Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị?

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

lienpham

New Member
Hội viên mới
Em chỉ biết tiêu thức phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nhưng không biết các căn cứ để phân biệt giữa KTTC và KTQT.em mong cả nhà cho em câu trả lời!
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Căn cứ là sao ta?
Mình chỉ biết là: KTTC là công việc hạch toán chứng từ, lên báo cáo.
KTQT là dựa vào những số liệu trên báo cáo để phân tích các chỉ số tài chính để đề ra các phương án tài chính, phương án hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn trong các kỳ sau.
[you] có ý kiến gì không?
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

tớ bắt đầu học môn này nên cũng ko hiểu rõ lắm
mong các bạn giúp đỡ nhé
(411 là ai vậy? Sao nêu đích danh tớ ra thế?)

Theo tớ thì đối tượng thông tin của KTTC được biểu hiện bằng tiền, phản ánh cái đã xảy ra còn KTQT được biểu hiện bằng tiền, hiện vật và thời gian, phản ánh cái sẽ xảy ra
Ngoài ra KTTC áp dụng cho cả trong và ngoài DN còn KTQT thì chỉ phục vụ cho nội bộ DN
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Trong đó kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất. Các quyết định này gồm hai loại:


Quyết định mang tính chất ngắn hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn.

Ví dụ:

- Trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn giá ở điểm hoà vốn?

- Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên tự chế hay đi mua một vài bộ phận của sản phẩm?

- Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên bán ra bán thành phẩm thay vì tiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm cuối cùng?

Quyết định mang tính dài hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bàii toán kinh tế hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn như: Trong trường hợp nào doanh nghiệp quyết định thay thế mua sắm thêm các máy móc thiết bị hay thực hiện phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh.

Còn kế toán tài chính là kế toán phản ánh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay nói cách khác là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài. Sản phẩm của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính. Thông tin của kế toán tài chính ngoài việc được sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: Các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê.


Để hiễu rõ được mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ta cần phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Sự giống nhau

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn.

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết.

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.

. Sự khác nhau

* Mục đích:

- Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.

* Đối tượng phục vụ:

- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc)

- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)

* Đặc điểm của thông tin:

- Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư.

- Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị.

* Nguyên tắc cung cấp thông tin:

- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.

- Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.

* Phạm vi của thông tin:

- Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan.

- Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.

* Kỳ báo cáo:

- Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. - Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm

* Quan hệ với các môn khoa học khác:

Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin.

* Tính bắt buộc theo luật định:

- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.

- Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành).

chúc bạn thành công :cheers1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Căn cứ là sao ta?
Mình chỉ biết là: KTTC là công việc hạch toán chứng từ, lên báo cáo.
KTQT là dựa vào những số liệu trên báo cáo để phân tích các chỉ số tài chính để đề ra các phương án tài chính, phương án hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn trong các kỳ sau.
[you] có ý kiến gì không?
theo mình kế toán quản trị là phân tích, hoạch định chiếm lược trong tương lai còn kế toán tài chính là cái đã diễn ra rồi mới phân tích.
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Theo mình bít thì KTTC và KTQT khác nhau ở những điểm sau:

KTTC:- Mục đích sử dụng thông tin:Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động.
- Đối tượng sử dụng thông tin:Chủ yếu là bên ngoài doanh nghiệp.
-Yêu cầu về soạn thảo thông tin:Được y/c bởi chế độ chuẩn mực.
-Tính pháp lệnh: Có.
-Nội dung báo cáo:Tổng hợp.
-Tính thời sự của thông tin: Hướng về quá khứ.
-Kỳ báo cáo: Định kỳ.

Còn KTQT: Mục đích sử dụng thông tin:Cung cấp thông tin để ra quyết định.
- Đối tượng sử dụng thông tin:Các nhà quản trị bên trong tổ chức.
-Yêu cầu về soạn thảo thông tin:Được y/c bởi lãnh đạo tổ chức.
-Tính pháp lệnh: Không.
-Nội dung báo cáo:Chi tiết.
-Tính thời sự của thông tin: Hướng về tương lai.
-Kỳ báo cáo: Bất kỳ.

