Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Khi xác minh, cơ quan thuế sẽ yêu cầu bên cơ quan thuế chủ quản bên kia xử phạt bên xuất hoá đơn. Nếu bên xuất hoá đơn còn hoạt động thì không lo, chứ nếu bên xuất hoá đơn mà nghỉ kinh doanh thì xem như bên nhận hoá đơn tiêu là chắc.

Bác ơi nhưng làm thế nào để thuế khẳng định được lỗi là do bên nào ??? vì bên xuất HĐ thì liên 1 và 3 giống nhau, họ cãi là tôi đã giao cho bên mua rồi ???. Bởi vậy nên Vô Danh mới đang lo lắng đây nè

Còn mình đang giữ 1 hóa đơn có thể bị thanh tra bất cứ lúc nào mà mình ko chứng minh đc hóa đơn đó ko phải là do mình sửa, kể cả đối chiếu với liên gốc cũng ko có chứng cớ gì cả----- > Vậy là Toi rùi
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Khi cơ quan thuế xác minh hoá đơn => phát hiện ra sai phạm này thì có 2 hướng giải quyết

1. Xuất toán tờ hoá đơn và phạt đơn vị về hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp theo Điều 14 Nghị định 98.

Trả lời:
phạt đơn vị về hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp theo Điều 14 Nghị định 98, là không chính xác, vì bên sử dụng hoá đơn không có liên can, vì mình nhận hoá đơn như thế nào, thì kê khai khấu trừ theo hoá đơn gốc mình đã nhận từ phía đơn vị xuất hoá đơn, trường hợp này Người sử dụng hoá đơn vô can, Người xất hoá đơn thì chịu phạt thôi.
Mình chỉ bổ sung nhiêu đó.

Nhưng vấn đề là làm thế nào để chứng minh mình vô can khi trong tay bạn chỉ có vẻn vẹn 1 tờ hóa đơn thôi?????:confuse1:
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Có một cách.
Chỉ cần căn cứ vào chữ ký của người mua hàng trên hóa đơn.
Nếu 3 liên không giống nhau thì người mua hàng đồng lõa.
Nếu trên liên 2 ghi bán hàng qua FAX hay điện thoại thì bên mua vô can.
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Nghe VôDanh nói mà toát mồ hôi luôn, con người ta sao lắm mánh khoé thế ko bíêt.
Nếu là Haiau thì Haiau sẽ ko nhận HĐ đó và bắt họ xuất lại HĐ khác phản ánh đúng giá trị hàng hoá mua.
Dù sao khách hàng cũng là thượng đế mà, họ ko dám ko làm theo ý mình đâu.
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

ôi ,,,, khó khắn quá nhỉ....Theo em thì ký trực tiếp, phôt liên 1
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Mình có thắc mắc một chút, ghi số tiền bằng số 10 thì còn ghi được, chứ "Chỗ ghi số tiền bằng chữ cũng ghi: Mười triệu chín trăm tám mươi nghìn đồng" thì khó căn cho chuẩn mình nhìn tinh là phát hiện ra ngay.

Lấy tờ giấy mỏng, nhìn rõ lắm, chuẩn 100%.

Nói chung bây giờ ngành thuế kiểm tra chéo rất dễ, nên những gian lận thuế hay gặp là mua bán hóa đơn thôi, còn trường hợp 3 liên không giống nhau là ít, mình hay thấy là sai ngày viết HĐ thôi, ví dụ liên đỏ là ngày 10 thì liên lưu và xanh là ngày 01, 20 ...

Đang nói người ta cố tình mà, ít cái gì chứ


Bởi vậy nên Vô Danh mới đang lo lắng đây nè

Vô Danh ko lo lắng, vì đã phát hiện ra rùi mờ :smilielol5::smilielol5:

Nói chung bây giờ ngành thuế kiểm tra chéo rất dễ, nên những gian lận thuế hay gặp là mua bán hóa đơn thôi

Sai lầm cơ bản, gian lận thuế luôn là vấn đề lớn đối với cơ quan thuế, mà chẳng có vấn đề nào lớn mà dễ cả.....phải ko pác King,

Haiauo2000: Nghe VôDanh nói mà toát mồ hôi luôn, con người ta sao lắm mánh khoé thế ko bíêt.


Thương trường là chiến trường mờ bà...
Vì vậy Vô Danh nói để mọi người cùng lưu ý. Tùy trường hợp mà giải quyết!!!

