chi phí đi vay được vốn hóa

giongto

Member
Hội viên mới
16. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.
gt ko thấy chuẩn mực chi phí đi vay đề cập đến trường hợp mua sắm tài sản mà được vốn hóa cả.
mọi người cho ví dụ để chi cho gt hiểu với
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

Ví dụ 2/3. mua 1 ôtô trị giá 400tr, thuế 10%. được trả chậm trong 2 tháng lãi suất 1%
2/5 Thanh toán tiền mua hàng và lãi ( do trả chậm)
2/3 Nợ 211: 400
Nợ 133: 40
Có 331: 440
30/3 Xác định chi phí lãi do trả chậm
Nợ TK 635 : 4,4
Có tk 331
30/4 Xác định chi phí lãi ( tương tự 30/3)
2/5 Nợ 331: Tổng cộng bện có 331
Có 111, 112 :

trường hợp trả góp cũng tương tự, chỉ khác là háng tháng bạn phải trả 1 khoản nhất định bao gồm lãi và 1 phần giá mua
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

Ví dụ 2/3. mua 1 ôtô trị giá 400tr, thuế 10%. được trả chậm trong 2 tháng lãi suất 1%
2/5 Thanh toán tiền mua hàng và lãi ( do trả chậm)
2/3 Nợ 211: 400
Nợ 133: 40
Có 331: 440
30/3 Xác định chi phí lãi do trả chậm
Nợ TK 635 : 4,4
Có tk 331
30/4 Xác định chi phí lãi ( tương tự 30/3)
2/5 Nợ 331: Tổng cộng bện có 331
Có 111, 112 :

trường hợp trả góp cũng tương tự, chỉ khác là háng tháng bạn phải trả 1 khoản nhất định bao gồm lãi và 1 phần giá mua
cảm ơn bạn nhé. nhưng hình như bạn chưa hiểu ý mình thì phải,mình đang hỏi ví dụ về trường hợp chi phí lãi vay được vốn hóa trong trường hợp mua tscđ trả chậm trả góp cơ chứ không phải chi phí được tính vào chi phí sxkd
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

theo mình hiểu, chi phí lãi vay này, bên bán ko nhận tiền, mà coi như họ góp vốn vào Dn. Trong thực tế, trường hợp này ít xảy ra vì chi phí vay nhỏ. nhưng trong trương hợp bạn mua TSCD trị giá hàng tỷ thì số này tương đối lớn. ko biet y bạn thế nào?
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

16. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.
gt ko thấy chuẩn mực chi phí đi vay đề cập đến trường hợp mua sắm tài sản mà được vốn hóa cả.
mọi người cho ví dụ để chi cho gt hiểu với

Bạn hãy xem xét tình huống: Mua trả góp (trả chậm, hay mua bằng tiền vay) thiết bị sản xuất và thiết bị này phải lắp đặt, chạy thử trong 18 tháng.
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

Bạn hãy xem xét tình huống: Mua trả góp (trả chậm, hay mua bằng tiền vay) thiết bị sản xuất và thiết bị này phải lắp đặt, chạy thử trong 18 tháng.

anh có thể chỉ cho em đoạn nào trong chuẩn mực chi phí đi vay quy định điều này ko? vì vấn đề nằm ở chỗ là chuẩn mực chi phí đi vay chỉ để cập và quy định rõ là chỉ có 2 trường hợp đc vốn hóa là : xây dựng cơ bản và sản xuất tài sản dở dang cơ. và giả sử nếu có chi phí đi vay đc vốn hóa trong giai đoạn lắp đặt thì cũng chỉ đc vốn hóa phần ứng với số lãi phải trả cho phần vay để thực hiện quá trình lắp đặt chứ, như chi phí đc vốn hóa với san lấp mặt bằng mảnh đất mua về ấy thôi ạ :odau:
-----------------------------------------------------------------------------------------
theo mình hiểu, chi phí lãi vay này, bên bán ko nhận tiền, mà coi như họ góp vốn vào Dn. Trong thực tế, trường hợp này ít xảy ra vì chi phí vay nhỏ. nhưng trong trương hợp bạn mua TSCD trị giá hàng tỷ thì số này tương đối lớn. ko biet y bạn thế nào?

mình ko hiểu ý bạn nói là thế nào cả, bạn có thể cho số liệu và phân tích kỹ hơn chút đc ko? thanks nhé :odau:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

