chế độ nghỉ phép

hongphannb

New Member
Hội viên mới
Bà con cho em hỏi với.chế độ nghỉ phép năm thì được tính như thế nào? Em vào công ty được 1 năm 3 tháng nhưng em dc tròn 1 năm vào tháng 10 năm 2010 còn 2 tháng 11,12 thì em có được tính phép 2 tháng đó ko? bà kế toán lương bên em bảo là 2 tháng 11,12 đó em ko dc tính phép mà chỉ tính dc phép năm mới 2011 này thôi và 1/3 thời gian năm 2011 em mới dc tính nghỉ phép.em ko hiểu lắm nhưng thấy vô lý quá.có văn bản nào quy định cụ thể về cái vụ này không cho em xin với !:cuutui:
 
Ðề: chế độ nghỉ phép

Chế độ nghỉ phép và cách tính lương nghỉ phép​

Các điểm cần chú ý khi tính lương nghỉ phép

1.- “Thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:


Tại Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động



d) Ngoài thời gian nêu trên, nếu có những thời gian sau đây cũng được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:

- Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề cho người lao động;
- Thời gian người lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Thời gian chờ việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc người lao động phải ngừng việc có hưởng lương;
- Thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận;
- Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thi hoặc về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 92 của Bộ luật Lao động.​

2.- Thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi

Bộ luật lao động

Điều 74

1- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:

a) 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

c) 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
2- Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định.
Điều 76

1- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp.

2- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý.

3- Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.

3.- Tính lương nghỉ phép theo qui định tại khoản 1 Nghị định số 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.(Hiệu lực : Chưa xác định)

Điều 14.

1. Tiền lương trả cho người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, nghỉ về việc riêng có hưởng lương được tính theo lương thời gian, bằng tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn nhưng tối đa không quá 26 ngày, nhân với số ngày được nghỉ theo quy định.

2. Trong một ca làm việc, nếu ngừng việc theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Bộ luật Lao động từ 2 giờ trở lên, thì được trả lương ngừng việc theo Điều 16 của Nghị định này.



Tham khảo thêm:
Được nghỉ phép năm - Được nghỉ phép năm - Tư vấn PLLĐ - Người Lao Động Online
“Tôi làm việc hơn 7 tháng, vì có việc riêng nên xin nghỉ phép. Cơ quan cho rằng tôi làm việc chưa đủ 12 tháng nên không được nghỉ phép”. Một số lao động (quận Tân Phú - TPHCM)

- Ông Mai Đức Chính, Trưởng Ban Chính sách Kinh tế - Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, trả lời: Đối với những trường hợp làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ sẽ được tính tương ứng với thời gian làm việc. Điều 11, Nghị định 195/CP ngày 31-12-1994 hướng dẫn cách tính số ngày phép này như sau: Lấy số ngày nghỉ hằng năm, chia cho 12 tháng (không lấy số thập phân) nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm có lương. Trường hợp của bà làm đủ 7 tháng được nghỉ 7 ngày phép.


Thông tư 07-LĐTBXH/TT ngày 11/04/1995 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động ngày 23/6/1994 và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Hiệu lực: Chưa xác định)

Trong thông tư này có hướng dẫn cách tính đầy đủ (Tính ngày đi đường,....)



Thân
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top