:book: :happy3:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Hôm trước lấy hóa đơn đỏ vô tình biết được 1 thủ đoạn như sau...Ko biết gọi là thủ đoạn hay thủ thuật nữa

Pà con cảnh giác này

Giả sử VôDanh đang lấy 1 hóa đơn trị giá 10.980.000đ

Người ghi hóa đơn làm như sau:
Lúc đầu: --- Ghi ở cột thanh toán 980.000đ. Chỗ ghi số tiền bằng chữ cũng ghi: chín trăm tám mươi nghìn đồng

Sau: Bỏ hết giấy than ra,
cho 1 tờ giấy trắng trước liên thứ 2, ghi thêm số 10 ở cột thanh toán và chữ mười triệu ở dòng ghi bằng chữ ( ghi thêm bằng chữ của người khác, gần giống -- vì ít ký tự nên rất khó phát hiện )

Kết quả là: Ở liên thứ 1 và 3 thể hiện chỉ có 980.000đ
Riêng liên thứ 2 đưa cho mình thì thấy 10.980.000đ.

Như vậy chủ nhà hàng trốn đc 10tr tiền thuế.

Còn mình đang giữ 1 hóa đơn có thể bị thanh tra bất cứ lúc nào mà mình ko chứng minh đc hóa đơn đó ko phải là do mình sửa, kể cả đối chiếu với liên gốc cũng ko có chứng cớ gì cả----- > Vậy là Toi rùi


Các pác thấy thế nào? Nếu ko nhìn trực tiếp lúc viết hóa đơn thì vô phương kứu chữa
cám ơn pác đã cảnh báo, nhưng lúc viết chữ "mười triệu" ở dòng ghi bằng chữ đó. Họ ghi chèn vào thì sẽ bị phát hiện ra ngay. Nhưng đúng là thủ thuật này cũng nguy hiểm thật, họ nhà Kế nên cẩn thận khi ký nhận. Thanhks!:cheers1:
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

cám ơn pác đã cảnh báo, nhưng lúc viết chữ "mười triệu" ở dòng ghi bằng chữ đó. Họ ghi chèn vào thì sẽ bị phát hiện ra ngay. Nhưng đúng là thủ thuật này cũng nguy hiểm thật, họ nhà Kế nên cẩn thận khi ký nhận. Thanhks!:cheers1:

Phát hiện thế nào? người ta đã cố tình thì lúc viết sẽ để cách ra 1 khoảng để viết chữ mười triệu vào đó chứ, đề phòng theo cách của mấy pác nói ở trên kia kìa:dapghe::dapghe:
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Khi cơ quan thuế xác minh hoá đơn => phát hiện ra sai phạm này thì có 2 hướng giải quyết

1. Xuất toán tờ hoá đơn và phạt đơn vị về hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp theo Điều 14 Nghị định 98.

Trả lời:
phạt đơn vị về hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp theo Điều 14 Nghị định 98, là không chính xác, vì bên sử dụng hoá đơn không có liên can, vì mình nhận hoá đơn như thế nào, thì kê khai khấu trừ theo hoá đơn gốc mình đã nhận từ phía đơn vị xuất hoá đơn, trường hợp này Người sử dụng hoá đơn vô can, Người xất hoá đơn thì chịu phạt thôi.
Mình chỉ bổ sung nhiêu đó.

Trungphong xem lại bài 19 của mình về định nghĩa hoá đơn bất hợp pháp => dẫn đến phạt theo Điều 14 Nghị định 98. Đây là lỗi của đơn vị đã tắc trách trong việc nhận hoá đơn => phạt là đúng.

trongkttv nói:
Nhưng vấn đề là làm thế nào để chứng minh mình vô can khi trong tay bạn chỉ có vẻn vẹn 1 tờ hóa đơn thôi?????

Chứng minh bằng cách:

Baocông nói:
Có một cách.
Chỉ cần căn cứ vào chữ ký của người mua hàng trên hóa đơn.
Nếu 3 liên không giống nhau thì người mua hàng đồng lõa.
Nếu trên liên 2 ghi bán hàng qua FAX hay điện thoại thì bên mua vô can.