Theo em thì lãi tiền vay trong thời gian TSCD lắp đặt chạy thử được tính vào nguyên giá nên lãi tiền vay đc vốn hoá. Khi TSCD đã đi vào hoạt động thì lãi tiền vay đó đc tính vào chi phí hoạt động tài chính.(không biết thế nào?):lasao:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

anh có thể chỉ cho em đoạn nào trong chuẩn mực chi phí đi vay quy định điều này ko? vì vấn đề nằm ở chỗ là chuẩn mực chi phí đi vay chỉ để cập và quy định rõ là chỉ có 2 trường hợp đc vốn hóa là : xây dựng cơ bản và sản xuất tài sản dở dang cơ. và giả sử nếu có chi phí đi vay đc vốn hóa trong giai đoạn lắp đặt thì cũng chỉ đc vốn hóa phần ứng với số lãi phải trả cho phần vay để thực hiện quá trình lắp đặt chứ, như chi phí đc vốn hóa với san lấp mặt bằng mảnh đất mua về ấy thôi ạ :odau:
-----------------------------------------------------------------------------------------


mình ko hiểu ý bạn nói là thế nào cả, bạn có thể cho số liệu và phân tích kỹ hơn chút đc ko? thanks nhé :odau:

Trước hết hãy hiểu mục đích của "vốn hóa theo quy định":
-Xác định chính xác nguyên giá TSCĐ.
-Chống việc trì hoãn nộp thuế TNDN do tính hết tiền lãi vào chi phí trong kỳ.

Như vậy nếu một khoản vay có mục đích rõ ràng là để mua sắm, xây dựng TSCĐ thì tiền lãi phải được tính vào nguyên giá.
Không được tính hết vào chi phí kỳ này để giảm thuế TNDN kỳ này.
Bởi vì khoản vay đó rõ ràng không dùng cho hoạt động SXKD trong kỳ này.
Chuẩn mực 16 và 03 cũng quy định thêm 1 số tình huống cụ thể hơn như là khi dừng xây dựng, khi TSCĐ đã hoàn thành ...

Ví dụ 1 cty TM kinh doanh cóc ổi mía ghim trong kỳ lãi kinh doanh 1 tỷ.
Trong kỳ cty có vay tiền để đầu tư xây dựng nhà máy lọc nước theo gói kích cầu hổ trợ lãi suất của Chính phủ.
Lãi phải trả trong kỳ là 1 tỷ.
Nếu tính hết lãi vay vào chi phí kỳ này thì cty không phải nộp thuế TNDN.
Như vậy chi phí lãi vay trong kỳ là không hợp lý.
Vì nó phát sinh mà không liên quan gì đến hoạt động kinh doanh cóc ổi mía ghim cả.
Và lãi vay phải trả cho việc xây dựng nhà máy cũng không phải là khoản lỗ kinh doanh.
Tính vào nguyên giá thì hợp lý hơn.
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

Trước hết hãy hiểu mục đích của "vốn hóa theo quy định":
-Xác định chính xác nguyên giá TSCĐ.
-Chống việc trì hoãn nộp thuế TNDN do tính hết tiền lãi vào chi phí trong kỳ.

Như vậy nếu một khoản vay có mục đích rõ ràng là để mua sắm, xây dựng TSCĐ thì tiền lãi phải được tính vào nguyên giá.
Không được tính hết vào chi phí kỳ này để giảm thuế TNDN kỳ này.
Bởi vì khoản vay đó rõ ràng không dùng cho hoạt động SXKD trong kỳ này.
Chuẩn mực 16 và 03 cũng quy định thêm 1 số tình huống cụ thể hơn như là khi dừng xây dựng, khi TSCĐ đã hoàn thành ...

Ví dụ 1 cty TM kinh doanh cóc ổi mía ghim trong kỳ lãi kinh doanh 1 tỷ.
Trong kỳ cty có vay tiền để đầu tư xây dựng nhà máy lọc nước theo gói kích cầu hổ trợ lãi suất của Chính phủ.
Lãi phải trả trong kỳ là 1 tỷ.
Nếu tính hết lãi vay vào chi phí kỳ này thì cty không phải nộp thuế TNDN.
Như vậy chi phí lãi vay trong kỳ là không hợp lý.
Vì nó phát sinh mà không liên quan gì đến hoạt động kinh doanh cóc ổi mía ghim cả.
Và lãi vay phải trả cho việc xây dựng nhà máy cũng không phải là khoản lỗ kinh doanh.
Tính vào nguyên giá thì hợp lý hơn.
Sao bạn muontennguoi cứ đi sâu vào việc vốn hóa chi phí lãi vay là nhằm mục đích thuế thế. Nếu bạn là đứng trên khía cạnh tài chính bạn ko nên nói phát biểu như vậy. Việc đưa chi phí lãi vay hết vào trong kỳ cũng ko ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế nếu DN kê khai điều chỉnh trong quyết toán thuế và hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Tuy nhiên việc quy định liên quan đến vấn đề này của chuẩn mực thì thường ko nhằm mục đích thuế mà nhằm mục đích phản ảnh tài chính sao cho hợp lý, trung thực và so sánh được. Việc so sánh ở đây được hiểu là so sánh với các DN khác. DN cần phải áp dụng thống nhất luật, chuẩn mực để đảm bảo nhà đầu tư có khả năng so sánh được tình hình tài chính hoạt động của các DN có cùng quy mô, lĩnh vực hoạt động. Chứ chuẩn mực nào quy định để đảm bảo nghĩa vụ thuế đâu. Thuế có quy định riêng của thuế, chuẩn mực cho phép, mà thuế không cho, thuế vào vẫn bóc ra như thường. Sự khác nhau về mục đích của chuẩn mực kế toán và thuế mới sinh ra cái gọi là tài sản và nghĩa vụ phải trả thuế hoãn lại. Nói ở đây như này để mọi người hiểu, mục đích của chuẩn mực là nhằm về tài chính, not thuế. OK?
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