Mong là bài của mình có thể giúp ích cho bạn :thumbup:
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Căn cứ là sao ta?
Mình chỉ biết là: KTTC là công việc hạch toán chứng từ, lên báo cáo.
KTQT là dựa vào những số liệu trên báo cáo để phân tích các chỉ số tài chính để đề ra các phương án tài chính, phương án hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn trong các kỳ sau.
[you] có ý kiến gì không?

Tất nhiên là mình có ý kiến rồi, theo mình hiểu thì kê stoán quản trị làm báo cáo quản trị theo yêu cầu của BGĐ, phân tích các chỉ tiêu như: giá thành, chi phí..... và đưa ra các ý kiến cho BGĐ. Còn kế toán tài chính thì theo như bạn nói đó. Mình hiểu thế có đúng không các bạn cho ý kiến nhé

Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

............................
............................
Sự giống nhau

Sự khác nhau
............................
............................
* Mục đích:

............................
............................
- Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành).

chúc bạn thành công :cheers1:

y chang như lý thuyết nhưng khi làm kế toán qản trị bạn sẽ tháy đau đầu nhiều hơn đó và ...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Thường thì kttc phản ánh tiền,doanh thu,số chi và lợi nhuận va kttc phai tuân theo những quy luật khắt khe của kế toán.Còn ktqt thì không tuân theo những quy luật của kế toán mà chỉ cần đáp ứng nhu cầu kịp thời cho nhà qt về thông tin như :cái gì?bao nhiêu? như thế nào?hướng phát triến ra sao? nên đầu tư cái gì ? và nên hạn chế cái gì để có doanh thu lớn nhất?

Nếu cần thiết các bạn hãy tìm đọc quyển :"Nguyên Lý Kế Toán" Của Trần Văn Thảo!
 
Ðề: Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị?

nói đơn giản nhé !
kế toán tài chính là biểu hiện những thứ đã xảy ra
còn kế toán quản trị là dự đoán những gì xảy ra trong tương lai
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

kế toán tc là việc thu thập kiểm tra xử lý, tổng hợp, phân tích và cug cấp thông tin kinh tế tài chính bằng bctc cho cái đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị.
kế toán quản trị : là việc thu thập kiểm tra xử lý tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.
theo như mình học là như vậy.
Mình có vấn đề này : cty mình là cty cp, trog giấy phép dkkd có ghi "bán buôn đồ uống(không phục vụ ăn uống tại trụ sở),thời gian vừa qua mình đã nộp tờ khai thuế trong đó mình có khai về dịch vụ ăn uống, vậy có được không và nếu không được mình làm thế nào để chỉnh lại.mình mới vào nghề nên còn kém lắm.mấy bạn giúp mình với nhé...Còn chi phí cho việc bán buôn hàng ăn uống không có hoá đơn thì mình phải làm sao để đưa vào chi phí hơpf lệ đây???huhuhuuu...minh đang rối quá, sắp đến ngày nộp bc thuế tndn rùi.Giúp mình với nhé!!!Rất rất cảm ơn luôn.
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Căn cứ là sao ta?
Mình chỉ biết là: KTTC là công việc hạch toán chứng từ, lên báo cáo.
KTQT là dựa vào những số liệu trên báo cáo để phân tích các chỉ số tài chính để đề ra các phương án tài chính, phương án hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn trong các kỳ sau.
[you] có ý kiến gì không?

Mình bổ sung tí xíu nhé : BCQT là tập hợp tấc cả số liệu thực tế để phân tích ,lập kế họach nhằm giúp ban GĐ có quyết định đúng đắn trong kinh doanh,đầu tư...và để tính giá thành thực tế để quyết định giá bán cho từng mặt hàng...!
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Căn cứ phân biệt:

- Đối tượng PVụ :
KTQT - người bên trong Dn ;
kttc - người bên ngoài DN
- đặc điểm cung cấp ttin
KTQT: phản ánh tương lai mang tính chủ quan có tính thích hợp, linh hoạt. Biểu diễn bằng giá trị vật chất
KTTC: phản ánh quá khư, chính xác, Tuân thủ nguyên tắc kế toán. Biểu diễn giá dưới hình thức giá trị
- Phạm vi báo cáo
KTQT: không phản ánh toàn bộ mà đi sâu vào từng công việc
KTTC: Toàn bộ DN

- kì lập bc
KTQT: thường xuyên
KTTC: BC theo quý, năm.

