Cách xử lý HĐ GTGT khi có đầu ra mà chưa có đầu vào!

Ðề: Cách xử lý HĐ GTGT khi có đầu ra mà chưa có đầu vào!

Xử lý thế nào với TH bên bán xuất hóa đơn trễ so với thời điểm giao hàng, bên mua xử lý ra sao?
Các bạn tham khảo nội dung của CV 630/TCT-PCCS ngày 06/02/2007 (CV chỉ có tính chất tham khảo để biết cách mà xử lý.)
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Thời gian qua, một số Cục Thuế và doanh nghiệp có phản ánh về việc vướng mắc đối với việc xử lý hành vi bán hàng hóa, dịch vụ không xuất hóa đơn, kê khai sai thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn và hóa đơn trả lại hàng. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1/ Đối với hành vi bán hàng hóa, dịch vụ không xuất hóa đơn:
Tại điểm 1, mục VI, phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn quy định: "1.1 Tổ chức, cá nhân khi bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng.
1.2 Thời điểm lập hóa đơn: Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định".
Tại điểm 1, mục IV, phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế GTGT quy định: "Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT…".
Trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không xuất hóa đơn ngay tại thời điểm chuyển giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ (do nguyên nhân bên mua chưa trả tiền hoặc hai bên không nắm rõ quy định), sau đó cơ quan thuế kiểm tra phát hiện thì xử lý như sau:
a/ Trường hợp sau khi bán hàng hóa, dịch vụ, mặc dù không xuất hóa đơn nhưng doanh nghiệp bán vẫn kê khai, nộp thuế đối với khoản doanh thu bán hàng này thì bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn và lập lại hóa đơn làm căn cứ kê khai, nộp thuế.
b/ Trường hợp sau khi bán hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp bán không xuất hóa đơn và không kê khai, nộp thuế thì xử lý như sau:
- Nếu thời điểm lập hóa đơn cùng năm so với thời điểm bán hàng (chưa đến thời điểm doanh nghiệp phải quyết toán thuế) thì chỉ xác định là hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn, chứng từ và bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP nêu trên.
- Nếu thời điểm lập hóa đơn khác năm so với thời điểm bán hàng (đã qua thời điểm doanh nghiệp phải quyết toán thuế) thì xác định là hành vi trốn thuế và bị xử phạt hành chính theo hướng dẫn tại Thông tư số 41/2004/TT-BTC ngày 18/5/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý hình sự.
c/ Sau khi bên bán hàng đã lập hóa đơn giao cho bên mua hàng, bên mua hàng không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT tại hóa đơn này. Số thuế GTGT này được tính vào chi phí hợp lý của năm hiện hành lập hóa đơn.
2/ Ghi sai thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn:
a/ Tại điểm 1.10, mục VI, phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn quy định: "Trường hợp lập lại hóa đơn: những trường hợp hóa đơn đã xé rời khỏi quyển, sau đó phát hiện sai phải hủy bỏ thì tổ chức, cá nhân phải lập biên bản có chữ ký xác nhận của bên mua hàng, bên bán hàng, nếu là tổ chức phải có ký xác nhận (đóng dấu) của người đứng đầu tổ chức; bên mua hàng, bên bán hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hóa đơn hủy bỏ".
Trường hợp doanh nghiệp ghi sai thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn thì khi phát hiện, hai bên mua và bán phải lập biên bản có chữ ký xác nhận (đóng dấu) của người đứng đầu hai doanh nghiệp để hủy hóa đơn cũ sai sót và xuất lại hóa đơn GTGT mới với thuế suất thuế GTGT chính xác thay thế hóa đơn cũ ghi sai thuế suất và thuế GTGT đầu ra do sai thuế suất doanh nghiệp bán phải điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT của tháng xuất hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ bị hủy bỏ.
b/ Căn cứ quy định tại tiết g1, điểm 1, mục IV, phần B Thông tư số 41/2004/TT-BTC ngày 18/5/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, trường hợp bên bán không tự phát hiện sai thuế suất thuế GTGT mà do cơ quan thuế kiểm tra phát hiện thì bị truy thu, xử phạt vi phạm hành chính đối với số thuế GTGT tăng thêm và không được lập lại hóa đơn.
3/ Hóa đơn trả lại hàng:
Căn cứ quy định tại điểm 5.8, mục IV, phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế GTGT, trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, đã xuất hóa đơn cho bên mua, nhưng sau một thời gian bên mua không chuyển được quyền sở hữu và phải trả lại hàng hóa thì hai bên mua, bán phải lập biên bản khi xuất hàng trả lại cho người bán và doanh nghiệp mua phải xuất hóa đơn trên hóa đơn ghi rõ là hàng trả lại người bán. Hóa đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai.
Trường hợp người mua hàng là đối tượng không có hóa đơn thì hai bên phải lập biên bản ghi rõ số lượng hàng hóa trả lại, giá không có thuế, thuế GTGT, lý do trả lại hàng kèm theo hóa đơn GTGT gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng hóa đơn bán hàng làm căn cứ điều chỉnh doanh thu, thuế GTGT.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế biết và thực hiện./.
 
