CÂU HỎI THƯỜNG GẶP DỊCH VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

cuongnd16

New Member
Hội viên mới
dich-vu-hoa-d%C6%A1n-dien-tu-768x230.jpg

I. TỔNG QUAN VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
A. Hóa đơn điện tử là gì?
Hóa đơn điện tử:

Là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về: Bán hàng hoá và Cung ứng dịch.


Được lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.


Được ký bằng chữ ký điện tử (ký số).


Có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường.


Có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.


▶▶ Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011:
Hóa đơn điện tử” là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.

hoa-don-dien-tu-768x768.jpg


Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.


Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

tinh-nang-hoa-don-dien-tu-768x768.jpg


B. Tính nổi trội của hóa đơn điện tử so với hóa đơn truyền thống?
1. Giảm chi phí in ấn và chuyển phát (Chi phí kiểm soát được):


In Hóa đơn giấy: Dao động từ 500 đồng/Hóa đơn (với các tập đoàn lớn như Petrolimex, VIETTEL… đặt phôi) đến 7.000 đồng/Hóa đơn (với các doanh nghiệp SMB đặt in hóa đơn).

Chuyển phát Hóa đơn: trung bình khoảng 15.000 đồng/hóa đơn trên toàn quốc

Giá hóa đơn điện tử dao động từ 400 đồng – 2.000 đồng/hóa đơn.


2. Giảm chi phí bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn và các chi phí khác Doanh nghiệp không kiểm soát được:


Chi phí lưu trữ hóa đơn giấy theo quy đinh là 10 năm:


Đầu tư nhân sự cho đối soát hóa đơn, thanh lọc/xử lý hóa đơn hết niên hạn lưu trữ.

Đầu tư kho bãi lưu trữ hóa đơn giấy theo tiêu chuẩn (thiết bị lưu trữ, thiết bị PCCC, …)

Rủi ro mất hóa đơn:


Phạt từ 2.000.000 đến 20.000.000 đồng/hóa đơn (Theo điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC)


Các chi phí xúc tiến khi làm việc với cơ quan thuế

Đầu tư nhân sự và thời gian để làm hồ sơ trình báo về việc mất hóa đơn.

thu-tuc-hoa-don-dien-tu-viettel-768x768.png



3. Giải quyết các bất cập về nghiệp vụ của Doanh nghiệp:

Không đối soát được lượng hàng bán ra hoặc thu nợ với hóa đơn thực xuất

Khó kiểm tra với Hóa đơn nghi ngờ là xuất khống

Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với Cơ quan Thuế thủ công (trong khi khai thuế là điện tử).
Các nghiệp vụ xử lý Hóa đơn: Điều chỉnh, Thay thế, Hủy rất phức tạp. Đòi hỏi bên mua và bên bán phải gặp nhau để xử lý Hóa đơn.

Khi hết hóa đơn, làm thủ tục đặt in hóa đơn và xin số của Cơ quan Thuế rất mất thời gian.


4. Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, kê khai, nộp thuế.


5. Tăng tính an toàn cho hóa đơn khi hóa đơn điển tử có thể sao chép thành nhiều bản, tránh được các rủi ro, thất lạc, hư hỏng hóa đơn; nếu mất có thể yêu cầu cấp lại hóa đơn.


6. Quá trình thanh toán nhanh hơn.


7. Góp phần bảo vệ môi trường.


C. Hóa đơn điện tử có liên không?


Hóa đơn điện tử không có khái niệm liên. Bên phát hành hóa đơn (bên bán), bên tiếp nhận hóa đơn (bên mua) và CQT cùng khai thác dữ liệu trên 1 bản hóa đơn điện tử duy nhất.


D. Cách phân biệt hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử?

mau-hoa-don-dien-tu.jpg

  1. Căn cứ vào số Liên: Hóa đơn điện tử không có trường Liên
  2. Trường ký hiệu trên hóa đơn:
– Hóa đơn điện tử: E

– Hóa đơn giấy: T (hóa đơn tự in) hoặc P (hóa đơn đặt in).

  1. Hóa đơn điện tử có trường thông tin “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ” trong trường hợp là Hóa đơn chuyển đổi từ bản điện tử sang bản giấy.
  2. Chữ ký:- Hóa đơn điện tử: Chữ ký số- Hóa đơn giấy: Chữ ký tay
  3. HĐĐT có được sử dụng dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng nước ngoài) không? : Có. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
E. Hóa đơn điện tử có thực hiện được việc xuất hóa đơn kèm bảng kê không?


✅ Hóa đơn điện tử không giới hạn số dòng như hóa đơn giấy, do vậy doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn với rất nhiều dòng mà không cần phải đính kèm bảng kê.

✅ Hóa đơn điện tử này chỉ hiển thị một số hóa đơn và là hóa đơn có nhiều trang.

✅ Ngoài ra, hóa đơn điện tử cũng cho phép xuất hóa đơn gộp kèm bảng kê chi tiết.


F. Hóa đơn điện tử được áp dụng cho các loại hóa đơn nào?
– Hóa đơn điện tử gồm các loại:

– Hóa đơn xuất khẩu;

– Hóa đơn giá trị gia tăng;

– Hóa đơn bán hàng;

– Hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…;


G. Tính pháp lý của hóa đơn điện tử?
– Hóa đơn được phát hành:

+ Có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy

+ Được Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế chấp nhận.

– Đáp ứng Đầy đủ luật giao dịch điện tử.

– Nghị định số 51/2010/NĐCP-ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ: Quy định 03 hình thức phát hành hóa đơn:
  1. Hóa đơn tự in (hóa đơn giấy)
  2. Hóa đơn đặt in (hóa đơn giấy)
  3. Hóa đơn điện tử

– Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐCP-ngày 14/05/2010 của Chí Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.


– Thông tư 32/2011/TT- BTC hướng dẫn về khởi tạo phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Hóa đơn xác thực Cơ quan Thuế đang triển khai khác gì với Hóa đơn điện tử? Hóa đơn xác thực cũng là một loại hóa đơn điện tử. Ngoài chữ ký số của bên bán (và bên mua) và chuyển thẳng hóa đơn cho nhau thông qua phương tiện điện tử thì bên bán sau khi phát hành Hóa đơn chuyển lên hệ thống của cơ quan Thuế đóng dấu rồi mới gửi sang bên mua.
bien-ban-dieu-chinh-hoa-don-sinvoice-768x831.jpg


Hóa đơn xác thực và hóa đơn điện tử dùng cho loại hình Doanh nghiệp nào?:

– Hóa đơn điện tử phù hợp với tất cả các doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu như Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính.

– Hóa đơn xác thực: Tổng cục thuế có chủ trương áp dụng cho các doanh nghiệp trong tình trạng có rủi do cao về thuế.

Nguồn: https://viettelnet.vn/sinvoice-viettel/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top