Cách Tiếp cận & nhớ các loại thuế suất thuế GTGT

thanhhoa88

New Member
Hội viên mới
I.PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN.


1. Hiểu bản chất của luật thuế GTGT :

- Khái niệm : Là loại thuế gián thu ( Đánh vào hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng cuối cùng )

- Phân loại theo thuế suất thuế GTGT: Đối tượng : Không chịu thuế , Không kê khai không tính nộp thuế, 0%, 5%, 10%.

- Điều kiện khấu trừ thuế GTGT:

1. Có hóa đơn GTGT hợp pháp

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt cho hóa đơn từ 20tr trở lên.

Nguyên tắc điều chỉnh: Kỳ nào vi phạm thì điều chỉnh tại kỳ đó.

- Căn cứ pháp lý :

1. Luật số 13/2008/QH12 : quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng.

2.Thông tư 219/2013/tt-btc : hướng dẫn về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ, hoàn thuế và nơi nộp thuếgiá trị gia tăng.

3.Thông tư 151/2014/tt-btc sửa đổi bổ sung 1 số điều của TT219/2014.

4.Thông tư 26/2015/tt-btc : Sửa đổi, bổ sung 1 số điều của thông tư 219/2013, 1 số điều về Luật quản lý thuế và Hóa đơn.

2. Liên hệ mối liên quan giữa các loại thuế : Ví dụ 1 khoản chi phí sẽ ảnh hưởng đến những loại thuế gì : Chẳng hạn : Chi phí công tác phí, khi nào được tính vào chi phí được trừ thuế TNDN , khi nào bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế Thu nhập cá nhân?. Nắm được mối liên quan giữa các loại thuế và bản chất của các loại thuế, bạn sẽ hiểu được cần làm gì cho đúng luật .


II. CHI TIẾT TIẾP CẬN : Tiếp cận theo từng loại thuế suất

A. Đối tượng không chịu thuế: Mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế , thì đầu vào không được khấu trừ, trên tờ khai thuế đầu ra kê khai ở chỉ tiêu 1. Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT” trên bảng kê bán ra. ( Phân biệt với mặt hàng chịu thuế suất 0% và mặt hàng thuộc đối tượng không kê khai tính nộp thuế thì đầu vào vẫn được khấu trừ, dù thuế phải nộp đều là 0)

Bản chất là đối với những mặt hàng thiết yếu trong xã hội ( như nông nghiệp, dịch vụ y tế, …) đánh vào đối tượng người nghèo, nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội. Do vậy, đối tượng không chịu thuế được phân loại cụ thể như sau:

1. Sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, Thiết bị nông nghiệp ( thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp như : máy bừa, máy cày…) Riêng thuốc trừ sâu thì không thuộc đối tượng không chịu thuế.

1.1.Sản phẩm nông nghiệp :

+ Sản phẩm từ trồng trọt,chăn nuôi, thủy hải sản – sản phẩm chưa qua chế biến hoặc sơ chế của người trực tiếp sản xuất ( lưu ý về điều kiện được coi là sơ chế trong thông tư 219).

1.2.Dịch vụ nông nghiệp: Là các dịch vụ liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp: như tưới tiêu, gặt, cày, bừa…

Lưu ý: Các dịch vụ bảo quản sản phẩm nông nghiệp như: Thuốc trừ sâu thì không thuộc đối tượng không chịu thuế).

1.3.Thiết bị nông nghiệp : Là các thiết bị phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất nông nghiệp Tham khảo sanh sách thiết bị không chịu thuế tại Công văn 12848.

1.4. Giống cây trồng vật nuôi : Lưu ý DN phải được cấp phép ( giấy phép con). Và đảm bảo tiêu chuẩn về giống./.

1.5. Phân bón, thức ăn chăn nuôi ( Thay đổi, từ TT219 là 5%, từ thông tư 26 chuyển sang đối tượng không chịu thuế.)

2. Y tế, Giáo Dục.

2.1.Y tế: Bao gồm dịch vụ y tế ( dịch vụ khám chữa bệnh ) .

Lưu ý: Đối với thiết bị y tế đi kèm dịch vụ y tế ( vd thuốc bán theo đơn khám bệnh) thì thuộc đối tượng không chịu thuế. Còn thiết bị y tế riêng biệt thì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế.

Thiết bị y tế : Thuộc đối tượng chịu thuế. ( trừ thiết bị y tế đi kèm với dịch vụ y tế) .

2.2.Giáo dục: Dạy học và dạy nghề đều thuộc đối tượng không chịu thuế. Tuy nhiên điều kiện là phải có giấy phép con về việc được phép tổ chức dạy học, dạy nghề.