Ðề: Cách xử lý HĐ GTGT khi có đầu ra mà chưa có đầu vào!

Cái trường hợp này thì công ty tớ có lẽ là diễn ra thường xuyên từ nhiều năm nay. Từ những năm trước các kế toán khác cũng đều làm phiếu nhập kho trước, sau này thuế có hỏi thì giải trình là hàng về trước hóa đơn về sau (trường hợp thanh toán đầy đủ bên bán mới xuất hóa đơn). Vẫn được khấu trừ thuế bình thường mà.

NẾu vậy thì thuế bên bạn quá dễ tính rồi (hay vì bên bạn chăm sóc các bác ấy tốt quá). Ước gì mình đc gặp đoàn thuế quyết toán dễ tính như vậy.
Nguyên tắc là khi hàng hóa thuộc quyền sở hữu của DN thì DN mới đc xuất hóa đơn đầu ra.
Cái phiếu xuất kho của bên bán ko phải là chứng từ chứng minh hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của DN được, mà nó phải là HÓA ĐƠN GTGT.
Nên ko thể lấy cái phiếu xuất kho của bên bán ra làm chứng cứ được.
Bạn thử hỏi thuế mà xem. Họ loại ra cho là may, chứ ko khéo bị cho là mua bán hóa đơn khống thì xong. :thodai:
 
Ðề: Cách xử lý HĐ GTGT khi có đầu ra mà chưa có đầu vào!

Trường hợp "hàng về trước, hóa đơn về sau, hóa đơn đầu ra đã xuất mà chưa có đầu vào"
Thủ tục: Làm phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán + phô tô tờ hóa đơn lấy sau kẹp vào + phiếu hoạch toán + phiếu nhập kho + phô tô hợp đồng , thanh lý nếu có
Nợ 152,156/ có 331*

Xuất kho bình thường Phiếu xuất: Nợ 621,627,154,632/ có 152,156

Sau này thanh toán: phiếu chi or chứng từ ngân hàng+ khai báo thuế
Nợ 331*
Nợ 1331
Có 111,112
 
Ðề: Cách xử lý HĐ GTGT khi có đầu ra mà chưa có đầu vào!

Trường hợp "hàng về trước, hóa đơn về sau, hóa đơn đầu ra đã xuất mà chưa có đầu vào"
Thủ tục: Làm phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán + phô tô tờ hóa đơn lấy sau kẹp vào + phiếu hoạch toán + phiếu nhập kho + phô tô hợp đồng , thanh lý nếu có
Nợ 152,156/ có 331*

Xuất kho bình thường Phiếu xuất: Nợ 621,627,154,632/ có 152,156

Sau này thanh toán: phiếu chi or chứng từ ngân hàng+ khai báo thuế
Nợ 331*
Nợ 1331
Có 111,112

Anh xem cái ngày hóa đơn đầu vào so với cái ngày hóa đơn đầu ra giúp em. Ở đây mọi người đều gặp trường hợp là ngày hóa đơn đầu vào sau ngày hóa đơn đầu ra anh ạ.
 
Ðề: Cách xử lý HĐ GTGT khi có đầu ra mà chưa có đầu vào!

Trường hợp này hay gặp bên xây dựng, thương mại lắm em :
Trước ngày xuất hóa đơn ( thương mại):
Thủ tục phải có trước ngày xuất hóa đơn: Làm phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán + phô tô tờ hóa đơn lấy sau kẹp vào + phiếu hoạch toán + phiếu nhập kho + phô tô hợp đồng , thanh lý nếu có
Nợ 156/ có 331*
+ đến ngày xuất hóa đơn:
Nợ 111,112,131/ có 511,33311
giá vốn : Nợ 632/ có 156 căn cứ giá vốn và hàng tồn là: Làm phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán + phô tô tờ hóa đơn lấy sau kẹp vào + phiếu hoạch toán + phiếu nhập kho + phô tô hợp đồng , thanh lý nếu có



