Cách hạch toán chênh lệch tỉ giá

Thích Đủ Thứ

Member
Hội viên mới
Mọi người cho mình hỏi, trường hợp công ty mình phát sinh các nghĩa vụ nợ phải trả, các khoản phải thu và tình hình thanh toán bằng ngoại tệ diễn ra liên tục, tần suất nhiều. Việc hạch toán chênh lệch tỉ giá theo chế độ thì không có vấn đề gì nhưng việc theo dõi các tỷ giá ghi sổ như vậy rất khó khăn vì nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ phát sinh nhiều. Vì vậy mình có thể hạch toán tất cả các nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ theo tỉ giá thực tế ngày phát sinh được không? Cuối kỳ các TK phải thu, phải trả, tiền... này mà có số dư do chênh lệch tỉ giá thì mình sẽ kết chuyển phần chênh lệch tỉ giá đó sang 635 hoặc 515. Như vậy từng nghiệp vụ thanh toán các khoản công nợ sẽ ko phát sinh lỗ, lãi tỉ giá mà việc xác định lỗ, lãi tỉ giá sẽ được xác định vào cuối kỳ.

----> Cho mình hỏi làm như vậy được không? Nhược điểm của nó là gì?
 
Ðề: Cách hạch toán chênh lệch tỉ giá

Mọi người cho mình hỏi, trường hợp công ty mình phát sinh các nghĩa vụ nợ phải trả, các khoản phải thu và tình hình thanh toán bằng ngoại tệ diễn ra liên tục, tần suất nhiều. Việc hạch toán chênh lệch tỉ giá theo chế độ thì không có vấn đề gì nhưng việc theo dõi các tỷ giá ghi sổ như vậy rất khó khăn vì nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ phát sinh nhiều. Vì vậy mình có thể hạch toán tất cả các nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ theo tỉ giá thực tế ngày phát sinh được không? Cuối kỳ các TK phải thu, phải trả, tiền... này mà có số dư do chênh lệch tỉ giá thì mình sẽ kết chuyển phần chênh lệch tỉ giá đó sang 635 hoặc 515. Như vậy từng nghiệp vụ thanh toán các khoản công nợ sẽ ko phát sinh lỗ, lãi tỉ giá mà việc xác định lỗ, lãi tỉ giá sẽ được xác định vào cuối kỳ.

----> Cho mình hỏi làm như vậy được không? Nhược điểm của nó là gì?

giả sử
đầu kỳ có số dư tk 1112: 1.700tr, tk 007- tại quỹ : 100.000USD
trong kỳ có nghiệp vụ phát sinh
trả nợ người bán: 95.000USD, tỉ giá ngày trả nợ là 17.900/USD
trả nợ tiếp: 5.000USD, tỉ giá ngày trả: 17.600/USD.
nếu bác hạch toán như bác nói ở trên thì sau khi trả nợ người bán đầu tiên thì trong tk 1112 đã hết xiền (bị âm), mà ngoại tệ vẫn còn 5.000USD, sau đó bác trả nợ tiếp, thì tk 1112 dư có (mà bình thường chỉ đc dư nợ) vậy hạch toán làm sao đây?
 
Ðề: Cách hạch toán chênh lệch tỉ giá

giả sử
đầu kỳ có số dư tk 1112: 1.700tr, tk 007- tại quỹ : 100.000USD
trong kỳ có nghiệp vụ phát sinh
trả nợ người bán: 95.000USD, tỉ giá ngày trả nợ là 17.900/USD
trả nợ tiếp: 5.000USD, tỉ giá ngày trả: 17.600/USD.
nếu bác hạch toán như bác nói ở trên thì sau khi trả nợ người bán đầu tiên thì trong tk 1112 đã hết xiền (bị âm), mà ngoại tệ vẫn còn 5.000USD, sau đó bác trả nợ tiếp, thì tk 1112 dư có (mà bình thường chỉ đc dư nợ) vậy hạch toán làm sao đây?

Làm như thế sẽ sảy ra các trường hợp 112-ngoại tệ có thể dư có. 331-ctiết A,B,C có số dư mà thực tế là ko còn nợ nần gì nữa. Nhưng cuối kỳ mình kết chuyển phần chênh lệch tỉ giá sang 653 hoặc 515 và vẫn đảm bảo khi lập báo cáo vẫn phản ánh đúng số dư thực tế của các TK đồng thời lãi ròng chênh lệch tỉ giá là không thay đổi so với việc hạch toán theo chế độ.
Việc số dư như vậy là một hạn chế nhưng lại không phải theo dõi tỉ giá ghi sổ.
 