Nhưng không phải vì thế mà chúng ta chủ quan trong công việc nhận hoá đơn thông qua việc đóng dấu bán hàng qua điện thoại.
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Có một cách.
Chỉ cần căn cứ vào chữ ký của người mua hàng trên hóa đơn.
Nếu 3 liên không giống nhau thì người mua hàng đồng lõa.
.

Trường hợp này Trongkttv đồng ý với pác.

Nếu trên liên 2 ghi bán hàng qua FAX hay điện thoại thì bên mua vô can

Trường hợp này Trongkttv chưa hiều lắm, pác có thể giải thích thêm ko?
Mình sẽ giải thích thế nào cái số "10" và chữ "mười triệu" ghi thêm vào trên hóa đơn đây? Sẽ chứng minh thế nào với cơ quan thuế rằng cái đó là do bên bán ghi thêm vào chứ ko phải bên mua tự ghi?
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

He he cái này là do VoDanh chủ quan phải chịu thôi, Vodanh thấy họ làm thế mà vẫn ký thì thuế sờ gáy phải chịu thôi, he he
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

2 cái công văn này không có giá trị pháp lý.

Kế tiếp pepsi đã lạc đề câu hỏi của Nhuthao.

Công văn thì vẫn có giá trị pháp lý chứ BẢO ĐỨC không có giá trị người ta ban hành ra để làm gì. Công văn chỉ không được xem là loại văn bản nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà thôi. Về nguyên tắc Công văn không được chứa đựng quy phạm pháp luật ( Quy tắc xử sự chung), nó chỉ là văn bản áp dụng pháp luật cá biệt.
Tuy nhiên đó là " Luật trên giấy", còn trong thực tế Cơ quan Thuế vẫn sử dụng công văn làm căn cứ pháp lý hà rầm! Chắc King Tiger cũng thấy loại văn bản này nhiều rồi đúng không! Thực ra 2 công văn trên đã được update bằng CV 4215/TCT-PCCS ngày 18 tháng 11 năm 2005 mà công văn này lại chứa đựng quy phạm pháp luật, áp dụng cho Toàn ngành thuế.

Nói về việc có thể xử phạt hành chính hành vi mua hóa đơn của 1 đơn vị, nhưng sau đó bên bán tự sửa chữa hóa đơn với giá trị thấp hơn để trốn thuế, thì theo ý kiến cá nhân mình LÀ KHÔNG THỂ XỬ PHẠT HOẶC CHẾ TÀI ĐƠN VỊ MUA bởi những lý do sau đây:
- Về nguyên tắc xử phạt trong hành chính hay trong Hình sự đều phải thỏa mãn đồng thờicác yếu tố sau:
1. Có hành vi trái pháp luật (hành vi trái pháp luật khác với hành vi vi phạm pháp luật)
2. Có yếu tố LỖI ( có thể là Lỗi cố ý hoặc vô ý). Lỗi là thể hiện mặt nhận thức chủ quan đối với hành vi một cách trái pháp luật.
3. Chủ thể bị xử phạt phải có năng lực hành vi đủ để xử phạt theo quy định pháp luật.(Đủ tuổi/ tồn tại hợp pháp)

Đối với chiếu trường hợp của câu hỏi, thì đơn vị mua :
- KHÔNG CÓ HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT NÀO CẢ. ( mua hàng lấy hóa đơn đâu có trái pháp luật).
- KHÔNG CÓ YẾU TỐ LỖI DÙ LÀ CỐ Ý HAY VÔ Ý( Đơn vị mua không có ý thức nào về việc đơn vị bán gian dối, sửa hóa đơn cả).
Làm gì có chuyện NGƯỜI NÀY LÀM SAI NGƯỜI KHÁC PHẢI CHỊU HẬU QUẢ,
Xử phạt như vậy nhằm mục đích răn đe, giáo dục gì.! ( Sai lầm về đối tượng)

Nói dông dài về mặt lý luận một chút, bây giờ để giải quyết điểm này mình sẽ đưa ra cơ sở pháp lý để mọi người cùng tham khảo.

Điều 3.6 Pháp lệnh xử lý hành chính 2002 quy định:

Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng,SỰ KIỆN BẤT NGỜ,hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm MẤT KHẢ NĂNG NHẬN THỨC hoặc khã năng điều khiển hành vi.