Thiết bị giáo dục: Gồm sách vở thiết yếu dưới bậc THPT đều thuộc đối tượng ko chịu thuế. Nhưng giáo trình , sách tham khảo thì vẫn chịu thuế bình thường ^^

3. Các hoạt động tài chính : Quy định tại khoản 8, điều 14 thông tư 219

3.1.Tài sản đảm bảo : ví dụ , tài sản đảm bảo tại ngân hàng,


4. Chuyển nhượng vốn, chứng khoán

5. Đối tượng khác:

+ Tài nguyen khoáng sản chưa chế biến thành sản phẩm khác khi xuất khẩu ( vd : khoáng sản thô ..)

Trường hợp chế biến thì tỷ lệ chế biến phải thỏa mãn:

(Giá trị Tài nguyen khoáng sản + CP năng lượng)/ Tổng giá thành >= 51% thì thuộc đối tượng không chịu thuế.

+ sản phẩm nhân tạo ( bộ phận con người ) như chân tay giả…

+ Cá nhân kinh doanh từ dưới 100tr

+ Chuyển giao công nghệ , dịch vụ phần mềm, tạm nhập tái xuất : Thuộc đối tượng không chịu thuế

+ Chuyển quyền sử dụng đất

+ Vũ khí an ninh quốc phòng.


B. Đối tượng không kê khai , tính nộp thuế

1. Bản chất :

+ Là đối tượng không phải xuất hóa đơn thì không phải kê khai, tính nộp thuế.

+ Được khấu trừ đầu vào

+ Không phát sinh thêm nghĩa vụ thuế phải nộp

+ Mục đích: Đơn giản hóa thủ tục cho Doanh Nghiệp

+ VAT dùng chung cho hoạt động chịu thuế và hoạt động ko kê khai tính nộp thuế thì phải phân bổ hàng kỳ khi kê khai tính nộp thuế( thông thường phân bổ theo tỷ lệ doanh thu). Cuối năm, căn cứ vào doanh thu thực tế phát sinh phân bổ lại 1 lần nữa. Chênh lệch điều chỉnh vào chỉ tiêu 37, 38 kỳ hiện tại.

2. Các đối tượng không kê khai, tính nộp thuế : Tại điều 5 TT219/2012/TT_BTC

2.1.Các khoản thu về bồi thường bằng tiền : ví dụ tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển quyền phát thải, bồi thường vi phạm hợp đồng

Lưu ý: Phân biệt với khoản tiền hỗ trợ có mục đích. Ví dụ, hỗ trợ 1 khoản tiền 20tr cho Big C để Big C treo 1 baner quảng cáo cho công ty thì khoản tiền này bản chất ko phải hỗ trợ mà là bán hàng. Do vậy, vẫn phải xuất hóa đơn bình thường và ko thuộc đối tượng ko kê khai tính nộp thuế.

“Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.”

Ví dụ : Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng từ doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền trên.

2.2.Các khoản thu tài chính khác : Lãi trả chậm, trả góp: Lưu ý hóa đơn xuất ra không được ghi phần lãi trả chậm trả góp. Mà vẫn ghi theo giá bán thông thường. Phần lãi trả chậm trả góp thuộc đối tượng ko kê khai tính nộp thuế.

+ Trường hợp lãi của khoản đặt cọc thực hiện hợp đồng cũng thuộc đối tượng ko kê khai tính nộp thuế.

+ Tổ chức cá nhân không kinh doanh khi bán tài sản : bản chất khi cá nhân ko kinh doanh mà bán tài sản ( kiểu mua dùng rồi bán lại, ko có mục đích kinh doanh) thì k có khả năng xuất hóa đơn, do đó thuộc đối tượng ko kê khai tính nộp thuế. Khi mua hàng hóa của các đối tượng này được phép lập bảng kê.

2.3.Tổ chức , cá nhân mua dịch vụ của tổ chức cá nhân nước ngoài không kinh doanh tại Việt Nam ( chú ý: Nếu mua hàng hóa thì áp dụng thuế suất 0%)

2.4.Chuyển nhượng Tài sản cố định .

Điều kiện: + Tính thuế GTGT theo PP khấu trừ.

+ Sản xuất mặt hàng kin doanh chịu thuế.

+ Công ty mẹ con ( sở hữu 100% vốn của nhau)


Đối với TSCĐ: đã sử dụng, đã trích khấu hao và không đánh giá lại tài sản.

2.5.Các khoản thu hộ, chi hộ không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh:

TH1: Chi Hộ .

Ví dụ : A1 : là người bán

B là người chi hộ ,

A là người mua


Thì: B ( người chi hộ ) có nhiệm vụ:

1. Chi tiền cho người bán hộ bên A

2. Tập hợp chứng từ đầu vào cho A

3. Đề nghị thanh toán & bảng kê chi tiền & xuất hóa đơn hoa hồng cho A

Nhiệm vụ của A gồm:

1. Nhận chứng từ từ bên bên B gửi sang.

2. Trả tiền hoa hồng & tiền bên B đã chi hộ cho mình.

Lưu ý: Về bản chất, bên B không sản xuất kinh doanh, mà chỉ đứng trung gian chi hộ cho A , do vậy, hóa đơn bên B xuất ra thuộc đối tượng không kê khai tính nộp thuế.