- tính pháp lệnh
KTQT: k có tính pháp lệnh
KTTC: có tính pháp lệnh

Kế toán quản trị nghiên cứu vốn và sự chu chuyển vốn sẽ xảy ra trong tương lai, và Nhằm cung cấp thông tin cho những người ở bên trong DN ( những người trực tiếp điều hành KD)
KT Tài chính : nghiên cứu vốn và sự chu chuyển vốn trong quá khứ, và cung cấp tt cho các đối tượng bên ngoài DN, ( người k trực tiếp điều hành KD)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị?

Mình bổ sung chút nhá:KTTC mình lập cho tất cả mọi ng đều có thể xem đc,còn KTTC chi lập cho cấp trên xem.Và thời gian lập cũng khác nhau:KTTC thi lập theo quý,năm con KTQT thì bất kì khi cấp trên cần.
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

1. Định nghĩa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất.

Các quyết định này gồm hai loại: Quyết định mang tính chất ngắn hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn. Ví dụ: - Trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn giá ở điểm hoà vốn? - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên tự chế hay đi mua một vài bộ phận của sản phẩm? - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên bán ra bán thành phẩm thay vì tiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm cuối cùng? Quyết định mang tính dài hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bàii toán kinh tế hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn như: Trong trường hợp nào doanh nghiệp quyết định thay thế mua sắm thêm các máy móc thiết bị hay thực hiện phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh. Còn kế toán tài chính là kế toán phản ánh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay nói cách khác là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài. Sản phẩm của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính. Thông tin của kế toán tài chính ngoài việc được sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: Các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê.

2. Để hiễu rõ được mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ta cần phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

2.1. Sự giống nhau

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn.

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết.

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.

2.2. Sự khác nhau

* Mục đích:

- Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.

* Đối tượng phục vụ:

- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc)

- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)

* Đặc điểm của thông tin:

- Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư.

- Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị.

* Nguyên tắc cung cấp thông tin:

- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.

- Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.

* Phạm vi của thông tin:

- Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan.

- Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.

* Kỳ báo cáo:

- Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. - Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm

* Quan hệ với các môn khoa học khác:

Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin.

* Tính bắt buộc theo luật định:

- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.

- Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành).
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Theo mình kế toán quản trị phục vụ cho nội bộ của Công ty: nó phục vụ cho các nhà quản trị Doanh Nghiệp
 
Ðề: Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị?

Em chỉ biết tiêu thức phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nhưng không biết các căn cứ để phân biệt giữa KTTC và KTQT.em mong cả nhà cho em câu trả lời!

Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai bộ phận không tách dời của kế toán doanh nghiệp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ đồng thời cũng có nhiều điểm khác biệt.

ĐIỂM KHÁC NHAU

Do đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, mục đích sử dụng thông tin khách nhau nên giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính có nhiều điểm khác biệt:

1. Đối tượng sử dụng thông tin:

Với kế toán quản trị đối tượng sử dụng thông tin là các
thành viên bên trong doanh nghiệp: các chủ sở hữu, Ban giám đốc, Quản lý viên, Giám sát viên vv.. Trong khi thông tin kế toán tài chính chủ yếu lại cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (các cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính).

2. Nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin:

Thông tin kế toán tài chính phải tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán
được các quốc gia công nhận. Trái lại,trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần linh hoạt, nhanh chóng và thích hợp với từng quyết định cụ thể của nguời quản lý, không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán chung. Các quy định của Nhà nước về kế toán quản trị (nếu có) cũng chỉ mang tính chất hướng dẫn.
3. Tính pháp lý của kế toán:
Kế toán tài chính có tính pháp lệnh (và tới đây sẽ tuân thủ
theo luật kế toán), nghĩa là hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa
nhận. Ngược lại, tổ chức công tác quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù
hợp với các đặc thù quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp.