Sao bạn muontennguoi cứ đi sâu vào việc vốn hóa chi phí lãi vay là nhằm mục đích thuế thế.

Sâu là sâu thế nào nhỉ?
Bạn đọc lại bài của tôi xem: cái chính là hợp lý, cái phụ là hành vi thường gặp của 1 DN: lợi nhuận là trên hết.
1 kế toán DN có nhiều đường, nhiều chiêu để giảm tối đa chi phí, trong đó có chi phí thuế => nhiều khi cố tình diễn giải theo hướng giảm chi phí.
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

Gửi mtn:Hớ hớ, ai bảo bác dùng cái từ "mục đích của việc vốn hóa chi phí": Làm sai nhận thức của những người đọc sơ khai về "mục đích cao cả" của chuẩn mực là không được rồi. Cứ đọc toàn câu của bác mà coi, đảm bảo ai ko chắc về kế toán chẳng đồng nhất cái quy định này của bác với mục đích thuế. Ở đây em cũng muốn lưu ý thêm rằng: Nguyên tắc để đưa ra quy định vốn hóa là dựa trên nguyên tắc dồn tích của kế toán, nguyên tắc phù hợp doanh thu chi phí. Chi phí lãi vay bỏ ra cho việc xây dựng một tòa nhà sẽ được hạch toán vào chi phí phù hợp với kỳ mà nó có thể thu hồi thông qua sử dụng tài sản đó, vì vậy vốn hóa vào nguyên giá là Ok!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Gửi gt: Tui thì cũng chưa gặp trường hợp nào mua đơn thuần tài sản cố định mà vốn hóa cả. Nhưng có lần đi làm kiểm toán thấy có khách hàng nó vốn hóa mua nhập dây truyền sản xuất. Cái này từ khi làm thủ tục vay, nhập khẩu, rồi lắp đặt, chạy thử và đưa vào sản xuất có khi hơn năm. Nên họ nói đủ điều kiện vốn hóa. Ừ thì chuẩn mực ko quy định rõ ràng, nên ai to miệng thì thắng thôi. Tui thấy cũng hợp lý, không biết có làm thỏa mãn gt?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

Gửi mtn:Hớ hớ, ai bảo bác dùng cái từ "mục đích của việc vốn hóa chi phí": Làm sai nhận thức của những người đọc sơ khai về "mục đích cao cả" của chuẩn mực là không được rồi. Cứ đọc toàn câu của bác mà coi, đảm bảo ai ko chắc về kế toán chẳng đồng nhất cái quy định này của bác với mục đích thuế. Ở đây em cũng muốn lưu ý thêm rằng: Nguyên tắc để đưa ra quy định vốn hóa là dựa trên nguyên tắc dồn tích của kế toán, nguyên tắc phù hợp doanh thu chi phí. Chi phí lãi vay bỏ ra cho việc xây dựng một tòa nhà sẽ được hạch toán vào chi phí phù hợp với kỳ mà nó có thể thu hồi thông qua sử dụng tài sản đó, vì vậy vốn hóa vào nguyên giá là Ok!

