Ðề: chi phí đi vay được vốn hóa
Ừm Ừm. Hôm nay là ngày đầu tiên mình tham gia vào hội viên của diển đàn. Mình xin đưa ra một số ý kiến về vấn đề này như sau:
Làm rõ điều kiện chi phí đi vay được vốn hóa: (Trích) Chi phí đi vay phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh;
trừ khi các chi phí đi vay này liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang thì được vốn hóa hay nói cách khác là tính vào giá trị của tài sản đó; Việc vốn hóa dc bắt đầu khi thỏa mãn đồng thời:
a. Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh; (Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán);
b. Các chi phí đi vay phát sinh;
c. Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.
Theo các nhận định trên:
- Nếu khoản vay không thỏa điều kiện vốn hóa thì dc ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:
i) nếu là trả lãi trước cho nhiều kỳ hạch toán vào 142, 242 rồi phân bồ dần cho 635;
ii) nếu trả lãi từng kỳ hạch toán vào 635;
iii) nếu trích trước trả lãi vay dùng 335. Nguyên tắc này phù hợp với các nguyên tắc mà các bạn đề cập: phù hợp doanh thu chi phí...
- Nếu khoản vay đủ điều kiện vốn hóa như trên thì ta đi vào 2 trường hợp cụ thể:
i) Khoản vay riêng:
VD: Tài trợ từ 1 khoản vay Ngân hàng 100.000.000VND lãi suất 1%/tháng vay từ ngày 1/1/2009 đến 1/1/2011 (2 năm) để xây dựng nhà xưởng. Việc xây dựng nhà xưởng đuợc tiến hành bắt đầu từ ngày 1/2/2009. Vậy vào ngày 1/2/2009 lãi vay đuợc vốn hóa được xác định như sau:
- Giả sử từ ngày 1/1/2009 đến ngày 1/2/2009 khoản tiền này nằm trong tài khoản ngân hàng và phát sinh lãi là 800.000 VND, vậy:
+Vào ngày 1/2/2009 Lãi phải trả cho tháng 1: 100.000.000 x 1% = 1.000.000 VND; đồng thời lãi nhận dc = 800.000 VND.
Theo quy định khoản vốn hóa là khoản chi phí vay phát sinh sau khi trừ đi các khoản thu nhận phát sinh từ việc đầu tư tạm thời các khoản vay đó --> Khoản chi phí vay dc vốn hóa = 1.000.000 - 800.000 = 200.000
ĐK: Nợ 2412 : 200.000
Nợ 111/112 : 800.000
Có 111/112 1.000.000
Các tháng tiếp theo không còn phát sinh khoản thu tạm thời nữa, khoản chi phí vay dc vốn hóa trong các tháng tiếp theo là 1.000.000.
ĐK: Nợ 241 1.000.000
Có 111/112 1.000.000
Khi hoàn thành xây dựng đưa nhà xưởng vào sử dụng thì chấm dứt vốn hóa. Các khoản chi phí vay phát sinh sau đó đưa vào 635...
ii) Khoản vay chung:
Khá phức tạp khi đưa ra ví dụ và áp dụng công thức để xác định, mình xin gói gọn ý nghĩa và cách thức như sau:
Việc bạn vay vốn từ ngân hàng hay tổ chức tài chính chịu lãi suất. Sau đó bạn dùng một phần trong khoản vay này để đầu tư xây dựng dở dang và phần còn lại dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh khác. Điều này làm cho khoản chi phí vay phát sinh trong kỳ một phần ảnh hưởng đến nguyên giá, một phần ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do đó, để tính dc chi phí vốn hóa; người ta áp dụng công thức nhằm phân bổ khoản chi phí vay phát sinh liên quan đến nguyên giá để vốn hóa vào; và phần còn lại không liên quan được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.