Cách tính lương hưu mới theo Luật bảo hiểm xã hội 2014

Thân Tiếng Trung

Member
Moderating
Hội viên mới
Cách tính lương hưu mới theo Luật bảo hiểm xã hội 2014
Bên cạnh việc nhận tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng thì chắc hẳn nhiều người lao động cũng sẽ quan tâm mình sẽ nhận được gì khi về hưu sau nhiều năm đóng BHXH. Bài viết này sẽ tổng hợp ngắn gọn về lương hưu theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2016.

Chú thích một số từ viết tắt trong bài:

- NLĐ: người lao động. - NSDLĐ: người sử dụng lao động.

- BHXH: bảo hiểm xã hội. - HĐLĐ: hợp đồng lao động.

- CAND: Công an nhân dân. - QĐND: Quân đội nhân dân.

1. Điều kiện hưởng lương hưu

(Lưu ý nhóm NLĐ được đề cập ở đây là nhóm NLĐ tham gia BHXH bắt buộc)

* Nhóm NLĐ gồm:

+ Làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ, có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.

+ Cán bộ, công chức, viên chức.

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

- Trừ trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

+ NLĐ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.


+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
* Nhóm NLĐ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp:

+ Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác.

+ Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Mức lương hưu hàng tháng

(Lưu ý để được hưởng các mức lương này, NLĐ phải thuộc trường hợp nêu trên)

- Từ 01/01/2016 đến trước 01/01/2018:

Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ.

Mức lương hưu hàng tháng tối đa = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trong đó: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:

* Nhóm NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mốc thời gian tham gia BHXH

Tính bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu

Trước 01/01/1995

05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Trong khoảng thời gian từ 01/01/1995 đến 31/12/2000

06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Trong khoảng thời gian từ 01/01/2001 đến 31/12/2006.

08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Trong khoảng thời gian từ 01/01/2007 đến 31/12/2015

10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019

15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024

20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Từ 01/01/2025 trở đi

Toàn bộ thời gian



* Nhóm NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định:

Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

* Nhóm NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định:

Tính bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH chung của các thời gian.

- Từ 01/01/2018:

Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH:

Năm nghỉ hưu 2018 2011 2020 2021 2022 trở đi

Lao động nam 16 năm 17 năm 18 năm 19 năm 20 năm

Lao động nữ 15 năm

Sau đó cứ thêm mỗi năm, được tính thêm 2% cho cả lao động nam và lao động nữ.

Mức lương hưu hàng tháng tối đa = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Mức lương hưu hàng tháng trong trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 2%. (Trước đây chỉ giảm 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp này)

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi.

- Đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi:

Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Từ 16 – 20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất = mức lương cơ sở, trừ lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi.




3. Trợ cấp một lần

- NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

4. Bảo hiểm xã hội 01 lần

- NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có yêu cầu thì được hưởng BHXH 01 lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định nêu trên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

+ Ra nước ngoài để định cư.

+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế. (Trước đây không quy định nội dung này)

+ Trường hợp người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

- Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.

+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Mức hưởng BHXH 01 lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ người đang bị mắc 01 trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định Bộ Y tế.

Thời điểm tính hưởng BHXH một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan BHXH.

Cập nhật @Thân Tiếng Trung
 
ui khó hiểu quá vì nó lằng nhằng em có ví dụ cụ thể như thế này anh chị tính luôn trên thực tế cho em và mọi người cùng hiểu ạ, anh A có tham gia BHXH tự nguyện mỗi tháng anh ấy chọn mức bình quân là 550ngan/tháng vậy sau 20 năm anh ấy được hưởng lương bao nhiêu và tính như thế nào ạ?
 
Bạn phải xác định là người đó tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyên từ năm nào và mức lương làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là bao nhiều vì:
Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định nhân với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội:

- Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 bằng 16%;

- Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 18%;

- Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 20%;

- Từ tháng 1 năm 2014 trở đi bằng 22%.

Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung, được xác định bằng công thức:

Mức thu nhập tháng = Lmin + m x 50.000(đồng/tháng)

Trong đó:

Lmin: là mức lương tối thiểu chung.

m: là mức người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn để đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, là số nguyên lớn hơn hoặc bằng không (ví dụ: 0, 1, 2, 3, 4…..)

Mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm được hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tử tuất một lần.
Sau khi xác định xong, bạn căn cứ vào đó để tính lương bình quân đóng BHXH.
Ví dụ:
Tham gia bảo hiềm xã hội từ năm từ 01/01/1996 đến năm 01/01/2016 là người này vừa đủ 20 và đủ 60 tuổi. Do tham gia bảo hiểm có 20 nên được hưởng 55% lương đóng bao hiểm xã hội bình quân của 6 năm trước khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, Mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm được hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tử tuất một lần. Cụ thể, theo thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu, BHXH 01 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 01 lần, từ 01/01 – 31/12/2015, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Mức điều chỉnh 1.68 1.57 1.44 1.21 1.11 1.04 1.00 1.00
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top