Chênh lệch tỷ giá của công nợ nội bộ trong các cty ở tập đoàn đa quốc gia

songcham

Member
Hội viên mới
Đây không phải công nợ nội bộ theo nghĩa công nợ giữa Cty mẹ và Cty con đề cùng ở Việt nam. Ở đây tôi muốn đề cập công nợ giữa các Cty trong cùng tập đoàn của một Cty đa quốc gia.

Thông thường, cuối kỳ khoá sổ kế toán, tập đoàn thường ban hành bảng tỷ giá giữa các đồng tiền với đồng tiền chuẩn để hạch toán của tập đoàn.

Giả sử đồng chuẩn là USD, tỷ giá cuối kỳ với VND theo quy định của tập đoàn là 17.800 VND/USD. Nếu Cty A (ở VN) nợ phải trả Cty B (ở M) trong cùng tập đoàn là 1,000 USD thì công ty A phải báo cáo công nợ cuối kỳ bằng VND là 17.800.000.

Theo kế toán Việt nam thì khoản nợ phải trả của Cty A phải đánh giá theo tỷ giá liên ngân hàng cuối kỳ, giả sử là 17.900 VND/USD.

Như vậy, khoản chênh lệch 100.000 này phải được xử lý và hạch toán thế nào để vừa đáp ứng chuẩn mực kế toán VN vừa đáp ứng yêu cầu báo cáo thống nhất trong tập đoàn?
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá của công nợ nội bộ trong các cty ở tập đoàn đa quốc gia

mình nghĩ các khoản này thì cho vào 136 và 336. Linh_suchuoi có ý kiến j không?
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá của công nợ nội bộ trong các cty ở tập đoàn đa quốc gia

Đây không phải công nợ nội bộ theo nghĩa công nợ giữa Cty mẹ và Cty con đề cùng ở Việt nam. Ở đây tôi muốn đề cập công nợ giữa các Cty trong cùng tập đoàn của một Cty đa quốc gia.

Thông thường, cuối kỳ khoá sổ kế toán, tập đoàn thường ban hành bảng tỷ giá giữa các đồng tiền với đồng tiền chuẩn để hạch toán của tập đoàn.

Giả sử đồng chuẩn là USD, tỷ giá cuối kỳ với VND theo quy định của tập đoàn là 17.800 VND/USD. Nếu Cty A (ở VN) nợ phải trả Cty B (ở M) trong cùng tập đoàn là 1,000 USD thì công ty A phải báo cáo công nợ cuối kỳ bằng VND là 17.800.000.

Theo kế toán Việt nam thì khoản nợ phải trả của Cty A phải đánh giá theo tỷ giá liên ngân hàng cuối kỳ, giả sử là 17.900 VND/USD.

Như vậy, khoản chênh lệch 100.000 này phải được xử lý và hạch toán thế nào để vừa đáp ứng chuẩn mực kế toán VN vừa đáp ứng yêu cầu báo cáo thống nhất trong tập đoàn?
Các tập đoàn đa quốc gia thì họ quy về một tỷ giá chung để tiện theo dõi.
Đối với cty của bạn, cuối kỳ nộp báo cáo cho tập đoàn, ban phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo tỷ giá của Tập đoàn đưa ra.
Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ bạn đưa vào Tk 413 (Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ). Và thay đổi (Tăng hoặc giảm) tất cả các TK khác có liên quan đến ngoại tệ như tK 331, 131..... tuỳ theo tỷ giá tăng hoặc giảm.
Sau khi in các báo cáo nộp cho tập đoàn xong, bạn điều chỉnh tất cả các TK đó về như cũ.
Khi nộp báo cáo tài chính cho Thuế thì theo tỷ giá liên NH của nước ta. Cũng tiến hành điều chỉnh tương tự như trên -> In báo cáo để nộp xong thì Điều chỉnh tất cả các TK về như cũ.
Ko biết làm thế có chính xác chưa các pac nhỉ:motsach:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top