Chi phí hợp lí bao gồm những khoản nào?

  • Thread starter nhjm_xù
  • Ngày gửi
N

nhjm_xù

Guest
Mọi người ơi cho e hỏi chi phí hợp lí là những chi phí như thế nào? Ngoài tiền điện, điện thoại, trả lương NV, thì còn những chi phí như thế nào nữa ạ. E mới vào nghề mong mọi người jups đỡ.
 
Ðề: Chi phí hợp lí!!!!!!!!

Mọi người ơi cho e hỏi chi phí hợp lí là những chi phí như thế nào? Ngoài tiền điện, điện thoại, trả lương NV, thì còn những chi phí như thế nào nữa ạ. E mới vào nghề mong mọi người jups đỡ.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật thuế TNCN, các khoản chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh như sau:
Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động;
b) Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ mua ngoài;
c) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh;
d) Chi trả lãi tiền vay;
đ) Chi phí quản lý;
e) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí;
g) Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
**Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được trừ khi tính thu nhập chịu thuế như sau:
1. Chi phí hợp lý quy định tại Điều này phải là các khoản chi thực tế phát sinh và có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi phí hợp lý được trừ, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản thù lao và chi phí khác trả cho người lao động;
Không tính vào chi phí hợp lý được trừ khoản tiền lương, tiền công của cá nhân là chủ hộ kinh doanh.
b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho đô hộ gia đình, cá nhân kinh doanh tự xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật;
c) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Mức trích khấu hao tài sản cố định được xác định căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Chi phí trả lãi các khoản tiền vay vốn sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế;
đ) Chi phí quản lý;
e) Các khoản thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất phải nộp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
g) Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
***Theo quy định tại điểm 1.3.2, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC nêu trên, các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế:
Các khoản chi phí hợp lý được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh, có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và có hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi phí hợp lý được xác định như sau:
a) Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động theo hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật Lao động.
Chi phí tiền lương, tiền công không bao gồm khoản tiền lương, tiền công của cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc các thành viên đứng tên trong đăng ký kinh doanh của nhóm kinh doanh.
Tiền trang phục trả cho người lao động không vượt quá 1.000.000 đồng/năm.
b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho do hộ gia đình, cá nhân kinh doanh tự xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Mọi trường hợp tổn thất vật tư, tài sản, tiền vốn, hàng hoá đều không được tính giá trị tổn thất đó vào chi phí hợp lý trừ trường hợp tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
Đối với vật tư hàng hoá vừa dùng cho tiêu dùng cá nhân, vừa dùng cho kinh doanh thì chỉ được tính vào chi phí phần sử dụng vào kinh doanh.
c) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
- Tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh.
+ Tài sản cố định phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cá nhân kinh doanh.
+ Tài sản cố định phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cá nhân kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.
- Mức trích khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh thì không được trích khấu hao.
Đối với tài sản cố định vừa sử dụng cho mục đích kinh doanh, vừa sử dụng cho mục đích khác thì chi phí khấu hao được trừ căn cứ vào mức độ sử dụng tài sản cho kinh doanh và mức sử dụng chung.
d) Chi phí trả lãi các khoản tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế.
Mức lãi suất tiền vay được tính theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Trường hợp vay của các đối tượng không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng thì chi phí trả lãi tiền vay được căn cứ vào hợp đồng vay nhưng mức tối đa không quá 1,5 lần mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Chi phí trả lãi tiền vay nêu trên không bao gồm trả lãi tiền vay để góp vốn thành lập cơ sở của cá nhân kinh doanh.
đ) Chi phí quản lý
- Chi phí trả tiền điện, tiền nước; tiền điện thoại; tiền mua văn phòng phẩm; tiền thuê kiểm toán; tiền thuê dịch vụ pháp lý; tiền thuê thiết kế, tiền mua bảo hiểm tài sản; các dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác.
- Các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định như chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.
- Tiền thuê tài sản cố định hoạt động theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản cố định một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định.
- Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm, hàng hoá.
e) Các khoản thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Thuế môn bài, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất, tiền thuê đất.
- Thuế giá trị gia tăng mà pháp luật quy định được tính vào chi phí.
- Các khoản phí, lệ phí mà cơ sở kinh doanh thực nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
g) Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) tối đa là hai lần mức qui định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
h) Các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định.
 
Ðề: Chi phí hợp lí!!!!!!!!

CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ:

Chi phí tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh chi ngoài hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. Chi phí tiền lương, tiền công chi không có hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động trừ trường hợp cơ sở kinh doanh thuê lao động thời vụ hoặc vụ việc.

Chi phí của cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ, của người nông dân trực tiếp làm ra; mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; mua nông, lâm, thuỷ sản của người sản xuất, đánh bắt bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.

Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho nguời lao động đi công tác (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương; chi từ thiện trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục nêu tại điểm 2.8 phần này; chi phí mua thẻ hội viên sân golf, chi phí chơi golf.

...

CÁC KHOẢN CHI BỊ KHỐNG CHẾ KHÔNG ĐƯỢC VƯỢT QUÁ 10%.

Chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi tiếp tân, khánh tiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; Chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán (kể cả chi bằng tiền cho đại lý và người mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn); Chi báo biếu, báo tặng của các cơ quan báo chí và các loại chi phí khác

CÁC KHOẢN CHI KHÔNG BỊ KHỐNG CHẾ

Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu
 
Ðề: Chi phí hợp lí bao gồm những khoản nào?

Mọi người ơi cho e hỏi chi phí hợp lí là những chi phí như thế nào? Ngoài tiền điện, điện thoại, trả lương NV, thì còn những chi phí như thế nào nữa ạ. E mới vào nghề mong mọi người jups đỡ.

Em nên nghiên cứu tại thông tư 130/2008/TT-BTC => http://danketoan.com/forum/showthread.php?t=99229. Những chi phí trong đó quy định là không được tính vào chi phí hợp lý thì ta cần phải tuân thủ, ngoài ra thì là chi phí hợp lý hết.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top