Như vậy cho dù có cố gán ghép hành vi mua hàng lấy hóa đơn của bên mua, nhưng sau đó bên bán tự sửa hóa đơn lưu của họ để trốn thuế, thì bên MUA cũng không thể bị xử phạt về việc này được vì đây chính là SỰ KIỆN BẤT NGỜ mà bên mua không thể nào biết,buộc phải biết hoặc kiểm soát được.

Hiện nay đã có quy định cơ quan thuế mà áp dụng pháp luật sai, làm doanh nghiệp bị thiệt hại thì viên chức, cơ quan thuế đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Ngay từ liên 1 ghi không đúng số tiền thanh toán bằng số, bằng chữ thì mình đừng ký tên đâu có gì đáng lo phải không các bạn . Còn hóa đơn qua đường bưu điện hoặc mua hàng qua điện thoại càng không sợ hơn vì trên hóa đơn ghi bán hàng qua điện thoại mà .
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Công văn thì vẫn có giá trị pháp lý chứ BẢO ĐỨC không có giá trị người ta ban hành ra để làm gì. Công văn chỉ không được xem là loại văn bản nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà thôi. Về nguyên tắc Công văn không được chứa đựng quy phạm pháp luật ( Quy tắc xử sự chung), nó chỉ là văn bản áp dụng pháp luật cá biệt.
LÀ KHÔNG THỂ XỬ PHẠT HOẶC CHẾ TÀI ĐƠN VỊ MUA bởi những lý do sau đây:
- Về nguyên tắc xử phạt trong hành chính hay trong Hình sự đều phải thỏa mãn đồng thờicác yếu tố sau:
.........

Đối với chiếu trường hợp của câu hỏi, thì đơn vị mua :
- KHÔNG CÓ HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT NÀO CẢ. ( mua hàng lấy hóa đơn đâu có trái pháp luật).
- KHÔNG CÓ YẾU TỐ LỖI DÙ LÀ CỐ Ý HAY VÔ Ý( Đơn vị mua không có ý thức nào về việc đơn vị bán gian dối, sửa hóa đơn cả).
Làm gì có chuyện NGƯỜI NÀY LÀM SAI NGƯỜI KHÁC PHẢI CHỊU HẬU QUẢ,
Xử phạt như vậy nhằm mục đích răn đe, giáo dục gì.! ( Sai lầm về đối tượng)

Nói dông dài về mặt lý luận một chút, bây giờ để giải quyết điểm này mình sẽ đưa ra cơ sở pháp lý để mọi người cùng tham khảo.

Điều 3.6 Pháp lệnh xử lý hành chính 2002 quy định:

Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng,SỰ KIỆN BẤT NGỜ,hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm MẤT KHẢ NĂNG NHẬN THỨC hoặc khã năng điều khiển hành vi.

Như vậy cho dù có cố gán ghép hành vi mua hàng lấy hóa đơn của bên mua, nhưng sau đó bên bán tự sửa hóa đơn lưu của họ để trốn thuế, thì bên MUA cũng không thể bị xử phạt về việc này được vì đây chính là SỰ KIỆN BẤT NGỜ mà bên mua không thể nào biết,buộc phải biết hoặc kiểm soát được.

Hiện nay đã có quy định cơ quan thuế mà áp dụng pháp luật sai, làm doanh nghiệp bị thiệt hại thì viên chức, cơ quan thuế đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.


Pác nói lý như vậy, pác chứng minh cho em là pác hoàn toàn ko sửa cái hóa đơn đó đi.
Chữ viết ko cùng với liên 1 và liên 3---- nếu mang đi giám định hình sự
Số tiền lớn hơn lliên 1 và liên 3


Vấn đề là chứng minh mình vô tội kia kìa, nếu chứng minh đc rùi thì mới mang cái lý pác nói ra mà cãi đc
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Công văn thì vẫn có giá trị pháp lý chứ BẢO ĐỨC không có giá trị người ta ban hành ra để làm gì. Công văn chỉ không được xem là loại văn bản nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà thôi. Về nguyên tắc Công văn không được chứa đựng quy phạm pháp luật ( Quy tắc xử sự chung), nó chỉ là văn bản áp dụng pháp luật cá biệt.

Khi tranh cãi trước toà thì công văn có giúp ích gì được cho mình hay không vậy pepsi?

