Cách Viết Một Luận đề ấn Tượng

thaomar

Member
Hội viên mới
Sau khi nghiên cứu, phân tích và tìm ý, giờ bạn đã hiểu thấu đáo về cái gì bạn sẽ viết. Đã đến lúc bạn thể hiện những hiểu biết ấy trong một câu diễn đạt tinh tế để dẫn dắt và hình thành phần còn lại trong bài viết của bạn. Luận đề (thesis) có chức năng như luận điểm chính (main point) của cả bài viết, thường xuất hiện ở gần cuối đoạn mở bài (introduction).

Nếu bạn không có 1 lý do bắt buộc nào để chuyển nó khỏi vị trí truyền thống ấy thì hãy viết nó ở cuối phần mở bài của bạn. Độc giả luôn chờ đợi và đọc rất kỹ câu luận đề, và họ muốn thấy một nhận định tinh tế ở đó. Luận đề được diễn đạt trong 1 câu súc tích thể hiện ý chính và mục đích của bài luận.

1. Tạo cho luận đề một khả năng gây tranh cãi:

Luận đề phải tạo ra được 1 nhận định có tính tranh luận. Để kiểm tra xem nhận định của bạn có thể tranh cãi hay không, hãy tự đặt câu hỏi: Có lý lẽ gì để chứng minh cho ý kiến đối lập không? Nếu không thì đó không phải là một luận đề, mà chỉ là 1 sự thật hiển nhiên. Ví dụ:

· Luận đề không gây tranh luận: "Computers are becoming an efficient mechanism for managing and transmitting information in large businesses." (Câu này chỉ nêu lên sự thật hiển nhiên.)

· Luận đề gây tranh luận: "Heavy use of computers may disrupt family cohesion and increase divorce in society." (Đây là 1 luận đề gây tranh cãi vì sẽ có nhiều người không tin điều đó.)

2. Luận đề phải cụ thể:

Luận đề cũng phải cụ thể. Tránh những khái quát chung chung, không rõ ràng. Luận đề cần chi tiết và rành mạch, để người đọc thấy được cái tại sao đằng sau lập luận của bạn.

· Luận đề thiếu cụ thể: "We should not pass the microchip bill." (Luận đề chưa cụ thể. Đây chỉ là 1 nhận định về giá trị mà chưa cung cấp đủ lý lẽ cho độc giả.)

· Luận đề cụ thể: "Because the microchip insert causes serious health hazards such as cancer and brain tumors to those who use it, the microchip should not be passed." (Luận đề đã cụ thể hơn nhiều. Người đọc có thể thấy rõ bài viết sắp nói về cái gì.)

3. Tránh liệt kê:

Nếu luận đề liệt kê ra quá nhiều điểm, rất có thể bài luận của bạn sẽ hời hợt. Giả sử bạn có được 6 lý do tại sao nên dạy lập trình trong các khóa học ở trường, thì cũng đừng ôm đồm hết các kiến thức ấy trong 1 bài luận, hãy tập trung vào ít lý do để chúng có chiều sâu hơn, có thể thảo luận chỉ 2 hay 3 ý. Những bản liệt kê dài dằng dặc sẽ khiến bài viết của bạn nông cạn vì bạn không còn đủ chỗ để khai thác đầy đủ từng ý. Nếu bạn không biết nói gì nữa về 1 ý nào đó, hãy tiến hành lại các bước khai thác ý và nghiên cứu kỹ hơn. Tuy vậy, nếu bạn đang cần viết 1 bài dài hơn và cần bao quát hết các vấn đề đó thì vẫn phải tránh liệt kê trong câu luận đề, chỉ để độc giả thấy 1 ý khái quát về luận điểm của bạn, tránh cụ thể quá.

· Liệt kê: "The microchip bill biologically damages the health of children, invades the privacy of independent teenagers, increases crime, turns children against their parents, induces a sense of robotry about the individual, and finally, may result in the possible takeover of the government."

· Trọng tâm: "By surgically inserting circuitry similar to cell phone devices that has been known to cause headaches and fatigue, the microchip biologically endangers the health of children."

4. Sử dụng cấu trúc: “Mặc dù..., nhưng thực ra...” (Although...., actually...)

Đây là 1 trong các cách tốt nhất để tìm ra cái gì đó mới mẻ và gây tranh cãi. Bạn đang nói với 1 người là những gì mà trước đấy người ấy tin là đúng thực ra không đúng đâu. Bạn đang nói: Này, anh nghĩ X phải không? Ồ, anh sai rồi, thực ra là Y cơ! Bất cứ khi nào bạn đi xa hơn những gì là hiển nhiên và mang đến cho người đọc 1 cái nhìn mới mẻ thì bạn sẽ gây chú ý cho họ. Không có cách nào giúp bạn thể hiện hiểu biết thấu đáo của mình về vấn đề hiệu quả hơn cấu trúc này.

VD:

· Although it appears that computers may help students learn to write, (actually) they can become a detriment to the generation of what what creative writers call "flow."

