cách xử lý công nợ

nam120600218

Member
Hội viên mới
Bà con ơi . Cho hỏi " Biện pháp nào để hạn chế rủi ro các khoản nợ phải thu khó đòi " . " Nên có chính sách nào để giảm những hạn chế rủi ro đó " .
Cảm ơn bà con nha .
:chetroi:
 
Ðề: cách xử lý công nợ

lập quỹ dự phòng những khoản thu khó đòi Tk139
:k5429592:
 
Ðề: cách xử lý công nợ

đưa ra chính sách
giảm giá , chiet khau thanh toán, ky hối phiếu đòi nợ]
 
Ðề: cách xử lý công nợ

Bà con ơi . Cho hỏi " Biện pháp nào để hạn chế rủi ro các khoản nợ phải thu khó đòi " . " Nên có chính sách nào để giảm những hạn chế rủi ro đó " .
Cảm ơn bà con nha .
:chetroi:

Cách thường dùng là lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi đó. Nhưng để tránh rủi ro trước khi ra quyết định cho KH nợ nhiều hay ít cần điều tra tình hình kinh doanh & khả năng tài chính của họ & cần thắt chặt các điều khoản thanh toán trong HĐKT.
 
Ðề: cách xử lý công nợ

Bà con ơi . Cho hỏi " Biện pháp nào để hạn chế rủi ro các khoản nợ phải thu khó đòi " . " Nên có chính sách nào để giảm những hạn chế rủi ro đó " .
Cảm ơn bà con nha .
:chetroi:

làm giống baby chien là ok đó bạn. lập dự phòng là thôi rồi lượm ơi ! có hạn chế dc j đâu, lúc đó đã bị khách xù nợ nên mới lập dự phòng.
 
Ðề: cách xử lý công nợ

Ở đây chủ thớt hỏi biện pháp hạn chế mà một số bác cứ kêu trích dự phòng khoản phải thu khó đòi là sao. Phải thu khó đòi chỉ trích khi xác nhận các khoản nợ khó có khả năng đòi được mới trích chứ.
Biện pháp thì nên trước khi gio dịch mua bán làm ăn với đối tác phải xem xét các chỉ tiêu sau:
- Khả năng tài chính của cty
- Khả năng thanh toán của cty đối với một số KH khác nếu có
- Tình hình thanh toán đúng hạn của CTy trong thời gian đầu giao dịch
- Uy tính của Cty trên thị trường
Mình ngĩ nhiêu đó ai bổ sung thêm nhé.
 
Ðề: cách xử lý công nợ


Về nguyên tắc thì khoản dự phòng phải thu khó đòi được lập vào cuối kỳ kế toán khi doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được.
Do vậy, nếu hỏi biện pháp để giảm thiểu rủi ro từ các khoản nợ khó đòi thì trả lời là trích lập dự phòng thì theo mình chưa chuẩn lắm
Mình cũng nghĩ như bạn thamkt82
Mọi người cho ý kiến thêm:xinloinhe:
 
Ðề: cách xử lý công nợ

babychien noi cũng có ý hay đấy
sử dụng các công cụ tài chính khi nợ và nhận nợ.
nếu mình cho khách nợ mà thấy khoản nợ đó có nguy cơ khó đòi thì bán khoản nợ cho ngân hàng, phần còn lại trích dự phòng đập vào :D
 
Ðề: cách xử lý công nợ

Vì cuối kỳ hạch toán thì mới trích lập các khoản phải thu khó đòi do đó nếu làm Công Nợ thì nên có những chính sách riêng đối với từng khách hàng chẳng hạn như giảm giá, chiết khấu nếu thanh toán. Hoặc nếu có thể thì trao đổi mua bán hàng hóa với họ để giảm số Nợ....
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top