4. Đặc điểm thông tin:

Thông tin của kế toán tài chính chủ yếu dưới hình thức giá
trị. Còn thông tin của kế toán quản trị được biểu hiện cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị.

Thông tin của kế toán tài chính là thông tin thực hiện
về những nghiệp vụ đã phát sinh, đã xảy ra. Trong khi đó, thông tin của kế toán quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặc một quá
trình chưa xảy ra.

Thông tin kế toán tài chính chủ yếu là các thông tin kế toán thuần túy, được thu thập từ các chứng từ ban đầu về kế toán. Trong kế toán quản trị, thông tin được thu thập nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, kế toán quản trị còn phải kết hợp với nhiều ngành khoa học khác như thống kê hạch toán nghiệp vụ, kinh tế học, quản lý để tổng hợp, phân tích và sử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được.

5. Hình thức báo cáo sử dụng:
Báo cáo được sử dụng trong kế toán tài chính là các báo cáo kế toán tổng hợp (gọi là các báo cáo tài chính)
phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết
quả hoạt động của doanh nghiệp trong
một thời kỳ (gồm Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính)

Báo cáo của kế toán quản trị đi sâu vào từng bộ
phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp
(như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo
nợ phải trả, báo cáo nhập xuất tồn kho
vv..).


6. Kỳ báo cáo:
Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường xuyên hơn
và ngắn hơn kỳ báo cáo của kế toán tài chính.
Báo cáo của kế toán tài chính được
soạn thảo theo định kỳ, thường là năm,
còn báo cáo của kế toán quản trị được
soạn thảo thường xuyên theo yêu cầu
quản trị doanh nghiệp.

II. ĐIỂM GIỐNG NHAU:
Kế toán tài chính và kế toán quản trị có nhiều điểm giống nhau, và là hai bộ phận không thể tách rời của kế toán doanh nghiệp. Những điểm giống nhau cơ bản là:

Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ánh tổng quát và một bên phản ánh chi tiết, tỉ mỉ của các vấn đề đó.

Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo các báo cáo tài chính định kỳ, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài. Đối với kế toán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xửlý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị.
Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính, mặc dù có khai triển và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin.

Kế toán quả trị và kế toán tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý. Kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của người quản lý cấp cao còn kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp. Nói cách khác kế toán tài chính và kế toán quản trị đều dự phần vào quản lý doanh nghiệp.
 
Ðề: Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị?

Em chỉ biết tiêu thức phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nhưng không biết các căn cứ để phân biệt giữa KTTC và KTQT.em mong cả nhà cho em câu trả lời!
Phân biệt kế toán quản trị, kế toán tài chính, kế toán tổng hợp
Ngày 13 tháng 5 năm 2008

Quan điểm của nhiều chuyên gia kế toán cho rằng, kế toán trong nền kinh tế thị trường được phân chia thành bốn bộ phận: lý thuyết hạch toán kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán.

Trong đó, kế toán quản trị và kế toán tài chính được coi là bộ phận hữu cơ của kế toán doanh nghiệp. Kế toán quản trị và kế toán tài chính là gì?. Hai loại kế toán này có mối quan hệ với nhau như thế nào?. Kế toán tài chính có phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị có phải là kế toán chi tiết hay không?.

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về kế toán tài chính và kế toán quản trị, để cùng các bạn và những người quan tâm về khoa học kế toán hiểu rõ bản chất và mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán tôi xin trao đổi vài nét về vấn đề này.

1. Định nghĩa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất.

