Căn bản về phương pháp giá thành định mức (Standard Cost -SC)

Simon

Member
Hội viên được tín nhiệm
Không cần nói cũng biết trong một doanh nghiệp việc tính được giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ có tầm quan trọng sống còn. Tính được giá thành sẽ cho phép doanh nghiệp có một chiến lược về giá và kiểm soát được lề lợi nhuận để sản phẩm mang tính cạnh tranh cao mà vẫn có lãi. Ngoài ra biết được các yếu tố cấu thành trong giá thành sẽ cho phép doanh nghiệp đề ra được những biện pháp tích kiệm cụ thể cũng như tìm ra các “nút cổ chai” làm giảm năng suất chung của cả dây chuyền sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ.

Các phần mềm ERP hiện đại đều thể hiện một tư tưởng khác về quản lý và hoạch định giá thành, đó là quản lý theo giá thành định mức (standard cost- SC). Đây là phương pháp tính giá thành tiêu chuẩn mà mọi hệ thống ERP của nước ngoài từ lớn như SAP, Oracle tới các hệ thống nhỏ hơn như Accpac, Solomon, Exact đều sử dụng. Các phần mềm ERP nội địa cũng đang cố gắng đi theo con đường này, vì vậy các nhà quản lý doanh nghiệp càn hiểu bản chất của cách quản lý giá thành này để có thể tạo tiếng nói chung được với các nhà sản xuất hệ thống ERP và vận dụng được tối đa ích lợi của ERP



Căn bản về phương pháp giá thành định mức (SC)



Về mặt lý thuyết, phương pháp này khá dễ hiểu và đã được dậy từ lâu trong các chương trình kế toán quản trị, theo phương pháp này giá thành của một đơn vị sản phẩm được phân nhỏ xuống giá thành của các cấu phần (NVL, nhân công, quản lý phí …) tạo nên sản phẩm đó, ví dụ công ty X bán các ghế đẩu được lắp ráp từ 4 cái chân với giá mua vào là 500 đồng một chiếc, một cái mặt ghế giá 5,000 đồng, một cái tựa có giá 4,000 đồng, một số đinh ốc giá 300 đồng, một phần năm công lao động với giá 30,000 đồng một công, cộng với phí gián tiếp (điện nước, khấu hao, quản lý phí) là 300 đồng, thì SC của chiếc ghế sẽ là 17,600 đồng theo như bảng tính dưới đây:

standardcost3lf.jpg



Giá thành 17,600 này sau đó sẽ được sử dụng trong việc làm báo cáo TRƯỚC KHI phòng kế toán có thể thu thập được các dữ liệu thực tế. Ví dụ vào ngày 29/2/2004 phòng kế toán của công ty X từ báo cáo của bộ phận kho biết rằng họ đã bán được 1,000 cái ghế thì ngay hôm đó họ đã làm được báo cáo chi phí giá thành phân xưởng cho giám đốc là 17,600,000 đồng, không cần chờ đến khi thu thập được các số liệu thực tế về nguyên liệu thực xuất từ kho hoặc lương thực trả cho công nhân.

Cái lợi của phương pháp này có thể thấy ngay là báo cáo chi phí lợi nhuận của từng tháng luôn có thể đưa ra ngay trong tháng đó. Ngoài ra việc lập kế hoạch tài chính cũng rất thuận lợi vì dựa trên con số ước tính về lượng hàng bán ra từng tháng là doanh nghiệp đã có thể lên được ước tính về luồng tiền mặt cũng như các ước tính về khoản phải thu, kế hoạch đặt NVL …

Nhưng chúng ta cũng thấy nếu làm theo cách này thì sẽ nảy sinh một số vấn đề:

Giá thành các cấu phần có thể thay đổi (ví dụ chân ghế tháng sau lên giá là 600 đồng, tháng sau nữa lại giảm xuống còn 400 một chiếc) làm cho SC cuối cùng của mỗi đơn vị sản phẩm thay đổi, như vậy nếu lấy SC của tháng trước làm cơ sở để tính chi phí cho tháng sau thì sẽ không chính xác

Cũng vì lý do trên tổng giá thành trên thực tế cuối cùng sẽ chênh với tổng giá thành định mức, làm cho sổ kế toán không khớp

Có một số định mức khá khó tính toán ví dụ như định lượng của một lớp sơn trên bề mặt sản phẩm

Các cấu phần tạo nên sản phẩm có thể lại là bán thành phẩm từ một dây chuyền khác chứ không đơn giản như ví dụ nêu trên, làm cho việc tính giá thành đơn vị trở thành khá phức tạp

Người ta đã giải quyết các vấn đề trên như sau (phương án giải quyết được đánh số tương ứng với vấn đề cần giải quyết)

