Chào mọi người!
Trong quá trình nghiên cứu các văn bản pháp quy của Bộ tài chính về công tác lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho doanh nghiệp, khi mình đọc đến Thông tư 13/2006/TT-BTC, thì có một số vấn đề thắc mắc sau, mong các bạn có kinh nghiệm thực tế hoặc hiểu biết về vấn đề giải thích cặn kẽ giúp cho:
Vấn đề thế này:
+ Trong Thông tư hướng dẫn 13 ở trên, mình đọc có đoạn thế này: " Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác".
Ghi: Nợ TK 159 (giảm dự phòng)
Có TK 711 (tăng thu nhập khác).
+ Nhưng mình đọc trong chế độ kế toán DN theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, thì lại quy định: "Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch, cụ thể hạch toán:
Ghi: Nợ TK 159 (giảm dự phỏng)
Có TK 632 (giảm chi phí).
=> (1) Vậy tại sao lại có sự khác biệt này?
(2) Thực tế công tác, các kế toán sẽ vận dụng theo chế độ (mang tính thời điểm - cũ) hay theo thông tư (mang tính cập nhật)? Mình lại nghĩ đa số sẽ theo chế độ, vì nó mang tính bao quát.
(3) Hiện tại đã có Thông tư hướng dẫn hay một văn bản pháp quy nào mới hơn quy định về vấn đế này chưa.
P/s: Riêng cá nhân mình suy nghĩ thế này, nhưng không biết có đúng không. Sở dĩ có sự khác biệt là vì: Nếu làm theo Thông tư thì Bảng Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh sẽ không phát sinh "vấn đề" (vấn đề ở đây có thể là không cân xứng giữa doanh thu (lợi nhuận) và chi phí của kỳ đó, vì thay vì ghi giảm vào chi phí như Chế độ thì lại ghi vào thu nhập khác (bản thân đã mang tính bất thường nên không có vấn đề gì)). Còn nếu vận dụng hạch toán theo quyết định, thì có thế nảy sinh vấn đề không cân xứng giữa các yếu tố nêu trên qua các kỳ báo cáo.
Mong nhận được sự giải thích giúp đỡ. Cảm ơn mọi người!
Trong quá trình nghiên cứu các văn bản pháp quy của Bộ tài chính về công tác lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho doanh nghiệp, khi mình đọc đến Thông tư 13/2006/TT-BTC, thì có một số vấn đề thắc mắc sau, mong các bạn có kinh nghiệm thực tế hoặc hiểu biết về vấn đề giải thích cặn kẽ giúp cho:
Vấn đề thế này:
+ Trong Thông tư hướng dẫn 13 ở trên, mình đọc có đoạn thế này: " Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác".
Ghi: Nợ TK 159 (giảm dự phòng)
Có TK 711 (tăng thu nhập khác).
+ Nhưng mình đọc trong chế độ kế toán DN theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, thì lại quy định: "Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch, cụ thể hạch toán:
Ghi: Nợ TK 159 (giảm dự phỏng)
Có TK 632 (giảm chi phí).
=> (1) Vậy tại sao lại có sự khác biệt này?
(2) Thực tế công tác, các kế toán sẽ vận dụng theo chế độ (mang tính thời điểm - cũ) hay theo thông tư (mang tính cập nhật)? Mình lại nghĩ đa số sẽ theo chế độ, vì nó mang tính bao quát.
(3) Hiện tại đã có Thông tư hướng dẫn hay một văn bản pháp quy nào mới hơn quy định về vấn đế này chưa.
P/s: Riêng cá nhân mình suy nghĩ thế này, nhưng không biết có đúng không. Sở dĩ có sự khác biệt là vì: Nếu làm theo Thông tư thì Bảng Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh sẽ không phát sinh "vấn đề" (vấn đề ở đây có thể là không cân xứng giữa doanh thu (lợi nhuận) và chi phí của kỳ đó, vì thay vì ghi giảm vào chi phí như Chế độ thì lại ghi vào thu nhập khác (bản thân đã mang tính bất thường nên không có vấn đề gì)). Còn nếu vận dụng hạch toán theo quyết định, thì có thế nảy sinh vấn đề không cân xứng giữa các yếu tố nêu trên qua các kỳ báo cáo.
Mong nhận được sự giải thích giúp đỡ. Cảm ơn mọi người!
Sửa lần cuối: