Theo mình thì mỗi ngành có một đặc trưng riêng, nhưng về công tác tổ chức việc tính giá thành thì có những điểm tương đồng. Có 3 điểm quan trọng cần xác định rõ trước khi tổ chức công tác tính giá thành
Thứ nhất: Đối tượng tập hợp chi phí?
Thứ 2: Phương pháptính chi phí sản phẩm dở dang
Thứ 3: Lựa chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ
Mình sẽ trình bày từng vấn đề nhé
Về đối tượng tập hợp chi phí, đầu tiên cần xác định quy trình tính giá thành ( các bước/ công đoạn sản xuất) tập hợp thành các trung tâm chi phí từ đó lựa chọn phương pháp phân bổ phù hợp.
VD. Công ty nhựa mình tư vấn có 4 bước trong công đoạn sản xuất
B1. Mua nắp chai nhựa, nhựa ve chai...để tạo hạt nhựa phế sau đó trộn chung với hạt nhựa tốt để giảm giá thành
B2. Nhuộm màu cho hạt nhựa
B3. Đổ vào khuôn tạo thành các bán thành phẩm (Vd. Cánh cửa, chân ghế, thùng, nắp thùng....)
B4. Làm gọn ( cắt các rãnh nhựa dư...) và ráp lại thành thành phẩm...
Như vậy, tạm thời có 4 công đoạn - > 4 trung tâm chi phí và 4 đối tượng tính giá thành. Các chi phí sẽ được tập hợp các trung tâm chi phí này
Vấn đề 2: Xác định giá trị dở dang, về vấn đề nay bạn xem tài liệu mình đính kèm nhé. Thầy viết rất hay và cụ thể
Vấn đề 3: Lựa chọn phương pháp phân bổ
Ở mỗi công đoạn sản xuất các bạn có thể chọn phương pháp phân bổ: Trực tiếp - tỷ lệ - định mức là 3 phương pháp thường được sử dụng nhất.
- Nếu đầu ra ở mỗi công đoạn chỉ có 1 sản phẩm mình thường dùng phương pháp trực tiếp
- Tỷ lệ- cụ thể là phân bổ 622 & 627 thường được mình dùng theo 621 trong những ngày đầu triển khai để có giá thành khi chưa xác định được giờ công giờ máy ( định mức)
- Phương pháp định mức thường được sử dụng để phân bổ 621 trong các công đoạn
Tạm thời vậy nhé, các bạn góp ý thêm, có thời gian mình sẽ minh họa phương pháp xây dựng định mức và các tiêu thức phân bổ bằng số liệu.