Tuy nhiên đó là " Luật trên giấy", còn trong thực tế Cơ quan Thuế vẫn sử dụng công văn làm căn cứ pháp lý hà rầm! Chắc King Tiger cũng thấy loại văn bản này nhiều rồi đúng không! Thực ra 2 công văn trên đã được update bằng CV 4215/TCT-PCCS ngày 18 tháng 11 năm 2005 mà công văn này lại chứa đựng quy phạm pháp luật, áp dụng cho Toàn ngành thuế.

Nếu cán bộ thuế căn cứ 4215 để xử lý DN (thể hiện trên quyết định) thì cơ quan thuế sai, kiện ra toà, thuế thua là chắc. CV đó chỉ dùng cho nội bộ ngành mà thôi, xem trên đó và căn cứ trên văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết hành vi.

Nói về việc có thể xử phạt hành chính hành vi mua hóa đơn của 1 đơn vị, nhưng sau đó bên bán tự sửa chữa hóa đơn với giá trị thấp hơn để trốn thuế, thì theo ý kiến cá nhân mình LÀ KHÔNG THỂ XỬ PHẠT HOẶC CHẾ TÀI ĐƠN VỊ MUA bởi những lý do sau đây:
- Về nguyên tắc xử phạt trong hành chính hay trong Hình sự đều phải thỏa mãn đồng thờicác yếu tố sau:
1. Có hành vi trái pháp luật (hành vi trái pháp luật khác với hành vi vi phạm pháp luật)
2. Có yếu tố LỖI ( có thể là Lỗi cố ý hoặc vô ý). Lỗi là thể hiện mặt nhận thức chủ quan đối với hành vi một cách trái pháp luật.
3. Chủ thể bị xử phạt phải có năng lực hành vi đủ để xử phạt theo quy định pháp luật.(Đủ tuổi/ tồn tại hợp pháp)

Đối với chiếu trường hợp của câu hỏi, thì đơn vị mua :
- KHÔNG CÓ HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT NÀO CẢ. ( mua hàng lấy hóa đơn đâu có trái pháp luật).
- KHÔNG CÓ YẾU TỐ LỖI DÙ LÀ CỐ Ý HAY VÔ Ý( Đơn vị mua không có ý thức nào về việc đơn vị bán gian dối, sửa hóa đơn cả).
Làm gì có chuyện NGƯỜI NÀY LÀM SAI NGƯỜI KHÁC PHẢI CHỊU HẬU QUẢ,
Xử phạt như vậy nhằm mục đích răn đe, giáo dục gì.! ( Sai lầm về đối tượng)

Nói dông dài về mặt lý luận một chút, bây giờ để giải quyết điểm này mình sẽ đưa ra cơ sở pháp lý để mọi người cùng tham khảo.

Điều 3.6 Pháp lệnh xử lý hành chính 2002 quy định:

Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng,SỰ KIỆN BẤT NGỜ,hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm MẤT KHẢ NĂNG NHẬN THỨC hoặc khã năng điều khiển hành vi.

Như vậy cho dù có cố gán ghép hành vi mua hàng lấy hóa đơn của bên mua, nhưng sau đó bên bán tự sửa hóa đơn lưu của họ để trốn thuế, thì bên MUA cũng không thể bị xử phạt về việc này được vì đây chính là SỰ KIỆN BẤT NGỜ mà bên mua không thể nào biết,buộc phải biết hoặc kiểm soát được.

Hiện nay đã có quy định cơ quan thuế mà áp dụng pháp luật sai, làm doanh nghiệp bị thiệt hại thì viên chức, cơ quan thuế đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.

Công nhận pepsi dài dòng thật, chuyện bé xíu mà đem cả hình sự ra đây nữa. Đơn giản thế này, ở trường hợp Vodanh đưa ra, pepsi thấy DN có phần lỗi nào trong công việc nhận hoá đơn hay không? Bản chất khi DN nhận hoá đơn phải ký đủ trên 3 liên, xem lại nội dung của hoá đơn có đúng với bản chất sự việc hay không? Nếu đơn vị không xem, hoá đơn sai sót như đã đưa ra thì DN có lỗi luôn. Như các bài ở dưới mình đã nêu, khi xác minh hoá đơn có sai phạm thì việc đầu tiên sẽ xử lý đơn vị xuất trước, khi đã xử xong thì đơn vị nhận sẽ không bị phạt gì cả. Nếu đơn vị kia không còn kinh doanh sẽ dẫn đến man khai về thuế (số thuế chênh lệch) và đơn vị nhận sẽ bị xử phạt đối với hành vi đã nêu ở dưới (sử dụng hoá đơn bất hợp pháp). Còn nếu cơ quan thuế xử lý sai thì cơ quan thuế sẽ bồi thường cho DN theo hướng dẫn của thông tư 49 và Luật Quản lý thuế.
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Pác nói lý như vậy, pác chứng minh cho em là pác hoàn toàn ko sửa cái hóa đơn đó đi.
Chữ viết ko cùng với liên 1 và liên 3---- nếu mang đi giám định hình sự
Số tiền lớn hơn lliên 1 và liên 3