· Although some philosophers profess to lead more pure, thoughtful lives, (actually) philosophers are no different than other publication-hungry academics
 
Cách Khai Thác ý để Viết Bài Luận Hiệu Quả

Để viết được một bài tiếng Anh hoàn chỉnh, chúng ta cần tiến hành các bước cơ bản như: tìm hiểu đề tài (research), phân tích tài liệu (analysis), khai thác ý (brainstorming), viết luận đề (thesis), viết đề cương (outline)...

Thông thường thì việc tìm và khai thác ý gây trở ngại lớn nhất đối với người học, và đây cũng là bước quyết định xem chúng ta có thể bắt tay vào viết bài hay không.

1) Hình thành ý tưởng độc đáo:

Tìm ý là một quá trình suy nghĩ có lập luận (critical thinking) để có thể hiểu thấu đáo những gì còn ẩn chứa bên trong đề tài (topic). Giả sử bạn đã nghiên cứu đề tài tương đối kỹ, và giờ đây bạn đã có một nền tảng vững chắc các khái niệm mà bạn sẽ sử dụng trong bài viết của mình. Nhiệm vụ của bạn bây giờ là “đứng trên vai” các học giả mà bạn đã tìm hiểu và tìm ra một cái gì thật độc đáo để viết. Chúng ta không thể “nhai lại” những gì họ đã nói. Bạn phải vượt qua họ và đề xuất được một ý tưởng mới mẻ. Bài viết của bạn sẽ thể hiện được 1 ý tưởng mới hay 1 cách nhìn nhận đề tài theo hướng khác chứ không phải là sao chép lại ý kiến hay các nghiên cứu của các học giả trước, mặc dù rõ ràng là bạn đang dựa vào những cơ sở họ đưa ra để hình thành nên ý tưởng của mình.

2) Sử dụng các cách thức khác nhau:

Chúng ta có thể sử dụng rất nhiều “thủ thuật” để hình thành ý tưởng. Tùy theo từng đề tài cụ thể mà cách này sẽ hiệu quả hơn cách kia. Nhưng phải luôn nhớ rằng dù sử dụng phương pháp nào thì mục đích chính của bạn vẫn là tìm ra được những ý độc để dẫn dắt cả bạn và độc giả đi xa hơn những cái hiển nhiên đã có từ trước. Hãy đặt ra cho mình các câu hỏi và tự trả lời chúng. Hãy ngồi trầm ngâm suy nghĩ và cầm bút ghi nhanh lại những ý tưởng chợt đến trong đầu. Bạn cũng có thể vừa đi lại trong phòng vừa nghĩ ngợi cho đến khi tìm ra được những ý tưởng độc đáo để viết. Các cách thức phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp để khai thác ý gồm:

· Xác định vấn đề: Vấn đề là gì? Vì sao nó thực sự là một vấn đề? Đó là vấn đề của ai? Lần đầu tiên nó trở thành vấn đề là khi nào? Nguồn gốc/Thực chất của vấn đề là gì?

· Đặt câu hỏi: Các câu hỏi thường gặp là: Điều gì đã gây ra X (thay thế X bằng đề tài của bạn), X được định nghĩa/xác định như thế nào? X có thể được so sánh với cái gì?....

· Khảo sát dẫn chứng: Có những bằng chứng gì để tin nhận định này? (Lựa chọn một nhận định), Bằng chứng này có vững chắc/rõ ràng không? Tồn tại/Thiếu sót trong bằng chứng này là gì? Làm thế nào để dẫn chứng có thể thuyết phục hơn? Tại sao mình không nên tin bằng chứng này?

· Xác định giả thuyết: Điều gì liên quan đến X đang được coi là đúng? Những gì ở X mà mọi người cho là hiển nhiên đúng? Những giả thuyết đấy có gì sai không?

· Kiểm tra định kiến: Một số định kiến xã hội, kinh tế, tôn giáo hay văn hóa của riêng bạn liên quan đến đề tài là gì? Những định kiến này có ảnh hưởng gì đến nhận định tổng quan của bạn về X? Một nhà sư theo đạo Phật sống ở Ấn Độ có thể nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Còn một trí thức Pháp? Một người Anh-điêng? Một đứa trẻ? Một bác sỹ?

· Lật lại cái “hiển nhiên”: Chép lại câu sau, thay thế các chỗ trống bằng chú thích của riêng bạn: “Hầu hết mọi người nghĩ __________ về đề tài này, nhưng thật ra họ đã sai. Đúng ra thì __________”.

· Nghiên cứu: Những nhà cầm quyền nói gì về X? Trên mạng có bài báo/bài luận gì về X? Trong các cơ sở dữ liệu học thuật có bài báo/bài luận gì về X? Trong thư viện có sách gì viết về X? Các bài báo/cuốn sách này đã đưa ra những cách hiểu nào?

· Viết vào sổ: Viết bất cứ những gì xuất hiện trong đầu, giới hạn trong 1 trang giấy.

· Mang theo tờ ghi chú: Dùng 1 tờ ghi chú hay mẩu giấy, viết vào đấy câu hỏi chính mà bạn đang nghĩ. Mang nó trong túi quần/áo mỗi khi bạn đi đâu trong ngày. Thỉnh thoảng lấy mẩu giấy ra và đọc lại, nếu xuất hiện bất kỳ ý gì thì ghi nhanh vào. Đến cuối ngày lấy mẩu giấy ra và ghi thêm các ý tưởng về đề tài.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top