Cách hạch toán khi kiểm kê phát hiện thừa, thiếu hàng hóa, NVL

LeThuyNgan

Member
Hội viên mới
Bài viết dưới đây hướng dẫn các bạn cách xử lý khi hàng hóa thừa – thiếu, các bạn tham khảo nhé.

1. Cách hạch toán khi kiểm kê phát hiện thiếu

a. Căn cứ vào biên bản kiểm kê hàng:

Nợ TK 138(1): Giá trị hàng thiếu

Có TK 152, 153, 155, 156:

b. Khi có quyết định xử lý hàng thiếu (không xác định được nguyên nhân), căn cứ vào quyết định:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý (Nếu hàng thiếu trong định mức)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Nếu vượt ngoài định mức), (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại sau khi trừ số thu bồi thường)

Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)

Có TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý).

kiểm tra hang hoa.jpg

2. Cách hạch toán khi kiểm kê phát hiện thừa

a. Căn cứ vào biên bản kiểm kê:

- Nếu đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào nguyên nhân thừa để ghi sổ.

- Nếu chưa xác định được nguyên nhân thì phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị Hàng hóa, NVL, CCDC, Thành phẩm thừa:

Nợ TK 152, 153, 155, 156:

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết).

b. Khi có quyết định xử lý hàng thừa (ghi tăng thu nhập khác hoặc ghi giảm giá vốn):

Nợ TK 338(1):

Có TK 711, 632:

Có các TK liên quan.

* Trường hợp bị đóng mã số thuế, doanh nghiệp không được thực hiện những hoạt động sau:

– Không được xuất hóa đơn bán hàng hóa

– Không nộp được tờ khai thuế

– Không nộp được báo cáo sử dụng hóa đơn

– Không nộp được các loại thuế theo hình thức nộp qua mạng

– Bị thu hồi giấy phép kinh doanh

* Cách xử lý khi bị đóng mã số thuế:

– Tìm hiểu lý do bị đóng mã số thuế

– Khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến bị đóng mã số thuế (thay đổi trụ sở nếu không hoạt động tại trụ sở, nộp đầy đủ các loại tờ khai theo quy định)

– Gửi công văn xin mở mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thế sẽ lập biên bản vi phạm đối với người nộp thuế và ra quyết định phạt đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế (mức phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm của người nộp thuế)

– Sau khi người nộp thuế chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện các thủ tục mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp.

Nguồn: Internet
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top