằng bảng lưu chuyển tiền tệ k?
 
Thực ra ở vn hiện nay có đến ba quan điẻnm tính cái này. Đứng ở vị chí chủ dự án( người bày vẽ ra cái dự án này) họ sẽ k tính lãi vay vào và gốc vay vào dòng tiền. Vì họ k phải nhà đầu tư nên cũng k biết nhà đầu tư vay bn với chi phí bao nhiêu. Quan điểm 2 ở vị chí nhà đầu tư họ sẽ tính lãi và gốc vào dòng tiền để biết khi làm dự án này xong họ thực lãi là bn. Quan điểm thứ 3 là quan điểm tính lãi vay nhưng k tính gốc vay vào dòng tiền. Trên thực tế tính toán có thế có quan điểm thứ 4 tính gốc k tính lãi( nhưng k để làm gì và sai). Lấy ví dụ 1 dự án kiểu xây dựng - vận hành - chuyển giao của nhà nước. Với quan điểm chủ dự án lúc này họ sẽ tự thẩm định dự án của mình theo quan điểm 1, có muốn cho lãi và gốc vay vào để mà tình thì cũng k biết là bn vì k phải ng bỏ vốn. Còn với dn thi công thì có thể tính hết vào mà xem lãi thực là bn thôi. Tóm lại là không có quan điểm nào sai chỉ có quan điểm đấy dùng làm gì thôi. ( bậc đàn em ở 1 trường dân lập, chưa ra trường còn nợ môn )....
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top