TH2: Thu hộ

A1 : Là người mua

B là người thu hộ , A là người bán . Thì

Trách nhiệm của bên B ( bên thu hộ) gồm:

1. Tập hợp chứng từ

2. Thu tiền của người mua

3. Xuất hóa đơn cho người mua ( để người mua lấy căn cứ khấu trừ đầu vào )

4. Trả tiền cho người bán

5. Xuất hóa đơn hoa hồng cho người bán A ( bản chất để người bán có căn cứ kê khai đầu ra) .


Như vậy, về bản chất, Bên B chỉ là bên trung gian , hóa đơn bên B xuất cho người mua để người mua lấy căn cứ ghi nhận đầu vào, hóa đơn B xuất cho ng bán để người bán lấy căn cứ ghi nhận doanh thu. Còn bản thân B ( người thu hộ) ko có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa này, nên hóa đơn của B, tại công ty B thuộc đối tượng không kê khai tính nộp thuế.


C. Đối tượng hưởng thuế suất 0% : Bản chất là sự ưu đãi của nhà nước, khuyến khích các hoạt động này

Điều kiện hưởng thuế suất 0% gồm:

1. Phải có Hợp đồng

2. Có tờ khai hải quan ( điều kiện quan trọng nhất chứng minh có xuất khẩu)\

3. Chứng từ thanh toán

Hóa đơn thương mại là căn cứ để hoàn thuế đầu vào, chứ không là điều kiện bắt buộc để hưởng thuế suất 0%

Trường hợp DN vừa xuất khẩu vừa bán trong nước, thì khi xuất khẩu thuế suất 0%, khi bán trong nước áp thuế suất 10%

1.Hàng hóa xuất khẩu

a. Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài : Dùng hóa đơn thương mại ( Invoice)

b. Ủy thác xuất khẩu : Dùng hóa đơn GTGT thông thường

c. Hàng hóa giao nhân ngoài Việt Nam ( không quan tâm đến chủ thể hợp đồng. Ví dụ 2 ông cùng ở Việt Nam nhưng ký hđ hàng hóa giao nhận ngoài VN thì vẫn thuộc đối tượng hưởng thuế suất 0%) : Dùng hóa đơn GTGT thông thường

d. Hàng hóa xuất khẩu vào khu phi thuế quan

2. Hàng hóa coi như xuất khẩu :

2.1.Hàng xuất khẩu tại chỗ : điều kiện : phải có tờ khai hải quan + hợp đồng + chứng từ thanh toán

2.2. Gia công chuyển tiếp: Là quá trình bổ sung chi phí vào để hoàn thành sản phẩm và chuyển cho các bên khác làm tiếp . Trường hợp này trên biên bản giao hàng phải có xác nhận của hải quan. ( Phiếu chuyển giao )- tham khảo Điều 17, khoản C, thông tư 219.

3. Hàng mang ra tham dự hội chợ triển lãm ở nước ngoài

ĐK: Giấy mời / thông báo

- Mở tờ khai hải quan xuất khẩu : xác định số lượng hàng và giá trị hàng mang đi ( theo giá thị trường)

TH hàng mang đi bán được tại nước ngoài: Về VN phải nộp vào tk của công ty, được coi như chứng từ thanh toán.

TH hàng bị mất: phải có xác nhận của địa phương nơi tổ chức sự kiện

Hàng hết date, hư hỏng… phải có căn cứ chứng minh, : Làm cam kết về số lượng sản phẩm bị hỏng … ( dựa vào đặc tính của sản phẩm)

4.Dịch vụ xuất khẩu : Đặc điểm : Thời gian cung cấp và sử dụng dịch vụ là đồng thời

Điều kiện: Hơp đồng và chứng từ thanh toán

Note: Trong thời gian diễn ra dịch vụ, Doanh Nghiệp cung cấp dịch vụ không được có cơ sở thường trú tại Việt Nam

5.Các trường hợp khác :

+ Vận tải quốc tế

+ Dịch vụ hàng không

+ Dịch vụ khác….

D. Đối tượng chịu thuế suất 5% : Quy định chi tiết tại Điều 10 TT219/2013/tt-btc gồm

1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt ( các loại nước ngầm, khoan.. ) Chú ý không bao gồm nước đóng chai , nước giải khát ( vẫn chịu thuế suất 10% bình thường)

2. Phân bón, quặng để sản xuất phân bón ( Liên hệ với đối tượng phục vụ nông nghiệp không chịu thuế ở phần đầu)

3. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác theo quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm và các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi.

4. . Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu.

5. Thiết bị y tế ,

6. Đường, phụ phẩm trong đường

7. Sản phẩm bằng đay, tre, mây. Ví dụ chổi…

8. Các TH khác tham khảo thêm tại Điều 10 TT219.


E. Đối tượng chịu thuế 10 % :

Trừ các đối tượng nêu trên, còn lại thì sẽ chịu thuế suất 10%
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top