Vấn đề là chứng minh mình vô tội kia kìa, nếu chứng minh đc rùi thì mới mang cái lý pác nói ra mà cãi đc

Cơ quan xử phạt phải có nghĩa vụ chứng minh mình sai, mình có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh.

Cơ quan thuế nói mình sai, phạt ẩu thì mình kiện lại chứ ngại ngùng gì.
Chứng minh chuyện này cũng không khó, bạn còn phiếu thu, phiếu chi, Hợp đồng , báo cáo nhập xuất tồn kho.....
-----------------------------------------------------------------------------------------
Khi tranh cãi trước toà thì công văn có giúp ích gì được cho mình hay không vậy pepsi?



Nếu cán bộ thuế căn cứ 4215 để xử lý DN (thể hiện trên quyết định) thì cơ quan thuế sai, kiện ra toà, thuế thua là chắc. CV đó chỉ dùng cho nội bộ ngành mà thôi, xem trên đó và căn cứ trên văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết hành vi.



Công nhận pepsi dài dòng thật, chuyện bé xíu mà đem cả hình sự ra đây nữa. Đơn giản thế này, ở trường hợp Vodanh đưa ra, pepsi thấy DN có phần lỗi nào trong công việc nhận hoá đơn hay không? Bản chất khi DN nhận hoá đơn phải ký đủ trên 3 liên, xem lại nội dung của hoá đơn có đúng với bản chất sự việc hay không? Nếu đơn vị không xem, hoá đơn sai sót như đã đưa ra thì DN có lỗi luôn. Như các bài ở dưới mình đã nêu, khi xác minh hoá đơn có sai phạm thì việc đầu tiên sẽ xử lý đơn vị xuất trước, khi đã xử xong thì đơn vị nhận sẽ không bị phạt gì cả. Nếu đơn vị kia không còn kinh doanh sẽ dẫn đến man khai về thuế (số thuế chênh lệch) và đơn vị nhận sẽ bị xử phạt đối với hành vi đã nêu ở dưới (sử dụng hoá đơn bất hợp pháp). Còn nếu cơ quan thuế xử lý sai thì cơ quan thuế sẽ bồi thường cho DN theo hướng dẫn của thông tư 49 và Luật Quản lý thuế.

- Tranh cãi trước Tòa, công văn vẫn được sử dụng làm căn cứ. (Bạn cứ đi gặp Luật sư để kiểm tra điều này).

- Công văn áp dụng cho ngành thuế, nhưng nó lại LIÊN QUAN ĐẾN MÌNH, Bác cũng cần phải biết ĐỂ MÀ LÈO LÁI CHỨ. Đây là QUAN HỆ 2 CHIỀU MÀ.

- Điều mình muốn nhấn mạnh: Công ty mua hàng, người thật, việc thật, thanh toán thật thì không có lỗi gì cả. Còn việc bên bán sửa hóa đơn, sau đó không còn kinh doanh nữa thì cũng không thể bắt lỗi bên mua.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

- Tranh cãi trước Tòa, công văn vẫn được sử dụng làm căn cứ. (Bạn cứ đi gặp Luật sư để kiểm tra điều này).

Chuyện này mình không cần đi gặp Luật sư vẫn biết, cơ quan thuế đã thua kiện nhiều vụ rồi, cái này bạn có thể theo dõi trên báo.

- Công văn áp dụng cho ngành thuế, nhưng nó lại LIÊN QUAN ĐẾN MÌNH, Bác cũng cần phải biết ĐỂ MÀ LÈO LÁI CHỨ. Đây là QUAN HỆ 2 CHIỀU MÀ.