Các quyết định này gồm hai loại: Quyết định mang tính chất ngắn hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn. Ví dụ: - Trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn giá ở điểm hoà vốn? - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên tự chế hay đi mua một vài bộ phận của sản phẩm? - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên bán ra bán thành phẩm thay vì tiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm cuối cùng? Quyết định mang tính dài hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bàii toán kinh tế hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn như: Trong trường hợp nào doanh nghiệp quyết định thay thế mua sắm thêm các máy móc thiết bị hay thực hiện phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh. Còn kế toán tài chính là kế toán phản ánh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay nói cách khác là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài. Sản phẩm của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính. Thông tin của kế toán tài chính ngoài việc được sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: Các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê.

2. Để hiễu rõ được mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ta cần phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

2.1. Sự giống nhau

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn.

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết.

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.

2.2. Sự khác nhau

* Mục đích:

- Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.

* Đối tượng phục vụ:

- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc)

- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)

* Đặc điểm của thông tin:

- Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư.

- Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị.

* Nguyên tắc cung cấp thông tin:

- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.

- Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.

* Phạm vi của thông tin:

- Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan.

- Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.

* Kỳ báo cáo:

- Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. - Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm

* Quan hệ với các môn khoa học khác:

Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin.

* Tính bắt buộc theo luật định:

- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.

- Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành).

3. Có phải kế toán tài chính là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị là kế toán chi tiết không?

Để hiểu rõ và tránh nhầm lẫn về các "thuật ngữ" trên ta cần phân tích mối quan hệ giữa kế toán tài chính với kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Kế toán tài chính và kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằn trình bày các số liệu báo cáo mang tính tổng hợp về tình hình tài sản, doanh thu chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán vào một thời điểm nhất định. Nói cách khác kế toán tổng hợp chỉ liên quan đến tài khoản của sổ cái tổng hợp và báo cáo tài chính.

Kế toán tài chính và kế toán chi tiết: Kế toán chi tiết là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằm chứng minh các số liệu ghi trong tài khoản tổng hợp là đúng trong quá trình ghi chép và lập báo cáo kế toán, đây cũng là công việc phải làm trước khi khoá sổ kế toán để quyết toán.

Thuật ngữ thông thường gọi là đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết. Ví dụ: Như việc thực hiện đối chiếu giữa tài khoản phải thu với sổ công nợ chi tiết của từng khách hàng, đối chiếu tài khoản phải trả với sổ chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp hay việc đối chiếu tài khoản nguyên vật liệu với sổ chi tiết vật tư, đối chiếu tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với thẻ chi tiết tính giá thành sản phẩm.

Tóm lại trong kế toán tài chính bao giờ cũng có kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, vì vậy kế toán tài chính không phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị không phải là kế toán chi tiết.
 
Ðề: Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị?

mình nghĩ thế này nhé. KTTC la việc theo dõi, phân tích, xử lý số liệu để lên bảng cân đối kế toán, cân đối số phát sinh, lên BCTC, còn KTQT thì dựa trên những số liệu của KTTC để đưa ra những phương án kinh doanh. hạn chế rủi ro, phương pháp đầu tư,

cho nên, muốn làm tốt KTQT thì KTTC phải làm tốt, số liệu của KTTC phải cập nhật, phải chính xác,
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Hiểu một cách đơn giản là KTQT là làm chỉ để báo cáo nội bộ (cho nhà quản lý công ty) cách hạch toán và các mẫu biểu sổ sách không nhất thiết phải theo các quy định, miễn sao khi trình ban lãnh đạo (GĐ) họ đọc hiểu được là được. còn KTTC thì các bạn biết rồi,
 
Ðề: Cho em hỏi "Căn cứ để phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị"

Hiểu một cách đơn giản là KTQT là làm chỉ để báo cáo nội bộ (cho nhà quản lý công ty) cách hạch toán và các mẫu biểu sổ sách không nhất thiết phải theo các quy định, miễn sao khi trình ban lãnh đạo (GĐ) họ đọc hiểu được là được. còn KTTC thì các bạn biết rồi,

Người tốt nói đúng rồi đó, tuy nhiên cần phân biệt giửa: kế toán quản trị và kế toán nội bộ nhé, 2 cái này củng khác nhau nửa đó.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top