Ðề: Cách hạch toán chênh lệch tỉ giá

Làm như thế sẽ sảy ra các trường hợp 112-ngoại tệ có thể dư có. 331-ctiết A,B,C có số dư mà thực tế là ko còn nợ nần gì nữa. Nhưng cuối kỳ mình kết chuyển phần chênh lệch tỉ giá sang 653 hoặc 515 và vẫn đảm bảo khi lập báo cáo vẫn phản ánh đúng số dư thực tế của các TK đồng thời lãi ròng chênh lệch tỉ giá là không thay đổi so với việc hạch toán theo chế độ.
Việc số dư như vậy là một hạn chế nhưng lại không phải theo dõi tỉ giá ghi sổ.

nếu thế thì bác phải theo dõi nghiệp vụ nào là trả bằng ngoại tệ, nv nào thanh toán bằng vnd, nếu không sẽ khó theo dõi những khoản mà khách hàng ứng trước hoặc ứng trước cho người bán....khi kết chuyển lại kết chuyển hết thì khổ lắm... em thấy nên hạch toán như trước thì hơn...:demtien::demtien:
 
Ðề: Cách hạch toán chênh lệch tỉ giá

Mọi người cho mình hỏi, trường hợp công ty mình phát sinh các nghĩa vụ nợ phải trả, các khoản phải thu và tình hình thanh toán bằng ngoại tệ diễn ra liên tục, tần suất nhiều. Việc hạch toán chênh lệch tỉ giá theo chế độ thì không có vấn đề gì nhưng việc theo dõi các tỷ giá ghi sổ như vậy rất khó khăn vì nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ phát sinh nhiều. Vì vậy mình có thể hạch toán tất cả các nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ theo tỉ giá thực tế ngày phát sinh được không? Cuối kỳ các TK phải thu, phải trả, tiền... này mà có số dư do chênh lệch tỉ giá thì mình sẽ kết chuyển phần chênh lệch tỉ giá đó sang 635 hoặc 515. Như vậy từng nghiệp vụ thanh toán các khoản công nợ sẽ ko phát sinh lỗ, lãi tỉ giá mà việc xác định lỗ, lãi tỉ giá sẽ được xác định vào cuối kỳ.

----> Cho mình hỏi làm như vậy được không? Nhược điểm của nó là gì?
Theo mình nếu công ty bạn mà cường độ giao dịch nhiều đến ngoại tệ thì bạn nên dùng phương pháp giá hạch toán để ghi sổ. Giá hạch toán là phương pháp dùng đúng 1 giá để ghi sổ ngoại tệ, ko phụ thuộc vào giá thực tế.(Áp dụng khi sự biến động về ngoại tệ ko lớn và ko thường xuyên)
Như vậy sẽ tránh phải mất công tính toán nhiều lần mà đến cuối kì mới phải hạch toán số chênh lẹch giữa giá hạch toán và giá thực tế của ngoại tệ.. Chỉ tính toán việc chênh lệch giá vào cuối kì thôi và ko cho vào 635 or 515 mà cho vào 413.
Nhược điểm của nó là ko phản ánh kịp thời giá trị của ngoại tệ mà phải đợi đến cuối kì mới đc phản ánh.
Còn như bạn Phuongthu nói thì đấy là bạn dùng giá thực tế để ghi sổ và số chênh lệch đấy sẽ đc hạch toán vào 515 or 635.
Nhược điểm: Phải tính toán nhiều lần --> dễ dẫn đến sai sót trong quá trình ghi sổ.
Vì có 2 cách để ghi sổ đối với ngoại tệ mà. Bạn dùng cách nào cũng đc.
 
Ðề: Cách hạch toán chênh lệch tỉ giá

Mọi người cho mình hỏi, trường hợp công ty mình phát sinh các nghĩa vụ nợ phải trả, các khoản phải thu và tình hình thanh toán bằng ngoại tệ diễn ra liên tục, tần suất nhiều. Việc hạch toán chênh lệch tỉ giá theo chế độ thì không có vấn đề gì nhưng việc theo dõi các tỷ giá ghi sổ như vậy rất khó khăn vì nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ phát sinh nhiều. Vì vậy mình có thể hạch toán tất cả các nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ theo tỉ giá thực tế ngày phát sinh được không? Cuối kỳ các TK phải thu, phải trả, tiền... này mà có số dư do chênh lệch tỉ giá thì mình sẽ kết chuyển phần chênh lệch tỉ giá đó sang 635 hoặc 515. Như vậy từng nghiệp vụ thanh toán các khoản công nợ sẽ ko phát sinh lỗ, lãi tỉ giá mà việc xác định lỗ, lãi tỉ giá sẽ được xác định vào cuối kỳ.

----> Cho mình hỏi làm như vậy được không? Nhược điểm của nó là gì?

mình hỏi bạn chút nha, cái đoạn màu đỏ đó, cái tỷ giá cuối kỳ bạn lấy tỷ giá nào? cái tỷ giá này có giống với tỷ giá nhận nợ, trả nợ không? giả sử trong quá trình thanh toán công nợ có chênh lệch tỷ giá tại thời điểm trả nợ và thời điểm nhận nợ vậy bạn phải phản ánh nó thế nào khi vào sổ? trong khi đó cuối niên độ kế toán bạn phải thuyết trình thế nào trong báo cáo tài chính cho phù hợp với cái phương pháp xuất quỹ ngoại tệ ?
 
