Chế độ khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Ông Phạm Trường Lộc (locpt@...) đề nghị hướng dẫn trách nhiệm và quyền lợi cũng như các chế độ của vợ ông, nếu nghỉ hưu trước tuổi vì lý do sức khỏe.

Vợ ông Lộc sinh năm 1959, hiện đang công tác tại 1 công ty cổ phần, có thời gian công tác và đóng bảo hiểm liên tục tại công ty từ năm 1979 đến năm 2012.

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng-Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Lộc như sau:

Theo quy định tại Điều 51, Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006thì người lao động đã đóng BHXH đủ 20 trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

Mức lương hưu hằng tháng

Tại Điều 52, Luật BHXH quy định mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Căn cứ Điều 54, Luật BHXH thì người lao động đã đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.

Trường hợp vợ ông Lộc sinh năm 1959, đến nay 53 tuổi, có thời gian công tác và đóng BHXH liên tục 33 năm. Nếu vợ ông bị bệnh, sức khoẻ không đảm bảo để tiếp tục làm việc, thì bà có thể đề nghị công ty gửi đến Hội đồng giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động. Nếu có kết quả suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, thì công ty sẽ lập hồ sơ đề nghị BHXH giải quyết cho nghỉ hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động.

Nếu được giải quyết nghỉ hưu trước tuổi 2 năm, thì mức lương hưu hằng tháng của vợ ông Lộc được hưởng bằng 73% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Theo quy định tại khoản 1, Điều 58 Luật BHXH, trường hợp vợ ông thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng BHXH từ năm 1979 đến năm 2012 theo chế độ tiền lương này. Do đó, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu nhân với 73%.

Về trợ cấp một lần, vợ ông Lộc có 33 năm đóng BHXH, từ năm thứ 26 trở đi đến năm thứ 33, vợ ông được hưởng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top