Nếu chỉ căn cứ có mấy cái mà bạn đưa ra thì chưa đủ để giải thích:
Chỉ được vốn hóa phần lãi vay cho đến khi TSCĐ đưa vào sử dụng. Phần lãi sau đó vẫn còn phải trả thì không được tính vào vốn hóa.
Lúc đó nguyên tắc phù hợp doanh thu chi phí có còn nguyên vẹn không?
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

Ơ cái bác mtn này: để đủ thì có trích cả chuẩn mực vào, tui nói ở đây chỉ gọi là bổ sung ý, và nhấn mạnh chút thoai. Trao đổi về một vấn đề thì mặc định rằng những kiến thức sơ đẳng đó thì ai cũng nên biết trước đó roài. Thưa bác ạ, làm gì mà bác bắt bẻ em ghê thế:D
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

Ơ cái bác mtn này: để đủ thì có trích cả chuẩn mực vào, tui nói ở đây chỉ gọi là bổ sung ý, và nhấn mạnh chút thoai. Trao đổi về một vấn đề thì mặc định rằng những kiến thức sơ đẳng đó thì ai cũng nên biết trước đó roài. Thưa bác ạ, làm gì mà bác bắt bẻ em ghê thế:D

Bắt chước bạn thôi. Cái phần thuế mà tôi đưa vô cũng chỉ là bổ sung ý người khác đã nói trước đó.

Và cũng là điều sơ đẳng thôi: CMKT ở VN là do Bộ Tài Chánh ban hành, chẳng giống các nước khác đâu.
 
Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa

:dotphao:Ừm Ừm. Hôm nay là ngày đầu tiên mình tham gia vào hội viên của diển đàn. Mình xin đưa ra một số ý kiến về vấn đề này như sau:
Làm rõ điều kiện chi phí đi vay được vốn hóa: (Trích) Chi phí đi vay phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh; trừ khi các chi phí đi vay này liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang thì được vốn hóa hay nói cách khác là tính vào giá trị của tài sản đó; Việc vốn hóa dc bắt đầu khi thỏa mãn đồng thời:
a. Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh; (Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán);
b. Các chi phí đi vay phát sinh;
c. Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.
Theo các nhận định trên:
- Nếu khoản vay không thỏa điều kiện vốn hóa thì dc ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:
i) nếu là trả lãi trước cho nhiều kỳ hạch toán vào 142, 242 rồi phân bồ dần cho 635;
ii) nếu trả lãi từng kỳ hạch toán vào 635;
iii) nếu trích trước trả lãi vay dùng 335. Nguyên tắc này phù hợp với các nguyên tắc mà các bạn đề cập: phù hợp doanh thu chi phí...
- Nếu khoản vay đủ điều kiện vốn hóa như trên thì ta đi vào 2 trường hợp cụ thể:
i) Khoản vay riêng:
VD: Tài trợ từ 1 khoản vay Ngân hàng 100.000.000VND lãi suất 1%/tháng vay từ ngày 1/1/2009 đến 1/1/2011 (2 năm) để xây dựng nhà xưởng. Việc xây dựng nhà xưởng đuợc tiến hành bắt đầu từ ngày 1/2/2009. Vậy vào ngày 1/2/2009 lãi vay đuợc vốn hóa được xác định như sau:
- Giả sử từ ngày 1/1/2009 đến ngày 1/2/2009 khoản tiền này nằm trong tài khoản ngân hàng và phát sinh lãi là 800.000 VND, vậy:
+Vào ngày 1/2/2009 Lãi phải trả cho tháng 1: 100.000.000 x 1% = 1.000.000 VND; đồng thời lãi nhận dc = 800.000 VND.
Theo quy định khoản vốn hóa là khoản chi phí vay phát sinh sau khi trừ đi các khoản thu nhận phát sinh từ việc đầu tư tạm thời các khoản vay đó --> Khoản chi phí vay dc vốn hóa = 1.000.000 - 800.000 = 200.000
ĐK: Nợ 2412 : 200.000
Nợ 111/112 : 800.000
Có 111/112 1.000.000
Các tháng tiếp theo không còn phát sinh khoản thu tạm thời nữa, khoản chi phí vay dc vốn hóa trong các tháng tiếp theo là 1.000.000.
ĐK: Nợ 241 1.000.000
Có 111/112 1.000.000
Khi hoàn thành xây dựng đưa nhà xưởng vào sử dụng thì chấm dứt vốn hóa. Các khoản chi phí vay phát sinh sau đó đưa vào 635...
ii) Khoản vay chung:
Khá phức tạp khi đưa ra ví dụ và áp dụng công thức để xác định, mình xin gói gọn ý nghĩa và cách thức như sau:
Việc bạn vay vốn từ ngân hàng hay tổ chức tài chính chịu lãi suất. Sau đó bạn dùng một phần trong khoản vay này để đầu tư xây dựng dở dang và phần còn lại dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh khác. Điều này làm cho khoản chi phí vay phát sinh trong kỳ một phần ảnh hưởng đến nguyên giá, một phần ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do đó, để tính dc chi phí vốn hóa; người ta áp dụng công thức nhằm phân bổ khoản chi phí vay phát sinh liên quan đến nguyên giá để vốn hóa vào; và phần còn lại không liên quan được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.:anhhung:
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top