Dựa trên thực tế về độ dao động của giá và chính sách trong công ty để đưa ra một khoảng thời gian thích hợp cho việc điều chỉnh SC. Ví dụ một công ty đa quốc qua lớn như Castrol với một mặt hàng tương đối ổn định là dầu nhớt sẽ điều chỉnh SC của mặt hàng này mỗi năm một lần, trong khi một công ty nhỏ làm về giấy vệ sinh của VN thì có thể sẽ cần điều chỉnh SC mỗi quý hoặc nửa năm một lần

Người ta chấp nhận có sự sai số tạm thời giữa chi phí tính theo SC và chi phí thực, sai số này sẽ được điều chỉnh bằng một bút toán điều chỉnh lên sổ cái khi phòng kế toán thu thập được chi phí thực tế

Để định lượng được thật sát với thực tế doanh nghiệp không có cách nào khác là cần có cán bộ thống kê phối hợp với quản đốc phân xưởng thường xuyên theo dõi và ghi nhận lượng sử dụng thực tế để làm cơ sở tính định mức cho mỗi đơn vị sản phẩm. Thực tế cho thấy việc này tương đối mất công lúc đầu nhưng khi định mức đã được hình thành thì thường tương đối ổn định và việc điều chỉnh sau này cũng không khó khăn lắm

Cách sử dụng SC trong một ERP tiêu chuẩn

Trước hết cần khẳng định lại là các ERP chỉ giải quyết bài toán giá thành theo một cách duy nhất là dùng SC và phần này thường nằm trong phân hệ sản xuất (production/manufacturing module) chứ không phải trong phân hệ kế toán tài chính như một số doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn.

Trước khi có thể tính được giá thành người dùng sẽ được yêu cầu khai báo một số thông tin căn bản như sau:

Công thức sản phẩm (Bill of Material-BoM): có dạng tương tự như bảng tính trong ví dụ trên. BoM trong các hệ thống ERP thường cho phép khai báo nhiều tầng theo hình cây, ví dụ như sản phẩm A được làm từ B và C, B lại là một bán thành phẩm được làm từ E và F v.v…tuỳ theo cách cấu tạo của mỗi phần mềm BoM có thể sẽ bao gồm luôn cả các cấu phần không phải NVL ví dụ như công lao động hoặc các chi phí phân bổ. BoM phải được khai báo đến mức chi tiết cuối cùng là các đơn vị NVL đã được khai báo trong phân hệ Kho hoặc các đơn vị lao động đã được khai báo trong phần khai báo của phân hệ sản xuất

Chu trình sản xuất (Routing) : routing chỉ ra “con đường” đi từ NVL cho đến khi ra được sản phẩm hoàn chỉnh, con đường đó sẽ đi qua các phân xưởng khác nhau và tại mỗi phân xưởng sẽ đi từ chiếc máy này sang chiếc máy khác. Routing còn có phần khai báo thời gian chỉ ra bán sản phẩm sẽ dừng lại tại mỗi máy trong bao lâu, phần mềm sẽ dựa vào những khai báo này để tính chi phí phát sinh mỗi khi sản phẩm đi qua một máy

Sau khi đã làm các khai báo về BoM và Routing hệ thống đã sẵn sàng để hoạt động. Mỗi khi người dùng kích hoạt một lệnh sản xuất hệ thống sẽ từ BoM và lượng sản phẩm cần sản xuất tính ra lượng vật tư cần dùng, sau khi kiểm tra lại với phân hệ kho xem có cần mua bổ xung thêm loại vật tư nào không (thao tác này thường được gọi là MRP- Material requirement planning) hệ thống sẽ đưa lệnh sản xuất vào routing. Trong trường hợp lý tưởng với một mạng máy tính được nối tới xưởng quản đốc phân xưởng sẽ ghi nhận vào hệ thống mỗi khi nhận một lô bán thành phẩm về phân xưởng mình cũng như khi xuất một lô sản phẩm đã được gia công xong ra khỏi phân xưởng (để tiếp tục gia công ở phân xưởng tiếp theo), tất cả các ghi nhận này sẽ lập tức cập nhật về CSDL trung tâm và như vậy tại bất cứ thời điểm nào hệ thống cũng có thể biết được tình trạng của mỗi lệnh sản xuất cũng như các chi phí đã phát sinh liên quan tới lệnh sản xuất đó và đưa ra được một báo cáo chi tiết về thành phẩm, bán thành phẩm, chi phí phân xưởng cho toàn doanh nghiệp.

Hệ thống sau đó cũng sẽ tự động tạo ra các bút toán ghi nợ/có thích hợp vào các tài khoản NVL, bán thành phẩm, thành phẩm, giá thành phân xưởng để chuyển lên phân hệ kế toán tài chính

Tóm tắt

Khác với kế toán tài chính bắt buộc phải tuân thủ một số quy định pháp luật như VAS-chuẩn mực kế toán Việt nam, kế toán giá thành nằm trong phần kỹ thuật quản trị và doanh nghiệp có toàn quyền chọn cách làm nào thấy phù hợp.

