Chi phí được trừ khi hộ kinh doanh đổi thành doanh nghiệp

Ánh Tuyết (DB)

New Member
Hội viên mới
Nội dung chính của Công văn số 3612/TCT- DNNCN được Tổng cục Thuế ban hành ngày 12/9/2019 về việc xác định giá trị tài sản khi hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp.

xac-dinh-gia-tri-tai-san-khi-ho-kinh-doanh-chuyen-thanh-doanh-nghiep_1709162309.jpg


Công văn này hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản cố định, công cụ lao động, hàng hóa tồn kho của hộ kinh doanh khi đổi thành doanh nghiệp để được hạch toán và tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau:

Đối với tài sản cố định, công cụ lao động, hàng hóa tồn kho của hộ kinh doanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định: Tiếp tục đăng ký trở thành vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp mới thành lập.

Đối với tài sản cố định, công cụ lao động, hàng hóa tồn kho của hộ kinh doanh không có hoặc không đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định: Hộ kinh doanh thực hiện đánh giá lại tài sản.

Doanh nghiệp mới thành lập từ hộ kinh doanh căn cứ vào kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định giá để làm cơ sở ghi sổ kế toán và được tính vào chi phí được trừ (khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ lao động theo quy định) khi xác định thu nhập chịu thuế.

3 lý do hộ kinh doanh nên chuyển sang doanh nghiệp

Được miễn, giảm nhiều loại thuế, phí, lệ phí

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 quy định nhiều chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Cụ thể, hộ kinh doanh được:

- Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu;

- Miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

- Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

- Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

Để được hưởng loạt hỗ trợ nêu trên, hộ kinh doanh phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Có tư cách pháp nhân, được vay vốn ngân hàng

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khách hàng vay vốn tại các ngân hàng là pháp nhân, cá nhân. Trong khi đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên đây là một hạn chế đối với hộ kinh doanh khi muốn vay vốn tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) có tư cách pháp nhân và có quyền thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng.

Được thuê nhiều lao động

Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. Điều này có nghĩa, pháp luật chỉ chấp nhận hộ kinh doanh có từ 9 lao động trở xuống. Do đó, nếu muốn thuê nhiều lao động hơn để mở rộng kinh doanh thì hộ kinh doanh sẽ được coi là phạm luật.

Với mô hình doanh nghiệp, pháp luật hiện hành không hạn chế số lượng người lao động trong doanh nghiệp.

Ngoài 3 điểm nêu trên, hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp còn được mở nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện; Khi kinh doanh thua lỗ được áp dụng quy định của Luật Phá sản…


Tài liệu tham khảo:
Luật Việt Nam
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top