Ðề: Cách hạch toán chênh lệch tỉ giá

Theo mình nếu công ty bạn mà cường độ giao dịch nhiều đến ngoại tệ thì bạn nên dùng phương pháp giá hạch toán để ghi sổ. Giá hạch toán là phương pháp dùng đúng 1 giá để ghi sổ ngoại tệ, ko phụ thuộc vào giá thực tế.(Áp dụng khi sự biến động về ngoại tệ ko lớn và ko thường xuyên)
Như vậy sẽ tránh phải mất công tính toán nhiều lần mà đến cuối kì mới phải hạch toán số chênh lẹch giữa giá hạch toán và giá thực tế của ngoại tệ.. Chỉ tính toán việc chênh lệch giá vào cuối kì thôi và ko cho vào 635 or 515 mà cho vào 413.
Nhược điểm của nó là ko phản ánh kịp thời giá trị của ngoại tệ mà phải đợi đến cuối kì mới đc phản ánh.
Còn như bạn Phuongthu nói thì đấy là bạn dùng giá thực tế để ghi sổ và số chênh lệch đấy sẽ đc hạch toán vào 515 or 635.
Nhược điểm: Phải tính toán nhiều lần --> dễ dẫn đến sai sót trong quá trình ghi sổ.
Vì có 2 cách để ghi sổ đối với ngoại tệ mà. Bạn dùng cách nào cũng đc.

Bạn xem lại PP giá hạch toán.
Khối lượng tính toán cũng không hơn kém nhau bao nhiêu.
PP giá hạch toán chỉ làm cho phần VND của các khoản nợ, ngoại tệ tại quỹ và TGNH bằng ngoại tệ là đồng đều nhau mà thôi.
Mỗi khi từ tiền VND chuyển sang ngoại tệ và ngược lại thì sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá và phải ghi 515 hoặc 635 ngay (không phải là chờ cuối kỳ mới tính lại và cho vào 413 đâu).
TK413 là khoản đánh giá lại cuối năm (chênh lệch chưa thực hiện).

PP giá hạch toán có ưu điểm là: kiểm tra sự chính xác số VND sẽ đơn giản hơn ở các TK công nợ và vốn bằng tiền ngoại tệ.
(Tấ cả các TK đó ghi cùng 1 đơn giá).
Nhưng bù lại sẽ phải thường xuyên ghi nhận 515 và 635 hơn là PP giá thực tế.
 
Ðề: Cách hạch toán chênh lệch tỉ giá

nếu thế thì bác phải theo dõi nghiệp vụ nào là trả bằng ngoại tệ, nv nào thanh toán bằng vnd, nếu không sẽ khó theo dõi những khoản mà khách hàng ứng trước hoặc ứng trước cho người bán....khi kết chuyển lại kết chuyển hết thì khổ lắm... em thấy nên hạch toán như trước thì hơn...:demtien::demtien:

em lấy ví dụ đơn giản như thế này nhé...
giả sử cty có tình hình nợ phải thu của khách hàng A như sau:
dư đầu kỳ tk 131-A: 10.000USD; tỉ giá lúc nhận nợ 17.000/USD -> 170.000.000vnd
trong kỳ khách hàng A trả nợ 10.000USD; tỉ giá trong ngày là 17.500/USD -> 175.000.000vnd
vài ngày sau khách hàng A đặt trước tiền mua hàng 3.000USD; tỉ giá là 17.200/USD.
số dư cuối kỳ bên có tk 131-A: 56.600.000vnd.
vậy thì làm sao bác phân biệt đc đâu là chênh lệch tỉ giá và khách hàng ứng trước nếu không theo dõi cẩn thận hơn....--> còn rắc rối hơn là phản ánh chênh lệch ngay khi nó phát sinh....
 
Ðề: Cách hạch toán chênh lệch tỉ giá

cty mình có nhập khẩu một lô hàng trị giá 7000USD, lần 1 cty trả trước 2500USD với tỷ giá 20.900VNĐ/USD lần 2 trả nốt 4500USD tỷ giá 20920VND/USD hàng đã nhập về thuế NK hết 8.700.000 thuế GTGT hết 9.100.000 chi phí các loại tại cửa khẩu hết 26.000.000. Qua những số liệu trên mọi người chỉ giúp mình cách hạch toán từng bước chi tiết với. đây là lần đầu tiên bên mình nhập khẩu mình hạch toán rồi nhưng vẫn thấy xao xao ấy. rất mong được mọi người giúp đỡ tận tình. xin cảm ơn.
Chứng từ NK mình đã có tờ khai.bill of lading. invoi. packinglist như vậy đã đủ chưa vậy
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top