Chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ sinh con

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Thai sản là một trong những chế độ được quan tâm hàng đầu của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH). Tuy nhiên, rất nhiều người lao động nam tham gia BHXH không biết về quyền lợi được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Vì lẽ đó, chúng tôi gửi đến quý thành viên những quy định về chế độ thai sản mà lao động nam được hưởng khi vợ sinh con.

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo điểm e Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam đang đóng BHXH khi có vợ sinh con thì đáp ứng điều kiện được hưởng chế độ thai sản.

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:



e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”

2. Thời gian nghỉ việc và mức hưởng chế độ thai sản

Tại Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của nam như sau:

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

Ngoài việc được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con, lao động nam còn được hưởng mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản

= Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
(hoặc mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH nếu lao động nam đóng BHXH chưa đủ 06 tháng) / 27 * Số ngày nghỉ hưởng chế độ

Ngoài ra, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con đối với các trường hợp khác được quy định như sau:
thai sản 1.png
thai sản 2.png

Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

3. Trợ cấp một lần khi sinh con

Bên cạnh việc được hưởng những chế độ thai sản nêu trên, nếu vợ sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH, cha còn được trợ cấp một lần khi sinh con.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, lao động nam có vợ sinh con được hưởng trợ cấp một lần sinh con khi đáp ứng điều kiện sau:

Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản



2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.”

Mức trợ cấp một lần khi sinh con đối với mỗi con được tính như sau:

Trợ cấp một lần (đối với mỗi con) = 2 * Mức lương cơ sở tại tháng sinh con

Từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Theo Thư viện Pháp luật
 

Đính kèm

  • thai sản 2.png
    thai sản 2.png
    54.4 KB · Lượt xem: 128

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top