Cách viết CV xin việc kế toán hiệu quả và ấn tượng

Lynhquynh

Member
Hội viên mới
CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae (sơ yếu lý lịch) là một bản tự thuật tóm tắt về bản thân, liệt kê các kỹ năng cũng như những kinh nghiệm và quá trình học tập của bản thân để nhà tuyển dụng thấy được năng lực hay khả năng đáp ứng công việc của bạn.

cach-viet-cv-xin-viec-ke-toan-hieu-qua-va-an-tuong.png


** Thông thường một CV xin gồm có các phần sau:
1. Thông tin cá nhân.

2. Mục tiêu nghề nghiệp.

3. Trình độ và bằng cấp.

4. Kinh nghiệm chuyên môn.

5. Kỹ năng công việc (tin học, ngoại ngữ)

6. Các hoạt động ngoại khóa

7. Thông tin bổ sung.

8. Xác nhận thông tin.(nếu cần)

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách viết CV xin việc theo từng từng phần trên:

1. Thông tin cá nhân: Phần này bạn cần thể hiện được bạn là ai? Thông tin liên lạc của bạn là gì?

Cần có những thông tin sau:

– Họ và Tên:

– Ngày sinh:

– Địa chỉ: (Các bạn ghi chỗ ở hiện tại)

– Số điện thoại:

– Email:

Đây là những thông tin cơ bản để nhà Tuyển dụng liên hệ với bạn.

2. Mục tiêu nghề nghiệp:
Các bạn viết mục tiêu phần đấu, có thể chia làm mực tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, mong muốn đạt được những gì trong tương lai.

3. Trình độ và bằng cấp
– Bạn tốt nghiệp những trường gì? loại gì?

– Bạn học thêm được những loại chứng chỉ nào: Ví dụ như Kế toán thực hành thực tế, tiếng anh…

Chú ý phần này các bạn cần sắp xếp theo thứ tự các mốc thời gian.

4. Kinh nghiệm chuyên môn:
– Đối với những bạn đã có kinh nghiệm đi làm, kể cả những công việc làm thêm thời sinh viên hay lúc chưa đi làm đúng chuyên ngành như : bán hàng, thu ngân… các bạn cũng liệt kê vào đây, và phải liệt kê theo thứ tự thời gian từ gần nhất đến lâu nhất.

– Đối với những bạn chưa từng đi làm gì thì trong CV xin việc sẽ không phần 4 này.

5. Kỹ năng công việc
– Đối với công việc của người kế toán thì sử dụng thành thạo các kỹ năng về tin học văn phòng Word, Excel thật sự rất cần thiết, nếu bạn biết về tiếng anh thì càng tốt.

– Các bạn sử dụng được những loại phần mềm kế toán nào cũng đưa vào đây.

– Các bạn có khả năng làm được những công việc gì về kế toán thì các bạn liệt kê vào đây. Ví dụ như: thành thạo làm báo cáo thuế, biết cách lên sổ sách và lập được BCTC…

– Ngoài những kỹ năng trên thì công việc của người kế toán cũng rất cần đến khả năng giao tiếp, để bạn có thể đối đãi với cơ quan thuế, giải trình số liệu, ký hợp đồng khách hàng…

6. Các hoạt động ngoại khóa
– Mục này chỉ dành cho các bạn sinh viên kế toán sắp và mới ra trường, nếu bạn là một người năng động, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa thì hãy thể hiện một này thật tốt để gay ấn tượng với nhà tuyển dụng.

– Các hoạt động ngoại khóa như : tham gia phong trào đoàn trường, sinh viên tình nguyện, các câu lạc bộ kế toán, tiếng anh… Nếu đạt được thành tích hay ghi nhận gì thì các bạn thể hiện hết vào đây nhé.

7. Thông tin bổ sung
Mục này để các bạn giới thiệu qua về con người của mình, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích bản thân…

– Các bạn nên thể hiện những điểm mạnh phù hợp với công việc của người kế toán như: Trung thực, nhiệt tình, dễ hòa đồng hay chịu được áp lực công việc…

– Mong muốn được làm việc trong môi trường như thế nào…

8. Xác nhận thông tin
Mục này chỉ dành cho các bạn đã có kinh nghiệm đi làm, đã ghi ở mục kinh nghiệm, các bạn ghi thông tin: công ty, số điện thoại, email… người quản lý trực tiếp của bạn ở công ty cũ để nếu nhà Tuyền dụng cần họ sẽ liên lạc để kiểm tra những thông tin bạn đã nêu có đúng sự thật hay không, hoặc bạn làm bên đó có tốt không?

** Những lỗi sai khi viết CV kế toán xin việc:
Trong khi viết CV xin việc bạn gặp vô vàn những lỗi từ cơ bản cho tới những lỗi logic đó là điểm trừ không đáng với bao công sức bạn bỏ ra và dưới đây mình nêu ra những lỗi cơ bản khi bạn thao tác viết CV xin việc.

1. Lỗi chính tả trong CV xin việc.
Điều này dễ hiểu trong bản CV xin việc nếu tràn lan những lỗi chính tả, lỗi định dạng và nó là điểm trừ đầu tiên để nhà tuyển dụng loại bỏ hồ sơ xin việc của bạn. Nó cho thấy, bạn là một người cẩu thả, làm việc không chuyên nghiệp và dĩ nhiên khi nhận vào làm thì hiệu quả làm việc không cao. Cho nên khi chuẩn bị viết CV chuyên nghiệp bạn nên rà soát quan tâm tới vấn đề cú pháp chính tả, câu văn, cách trình bày … một cách thật cẩn thậm. Tránh những sai lầm không đáng có.