Phân hệ sản xuất của một ERP tiêu chuẩn sử dụng phương pháp giá thành định mức. Vấn đề rút ra ở đây là trước khi đưa ERP vào sử dụng tính giá thành doanh nghiệp cần chuyển từ phương pháp tính chi phí thực sang phương pháp giá thành định mức. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể dùng bảng tính Excel để theo dõi giá thành theo cách này khi chưa có ERP. Với các bút toán điều chỉnh được làm định kỳ doanh nghiệp có thể yên tâm giá thành ghi nhận theo phương pháp SC sẽ sai số không đáng kể với giá thành thực, nhưng những lợi ích về quản lý và lập kế hoạch từ việc dùng SC thì rất lớn. Khi doanh nghiệp đã quen với phương pháp SC có thể tự tin đưa ERP vào áp dụng.

(Trích Cách giải quyết bài toán giá thành trong ERP

Trần Sơn. Giám đốc Công Ty Eras)
 
Sửa lần cuối:

Mình đang làm kế toán chi phí NVL và giá thành sản xuất, thành phẩm là dây thuê bao điện thoại. Mình muốn biết thêm về ERP, phần mềm này có thể mua hay tải ở đâu, .... vui lòng giúp mình nhé ! Thanks
 
Apple nói:
Mình đang làm kế toán chi phí NVL và giá thành sản xuất, thành phẩm là dây thuê bao điện thoại. Mình muốn biết thêm về ERP, phần mềm này có thể mua hay tải ở đâu, .... vui lòng giúp mình nhé ! Thanks
ERP kô hẳn là một phần mềm, mà là một hệ thống được tích hợp trong phần mềm. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây :

Hội nhập bằng phần mềm quản lý nguồn lực (ERP)

Phần mềm quản lý tài nguyên doanh nghiệp được các chuyên gia quản lý coi là “công cụ quan trọng và cần thiết để hội nhập”.
Theo thống kê từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vào giữa năm 2006 vừa qua chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng ERP (phần mềm quản lý tài nguyên doanh nghiệp), trong khi sản phẩm này được các chuyên gia quản lý coi là “công cụ quan trọng và cần thiết để hội nhập”.

Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, số doanh nghiệp ứng dụng ERP vào quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng lên đáng kể.

Những nhà cung cấp, tư vấn, triển khai ERP đang đẩy mạnh những hoạt động của mình tại Việt Nam mà điển hình là sự tăng tốc của nhà cung cấp giải pháp ERP hàng đầu thế giới SAP.

Mới đây, SAP cùng với đối tác của mình, Kaisa Consulting, đã công bố chương trình hợp tác với Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Tp.HCM về việc chuyển giao chương trình đào tạo “SAP Academy”, thông qua đối tác tư vấn của SAP là Kaisa Consulting đến từ Philippines. Chứng chỉ được cấp tại Việt Nam, nhưng sẽ có giá trị trên toàn cầu.

Sự cần thiết của ERP

Việc ứng dụng ERP vào quản lý tài nguyên doanh nghiệp được các tập đoàn, các công ty đa quốc gia trên thế giới thực hiện từ lâu, điều này đặc biệt quan trọng khi quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Tại Việt Nam, cũng chính những công ty nước ngoài là những đơn vị đầu tiên triển khai ứng dụng ERP cho quy trình quản lý hiệu quả.

Sức ép cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO là rất lớn và bắt buộc các doanh nghiệp phải tự “dọn mình” cho bước ngoặt này trong đó tinh nhuệ hoá quy trình quản lý bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin là biện pháp tối cần thiết.

ERP là sản phẩm của sự kết hợp giữa công nghệ thông tin cùng với bề dày kinh nghiệm quản lý trong đó cho phép nhà quản lý tối ưu hoá quy trình hoạt động theo hệ thống quản trị tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống hoạt động mang tính mạng lưới của các tập đoàn, công ty lớn đã tạo điều kiện cho dòng chảy ERP vươn tới mọi nền kinh tế trước khi nhà cung cấp có những hợp tác cụ thể tại thị trường nội địa. Vì vậy mà SAP cũng nghiễm nhiên chiếm vị trí hàng đầu tại Việt Nam về thị trường ERP và các phần mềm khác từ trước khi họ dành quan tâm thực sự tại thị trường này.

Số liệu thống kê của IDG (Tập đoàn về dữ liệu toàn cầu) cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng chương trình SAP tại 5 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia là từ 64-73% tuỳ theo lĩnh vực và vượt trên 90% đối với ngành hàng tiêu dùng.