Nếu bên xây dựng:
phải làm bút toán này trước ngày làm biên bản xác nhận khối lượng + nghiệm thu công trình thì OK ko sao cả nếu làm sau thì bút toán này đưa vào cũng ko cứu vãn được tình thế
Nợ 152/ có 331*
Xuất kho: Nợ 621,154*/ có 152 căn cứ giá xuất kho là: Làm phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán + phô tô tờ hóa đơn lấy sau kẹp vào + phiếu hoạch toán + phiếu nhập kho + phô tô hợp đồng , thanh lý nếu có
Kết chuyển giá thành: Nợ 154/ có 621
+ đến ngày xuất hóa đơn:
Nợ 111,112,131/ có 511,33311

giá vốn : Nợ 632/ có 154



Anh xem cái ngày hóa đơn đầu vào so với cái ngày hóa đơn đầu ra giúp em. Ở đây mọi người đều gặp trường hợp là ngày hóa đơn đầu vào sau ngày hóa đơn đầu ra anh ạ.
 
Ðề: Cách xử lý HĐ GTGT khi có đầu ra mà chưa có đầu vào!

Trường hợp này sẽ có 2 cách xử lý.\
TH 1; Chịu nộp thuế lập bảng kê hàng hóa đầu vào.
TH2. Mua hóa đơn. trong trường hợp này vẫn có thể mua được hóa đơn.
Bạn cho mình biết thêm số hàng hóa bạn bán ra là hàng gì. số lượng bao nhiêu.
Mình sẽ tìm giúp bạn nhà cung cấp và viết hóa đơn giúp bạn.
Có gì liên hệ 0918.63.72.79
 
Ðề: Cách xử lý HĐ GTGT khi có đầu ra mà chưa có đầu vào!

Trong trường hợp này đầu tiên tôi khẳng định là sai nguyên tắc bởi vì khi chuyển giao hàng hóa tức là bên bán hàng đã chuyển gia quyền sở hữu, sử dụng cho bên mua thì phải xuất hóa đơn. Bến mua căn cứ vào hóa đơn đầu vào để hạch toán hàng hóa, nguyên vật liệu nhập kho .... Tuy nhiên tại có một số Doanh nghiệp sai nguyên tác, lấy hàng về trước sau đó đem bán. Tới báo cáo thuế GTGT thấy thiếu mới chạy đi lấy hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào. Nhưng người bán lỡ xuất qua ngày mất tiêu cho nên không thể lùi ngày được vì vậy hóa đơn xuất ra có thể ngày trước hóa đơn mua vào. Nếu gặp trường hợp trên chỉ có cách chữa cháy sau:
1. Hủy hóa đơn bán ra, xuất lại hóa đơn khác trước ngày hóa đơn mua vào. ( cách này hơi khó vì ảnh hưởng đến uy tín và ngừoi mua đôi khi cũng không đồng ý.
2. Cách thứ 2: Lập phiếu nhập kho cho hàng về trước để làm sổ sách kế toán, không bị âm hàng, khi nào hóa đơn về hãy kê khai thuế GTGT. Giải trình với thuế là do bên bán hàng giám đốc đi công tác mang dấu theo để ký đóng dấu hợp đồng, không có con dấu nên không thể xuất hóa đơn. Giám đốc về mới có. Hoặc là có một số điểm trong hợp đồng chưa thống nhất nên bên bán chưa xuất hóa đơn. Cứ đổ lỗi bừa cho bên bán. Thông thường thì thuế cũng không để ý mấy khoản trên, đừng dại gì khai ra trước. Chủ yếu là có mua bán, có hợp đồng, có chuyển khoản và có hóa đơn đầu vào và đầu ra là ok/. Trưởng phòng tư vấn thuế!
 
Ðề: Cách xử lý HĐ GTGT khi có đầu ra mà chưa có đầu vào!

Làm hợp đồng mua bán, y/c bên bán làm phiếu xuất kho đúng ngày lấy hàng, biên bản giao nhận. Sau đó bên bán xuất hóa đơn trễ ngày so với thời điểm thực tế giao hàng thì sau này Thuế sờ gáy anh bán chứ ko sờ gáy anh mua. Lý do : Anh bán bị xử lý : Bán hàng không xuất hóa đơn đúng thời điểm. Cái này trong TT 153/2010/TT-BTC quy định rõ ràng về thời điểm xuất hóa đơn rồi.
Bên bán đã có đầy đủ hồ sơ chứng minh mua hàng & việc xuất hóa đơn trễ là lỗi của bên bán. Nên khấu trừ thuế & tính vào chi phí hợp lý bình thường. Chỉ có điều, cẩn thận với hàng hóa đi trên đường gặp mấy bác quản lý thị trường cũng mệt nếu ko có hóa đơn xuất trình nguồn gốc của HH.
Chỉ vậy thôi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top