2. Kinh nghiệm công việc giống mô tả công việc
Lỗi này khá nghiêm trọng vì bạn muốn nhà tuyển dụng chú ý tới CV xin việc của mình bằng việc nêu rất nhiều yếu tố tốt trong kinh nghiệm làm việc phù hợp với công việc muốn xin vào nhưng thực tế bạn lại trình bày tương đồng với mô tả công việc khi đi xin việc. Vì thế hãy chắt lọc từ ngữ lựa chọn cách diễn đạt khôn khéo để không bị bắt lỗi này. Để có thể có được một mẫu CV ấn tượng với nhà tuyển dụng.

3. Trình bày lan man
Điểm đáng lưu ý tiếp theo là bạn nêu nội dung trong CV xin việc tránh làn man dài dòng, nội dung không đâu vào đâu. Ví dụ như bạn làm rất nhiều công việc hay có nhiều kỹ năng trong công việc thì đừng vội mà liệt kê theo danh sách từ A tới Z mà hãy khôn khéo trình bày chúng theo từng nhóm một. Điều này dễ cho nhà tuyển dụng nắm bắt nội dung bạn truyền đạt cũng như thuận tiện cho người đọc CV của bạn.

4. Không đưa quan điểm cá nhân vào bản CV xin việc
Yếu tố cấm kỵ trong bản CV xin việc chuyên nghiệp là không đưa yếu tố tình cảm, quan điểm cá nhân vào CV xin việc. Đơn giản như trong bản CV bạn không nên đưa ra nhận xét hay quan điểm cá nhân kiểu như: Trong công việc tôi luôn là người thẳng thắn, ghét hành động ghen tị ganh đua hay thậm chí khi vào làm tôi không gây mâu thuẫn với đồng nghiệp …

5. Trình bày dài dòng
Bạn đừng lầm tưởng trình bày nội dung CV chuyên nghiệp lan man và dài dòng là một. Thực tế trong bản CV chuyên nghiệp dài dòng là không chấp nhận được. Vì thế hãy làm nổi bật những yếu tố bạn có nhà tuyển dụng cần và không nên trình bày nội dung CV quá 2 mặt giấy A4.

6. Không định hướng công việc
Một điều dễ hiểu nữa là định hướng công việc đặc biệt là đối với những sinh viên mới ra trường khi chưa xác định được công việc cụ thể nào mà cứ gửi một đống CV xin việc tới những nhà tuyển dụng đăng tin tuyển dụng. Thay vì thế hãy giành nhiều thời gian chắt lọc công việc để tìm kiếm một công việc phù hợp nhất để gửi CV xin việc.

7. Sử dụng mẫu CV không đúng
Lý do nữa bạn gặp vấn đề là với mẫu CV chuyên nghiệp. Thông thường ta thường lấy một mẫu CV chuẩn để viết lại theo mẫu đó nhưng bạn lại chọn không đúng mẫu CV xin việc. Vì thế hãy chọn mẫu CV phù hợp nhất cho công việc của bạn gửi tới nhà tuyển dụng để tăng cơ hội nhận đi phỏng vấn.

8. Gửi CV xin việc không có mục tiêu rõ ràng
Điểm cuối cùng trong mẫu CV chuyên nghiệp là bạn xác định rõ mục tiêu trong công việc khi gửi tới nhà tuyển dụng và cho họ thấy họ cần những gì bạn có. Đừng khiến cho mọi người nghi ngờ và đặt câu hỏi về CV được gửi đến. Hãy làm cho mọi thứ rõ ràng ngay từ đầu. Ngoài ra, bất cứ thành công nào cũng cần có sự đầu tư về thời gian và công sức. Bạn sẽ không thành công nếu gửi cùng một CV cho nhiều nhà tuyển dụng khác nhau. Cho dù là cùng một lĩnh vực hay vị trí, mỗi nhà tuyển dụng và công ty đều có những đặc điểm khác nhau.

** 11 “quy tắc tam suất” của CV xin việc thành công:
Nhà tuyển dụng thường nhận được khối lượng lớn các đơn thư cho từng vị trí tuyển dụng , bạn cần phải chắc cú rằng thư xin việc của bạn tạo được hay cho lâu dài. Dưới đây là một số nguyên tắc của một mẫu đơn xin việc viết tay mà bạn sẽ cần phải ghi nhớ nếu bạn muốn tăng thời cơ thành công cho lá thư của mình:

– Súc tích , gói gọn trong một trang A4;

– Dùng cùng một loại giấy trắng chất lượng mà bạn dùng để in CV của bạn;

– Ghi rõ ràng tên người nhận thư là nhà tuyển dụng và địa điểm vị trí công ty.

– Liên tưởng được kỹ năng của bạn với request nghề nghiệp , chứng tỏ tại sao nhà tuyển dụng nên coi xét hồ sơ của bạn;

– Đọc lại nhiều lần trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng – check lại chính tả và ngữ pháp;

– Nếu gửi thư xin việc qua email bạn nên tùy chỉnh sao cho có xác xuất đọc được trên các loại ứng dụng;

– Đặt mình vào vị trí người đọc để Xếp đặt văn bản sao cho có cảm tình , hợp lý và ấn tượng nhất.

– Chắc cú rằng bạn viết đúng tên công ty và các đặc điểm quan yếu khác liên tưởng đến công ty;

– Lại đọc lại và bỏ đi bất kỳ lời nói hoặc câu văn nào không cần thiết;

– Nếu gửi bằng điện tử , paste thẳng content thư vào email chứ không nên tạo tệp tin đính kèm để tránh bị người nhận bỏ sót hoặc bị các bộ lọc cho vào mail rác;

– Dùng ngôn từ của riêng bạn , tránh những lời nói không có nội dung gì copy trên mạng.


Nguồn: daotaoketoanhcm.com
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top