Cái này pepsi nói chưa đúng, tại sao liên quan đến mình chứ? Cơ quan thuế chỉ theo hướng dẫn của ngành để làm việc mà thôi. Công văn đó (4215) không có bắt buộc DN phải làm theo.

- Điều mình muốn nhấn mạnh: Công ty mua hàng, người thật, việc thật, thanh toán thật thì không có lỗi gì cả. Còn việc bên bán sửa hóa đơn, sau đó không còn kinh doanh nữa thì cũng không thể bắt lỗi bên mua.

Vậy pepsi có đọc hết nghị định 89 và thông tư 120 nói về hoá đơn rồi chứ? Việc mua bán thật không có phải là chuyện quyết định tất cả vấn đề sai phạm.
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Có một cách.
Nếu trên liên 2 ghi bán hàng qua FAX hay điện thoại thì bên mua vô can.

Điều này đâu thể chứng minh được bên nhận hoá đơn vô can . pác Bao sẽ c/m với thuế như thế nào đây?
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Chuyện này mình không cần đi gặp Luật sư vẫn biết, cơ quan thuế đã thua kiện nhiều vụ rồi, cái này bạn có thể theo dõi trên báo.

Việc thắng hay thua kiện không liên quan đến việc sử dụng công văn tại TÒA.

Cái này pepsi nói chưa đúng, tại sao liên quan đến mình chứ? Cơ quan thuế chỉ theo hướng dẫn của ngành để làm việc mà thôi. Công văn đó (4215) không có bắt buộc DN phải làm theo.

Cơ quan thuế sử dụng VB ngành để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp THÌ LIÊN QUAN ĐẾN MÌNH CÒN GÌ. (trong trường hợp này là xem xét xử phạt). Bạn không làm công việc của cơ quan thuế là xem xét xử phạt một ai đó, nhưng bạn cũng có thể biết họ xử phạt mình như vậy là có căn cứ hay không. Thực chất công văn của ngành cũng KHÔNG THỂ TRÁI LUẬT,không thể đi ngược luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư....


Vậy pepsi có đọc hết nghị định 89 và thông tư 120 nói về hoá đơn rồi chứ? Việc mua bán thật không có phải là chuyện quyết định tất cả vấn đề sai phạm.

Bảo Đức có dịp nào tìm hiểu VỀ CĂN CỨ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH CHƯA!

Áp dụng pháp luật không đơn giản là gán ghép Pháp luật, Điều luật nào vào một trường hợp cụ thể.Có lẽ vì vậy khi học Luật người ta không chỉ học Luật thực định mà còn học về lý luận.
 
Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn

Bảo Đức có dịp nào tìm hiểu VỀ CĂN CỨ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH CHƯA!

Áp dụng pháp luật không đơn giản là gán ghép Pháp luật, Điều luật nào vào một trường hợp cụ thể.Có lẽ vì vậy khi học Luật người ta không chỉ học Luật thực định mà còn học về lý luận.

Hihi, chẳng lẽ pepsi nghĩ mình chỉ nói suông theo Luật mà không có căn cứ? Pháp lệnh VPHC cũng đã xem qua, loại trừ yếu tố hình sự ở đây. Nếu đơn giản như pepsi nói, thế thì loạn mất việc nhận hoá đơn rồi, đơn vị nhận cứ nhận, đơn vị xuất cứ xuất, không quan tâm đến nội dung, bản chất của hoá đơn sao? Gửi pepsi 1 số đoạn trích ở thông tư 120 và Nghị định 89 có liên quan đến sự việc này

Tổ chức, cá nhân khi mua, trao đổi hàng hoá, dịch vụ có quyền và trách nhiệm yêu cầu người bán hàng lập, giao liên 2 hoá đơn để sử dụng theo nhu cầu thực tế của người mua hàng.

Trường hợp phát hiện có sự khác nhau về số lượng, giá trị giữa các liên của hoá đơn thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, truy thu số thuế chênh lệch giữa các liên đó và được phép lập lại hoá đơn kèm theo biên bản xử phạt vi phạm hành chính.

Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ, đúng theo các chỉ tiêu in sẵn trên hoá đơn, những chỉ tiêu không sử dụng phải gạch bỏ. Nội dung ghi một lần trên các liên hoá đơn cùng số phải giống nhau

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhận, mua hoá đơn không đúng quy định cho mỗi số hoá đơn sử dụng. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng

Theo Pháp lệnh xử phạt VPHC:

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top