Đào tạo nhân lực ERP - yêu cầu cấp bách

Ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP, nhất là ý nghĩa rõ rệt của ERP trong việc tranh thủ rút ngắn khoảng cách về kinh nghiệm và bề dày quản lý của Việt Nam và các nước. Tuy nhiên, việc ứng dụng ERP đôi khi là gánh nặng trước khi chuyển hoá thành thế mạnh. Bởi lẽ ngân sách đầu tư cho việc ứng dụng ERP là không nhỏ, bên cạnh đó khó tìm được sự tương thích giữa quy trình quản lý hiện hữu của doanh nghiệp và quy trình theo chuẩn ERP, thời gian chuẩn hoá dữ liệu không ngắn.

Lúc này, vai trò của chuyên gia tư vấn ERP là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay số người giỏi trong lĩnh vực này không nhiều bởi chưa có trường lớp đào tạo nào tại Việt Nam, họ chủ yếu là những người được học từ việc triển khai ERP tại các công ty nước ngoài. Điều này khiến cho những doanh nghiệp dù mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến cũng gặp nhiều khó khăn.

Việc Kaisa Consulting, SAP và Đại học Quốc gia Tp.HCM ký kết chương trình hợp tác đào tạo ứng dụng chương trình SAP chính là nhằm đáp ứng “cơn khát” nguồn nhân lực ERP tại Việt Nam. Trong chương trình ký kết này, SAP sẽ đảm nhiệm cung cấp tài liệu, giáo trình hướng dẫn chi tiết, Kaisa sẽ cung cấp giảng viên đạt chuẩn toàn cầu được sát hạch bởi SAP và Đại học Quốc gia Tp.HCM với vai trò là một trung tâm đào tạo công nghệ thông tin uy tín sẽ chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho việc đào tạo theo tiêu chuẩn toàn cầu của SAP: cơ sở hạ tầng và kết nối tối tân với các máy chủ tại SAP AG và SAP SG, cung cấp một đường truyền có tốc độ tối thiểu 2Mbps, tối đa 45 Mbps, và mức độ sẵn sàng của đường truyền là 99.9%.

Bà Teh Opinion, Giám đốc điều hành Kaisa Consulting, đồng thời là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn công nghệ thông tin phát biểu: “Sự tương đồng về điều kiện việc làm giữa Philippines và Việt Nam là lý do tại sao Kaisa quyết định có mặt tại Việt Nam. Chương trình mà Học viện Kaisa cung cấp tại Philippines đã mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nhờ việc đào tạo và cung ứng cho thị trường những chuyên gia, các nhà tư vấn về công nghệ thông tin thực sự phù hợp, có trình độ cao đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin của đông đảo các doanh nghiệp. Chúng tôi tin chắc rằng chúng tôi cũng có thể tạo ra một điều gì đó khác biệt tại Việt Nam”.


(Theo www.vneconomy.vn)​
 
Ðề: Căn bản về phương pháp giá thành định mức (Standard Cost -SC)

công ty mình cũng đang triển khai thực hiện EPR nhưng đang vướng một số vấn đề về phân tích BTP, do sản phẩm ở công ty mình qua nhiều công đoạn nên việc quản lý các công đoạn cũng như tính giá thành sản phẩm chưa chính xác, bạn nào đã từng làm việc này có thể tư vấn cho mình được không?
 
Ðề: Căn bản về phương pháp giá thành định mức (Standard Cost -SC)

Chào các bạn mình là thành viên mới của forum, mình vừa mới vào làm vệc cho một công ty Sản Xuất, chuyên về mặt hàng CHĂN, RA, GỐI, NỆM. Mình thấy cách tính giá thành ở cty mình ko tuân theo một nguyên tắc nào cả, chỉ làm theo cảm tính, không bóc tách từng chi phí riêng mà chỉ nhập số liệu ước chừng rồi cho ra tổng chi phí mà thôi.
Giờ nhìn vào thấy nó giống như một mớ bòng bong vậy, cứ đà này chắc sẽ bị cơ quan thuế sờ gáy miết thôi, có bạn nào có cách gì hay ko chỉ cho mình với, đây là lần đầu tiên mình làm cho cty sx.
Cám ơn mọi người nhiều.
 
Ðề: Căn bản về phương pháp giá thành định mức (Standard Cost -SC)

chào các bạn!
mình thành thành viên mới.
Mình đang làm kế toán mãng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.
Nhưng mình lại không có bảng tính excel cho phương pháp này.

Bạn nào có file excel , cho mình xin!
Rất mong các bạn giúp đỡ!
Mình xin đa tạ!/Linh
 
Ðề: Căn bản về phương pháp giá thành định mức (Standard Cost -SC)

...............................


Cơ mà đây là SP của Microsoft, siêu đắt.

Theo mình thì share point ko đắt. hiinhf như trong bộ Office enterprise là có sẵn rồi.
 
mình là thành viên mới, mình rất vui được làm quen với mọi người ạ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top